9 tháng đầu năm 2023, công tác chuyển đối số đạt được nhiều kết quả tích cực ​
Lượt xem: 552

Trong 9 tháng đầu năm 2023, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnhtiếp tục được tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, qua đó đã đạt được một số kết quả quan trọng, tạo nền tảng để tổ chức triển khai thực hiện công cuộc chuyển đổi số của tỉnh trong thời gian tiếp theo.

 

anh tin bai

Chuyển đổi số xu hướng toàn cầu hóa

 Xác định Chuyển đổi số là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh đã ban hành nhiều Quyết định, kế hoạch, văn bản chỉ đạo triển khai trong lĩnh vực chuyển đổi số, trong đó giao nhiệm vụ cho các cấp, các ngành triển khai các nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi số theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, hưỡng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành Trung ương, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn của địa phương.

 Tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch duy trì hoạt động ổn định và nâng cấp Cổng Du lịch thông minh (caobangtourism.vn); phát triển ứng dụng du lịch thông minh trên smartphone (app Cao Bang Tourism) với các tiện ích tra cứu bản đồ, tìm thông tin chính xác về các địa điểm, lập trình tự động theo nhu cầu, đặt dịch vụ khách sạn, nhà hàng dễ dàng… Đồng  thời, đã đưa 07 khu, điểm du lịch nổi bật  của tỉnh vào thử nghiệm số hoá VR360 (du lịch ảo hoá và thuyết minh ảo) trên  Cổng Du lịch thông minh của tỉnh. Đây là công nghệ mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm sâu, có thể di chuyển, tương tác vào không gian tạo sự ấn tượng, khai thác thông tin bằng hình ảnh đa chiều. Tổ chức 03 lớp tập huấn cho hơn 150 tổ chức, cá  nhân kinh doanh dịch vụ du lịch về ứng dụng Cổng du lịch thông minh tỉnh Cao Bằng. Từ tháng 05/2023, tất cả các khu, điểm, tổ chức, cá nhân kinh doanh  dịch vụ du lịch đã thực hiện báo cáo thống kê trên Cổng Du lịch thông minh tỉnh Cao Bằng sau khi được hỗ trợ lập tài khoản điện tử và hướng dẫn sử dụng phần mềm. Đến hết tháng 9/2023 Cổng du lịch thông minh tỉnh Cao Bằng đã có trên 2,2 triệu lượt người truy cập. Thường xuyên quảng bá, phát triển du lịch trên trang thông tin điện tử, các nền tảng mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng với nhiều lượt truy cập, tương tác; lượng tin, bài đăng quảng bá với mật độ cao, nội dung phong phú.

 

anh tin bai

Trải nghiệm du lịch bằng công nghệ 360 qua ứng dụng Cổng du lịch thông minh tỉnh

 Hiện nay, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiến hành rà soát các nhiệm vụ cần ưu tiên thực hiện trong năm 2023 và giai đoạn 2024-2025 trong lĩnh vực du lịch theo nhiệm vụ trọng tâm Ủy ban Chuyển đổi số quốc gia giao cho tỉnh Cao Bằng để xem xét, quyết định triển khai. Trong đó, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông) triển khai thí điểm lắp đặt các điểm phát wifi miễn phí, hệ thống camera giám sát tại 02 khu, điểm du lịch (gồm Khu  du lịch thác  Bản  Giốc,  Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó); triển khai Hệ thống số hóa dữ liệu du lịch, thực tế ảo, du lịch trải nghiệm 3D; số hoá di sản văn hoá tỉnh Cao Bằng; phát triển cơ sở dữ liệu bản đồ về du lịch…

 Tập trung phát triển hạ tầng số, chính quyền số: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) cấp tỉnh đã được triển khai (theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin) hoạt động ổn định, đã kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu Quốc gia (NGSP) đáp ứng sẵn sàng khai thác cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư. Mạng truyền số liệu chuyên dùng đã kết nối và giám sát bởi hệ thống giám sát của Cục Bưu điện Trung ương đến 100%  UBND cấp huyện, cấp xã trên toàn tỉnh. Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) tỉnh vẫn tiếp tục được vận hành thử nghiệm với 04 phân hệ (gồm: Giám sát một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội; Giám sát dịch vụ hành chính công; Giám sát thông tin lĩnh vực y tế; Giám sát thông tin du lịch). Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đảm bảo an toàn, an ninh thông tin theo hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, đảm bảo phục vụ tra cứu, xác thực thông tin từ Cổng dịch vụ công và Hệ thống Một cửa điện tử của tỉnh đến hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Kết nối thành công Cổng Dịch vụ công tỉnh và hệ thống Một cửa điện tử tỉnh với Phần mềm dịch vụ công liên thông đối với hai nhóm thủ tục hành chính thiết yếu (Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hỗ trợ chi phí mai táng, trợ cấp mai táng) sau khi đảm bảo các điều kiện về an toàn, an ninh thông tin theo yêu cầu của Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông; Hệ thống định danh và xác thực điện tử; Hệ thống dịch vụ công trực tuyến cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải; cấp, đổi biển hiệu, phù hiệu xe ô tô; Hệ thống phần mềm Đăng ký, giải quyết chính sách trợ giúp xã hội trực tuyến; Hệ thống định danh điện tử VneID để người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử thực hiện các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công tỉnh theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ; Xử lý vướng mắc, khó khăn liên quan đến kết nối giữa Phần mềm một cửa điện tử của tỉnh với Hệ thống thông tin quản lý hộ tịch và Hệ thống quản lý Lý lịch tư pháp dùng chung; Các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh tiếp tục được duy trì  triển khai sử dụng hiệu quả, phục vụ chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số. Trong đó: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành được triển khai sử dụng thống nhất trong tất cả các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã, phục vụ trao đổi văn bản và xử lý công việc, kết nối liên thông 04 cấp (từ Trung ương đến  cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) tại 100% các cơ quan hành chính nhà nước. Tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành đạt 100%. Hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh hoạt động ổn định, phục  vụ hơn 3.900 tài khoản người dùng. Hệ thống  hội  nghị truyền  hình  trực  tuyến được  triển  khai  kết  nối  04 cấp (từ Trung ương đến cấp xã) với 22 điểm cầu cấp tỉnh (UBND tỉnh và các sở, ban,ngành), 10 điểm cầu cấp huyện và 161 điểm cầu cấp xã…

 

anh tin bai

Trung tâm giám sát, điều  hành thông  minh (IOC) vận hành thử nghiệm phân hệ  Giám sát  một  số chỉ tiêu kinh tế - xã hội

 Tính đến tháng 9/2023, Cổng Dịch vụ công tỉnh đang cung cấp 1.517 dịch vụ công  trực tuyến toàn  trình và dịch vụ công trực tuyến một phần (trong đó:271 dịch  vụ công trực tuyến một phần; 1.246 dịch vụ công trực tuyến toàn trình). Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ đạt: 70,34%,  tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến đạt: 52,25%, tỷ số hóa kết quả hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia ghi nhận tỉnh Cao Bằng đạt 57,73.

 Việc tạo lập, phát triển dữ liệu tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo thực hiện, Sở Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với các đơn vị hoàn thành các cơ sở dữ liệu chuyên ngành gồm: Xây  dựng, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu hạ tầng đô thị thành phố và một số cơ sở dữ liệu ngành, lĩnh vực khác dùng chung cấp tỉnh tích hợp trên nền cơ sở dữ liệu nền địa giới.

 Nền tảng công dân số tỉnh Cao Bằng đang được triển khai. Dự kiến hoàn thành trong năm 2023. Toàn tỉnh thành lập 1.462 Tổ công nghệ số cộng đồng với 6.502 thành viên. Chỉ đạo hợp nhất Tổ công nghệ số cộng đồng cấp thôn, xóm, tổ dân phố và Tổ công tác triển khai thực hiện Đề án 06 cấp thôn, xóm, tổ dân phố thành Tổ Chuyển đổi số cộng đồng.

 Về lĩnh vực kinh tế số, xã hội số: Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay có 1.253. Trong đó, số lượng doanh nghiệp nộp thuế điện tử: 1.241 doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử: 1.308 doanh nghiệp. Hoạt động của sàn thương mại điện tử Postmart trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt 1.507 lượt giao dịch, giá trị giao dịch đạt 250 triệu đồng; 221 hộ sản xuất kinh doanh đưa sản phẩm lên sàn; 221 hộ sản xuất kinh doanh được đào tạo, tập huấn, hướng dẫn thực hiện quy trình đóng gói kết nối giao nhận; 39 số/loại sản phẩm được đưa lên sàn. Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác: 365.474 người (67,3%). Tổng số lượt người dân sử dụng dịch vụ mobilemoney: 7.325, lũy kế đến hết tháng 9 đạt: 65.788 (đạt 12,11%). Tỷ lệ dân  số có điện thoại thông minh: 27.900 người; lũy kế đến hết tháng 9 có 469.856 (đạt 86,52%). Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản định danh điện tử đạt: 45,25%. Số lượng hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng cáp quang: 3.689 hộ, lũy kế đến thời điểm báo cáo 66.164 hộ (đạt 46,96%). Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản dịch vụ công trực tuyến đạt: 3,95%. Tỷ lệ dân số có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt: 97,98%. Số thuê bao băng rộng di động có phát sinh lưu lượng (thoại và dữ liệu hoặc dữ liệu): giảm 2.775 thuê  bao, lũy kế đến thời điểm báo cáo có tổng 335.691 thuê bao.

 Công tác an toàn thông tin được triển khai bằng việc sử dụng nền tảng hỗ trợ điều phối, ứng cứu xử lý sự cố có địa chỉ https://Irlab.vn theo hướng dẫn của Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông. Đây là nền tảng nhằm hỗ trợ, phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng của các Đội Ứng cứu sự cố an toàn thông tin. Hệ thống giám sát an toàn thông tin tỉnh Cao Bằng (SOC) được triển khai để giám  sát, phát hiện và cảnh báo sớm, kịp thời các nguy cơ tấn công mạng cho máy tính tại các cơ quan, đơn vị, kết nối chia sẻ thông tin với Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC). Thông qua Hệ thống giám sát của Trung tâm Giám  sát  an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC). Ghi nhận từ đầu năm đến nay, số lượng địa chỉ của các cơ quan nhà nước nằm trong mạng máy tính ma (Botnet) là 03 địa chỉ IP, 1.848 cảnh báo về các hệ thống máy chủ, 757 cảnh báo về các máy tính bị nhiễm mã độc. Hiện nay, Trung tâm dữ liệu của tỉnh được giám sát an toàn thông  tin 24/7 với giải pháp của Viettel.  Đã hoàn thành việc xây dựng hồ sơ đề xuất cấp độ, phương án đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ, thẩm định, phê duyệt cấp độ an toàn thông tin cho 08 hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh gồm: Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành; Hệ thống phần mềm Một cửa điện tử liên thông và Cổng Dịch vụ công tỉnh; Hệ thống Cổng thông tin điện tử tỉnh; Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh; Hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh; Hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh; Trung tâm dữ liệu tỉnh, Hệ thống Cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc tỉnh Cao Bằng. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số được tăng cường, giúp người dân, doanh nghiệp nâng cao nhận thức, hiểu rõ về lợi ích và hiệu quả của việc chuyển đổi số.

 Những tháng cuối năm, UBND tỉnh tiếp tục đẩy nhanh việc xây dụng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành gồm: Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu hạ tầng đô thị thành phố và một số cơ sở dữ liệu ngành, lĩnh vực khác dùng chung cấp tỉnh tích hợp trên nền cơ sở dữ liệu nền địa giới. Tổ chức Hội thảo Chuyển đổi số tỉnh Cao  Bằng năm 2023 theo Kế hoạch. Chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải  pháp về nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh; Đẩy  mạnh  triển  khai thực hiện “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025,  tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2023. Triển khai trung tâm dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây theo hình thức thuê dịch vụ phục vụ phát triển Chính quyền số tỉnh Cao Bằng bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu về an toàn, an ninh mạng. Triển khai các  nền tảng số theo hướng dẫn của Ủy ban Chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành Trung ương để các cơ quan nhà nước quản lý, điều hành nghiệp vụ chuyên ngành dựa trên dữ liệu, đồng bộ, thông suốt từ trung ương đến địa phương. Thực hiện kiểm tra công tác Chuyển đổi số và đảm bảo tuân thủ an toàn thông tin mạng tại các cơ quan, đơn vị; kết nối, chia sẻ hiệu quả dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) tới hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành.

Chỉ đạo triển khai các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh theo các Kế hoạch đã phê duyệt. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc UBND các huyện, thành phố ban hành và tổ chức triển khai kế hoạch phát triển kinh tế số và xã hội số thuộc phạm vi quản lý. Chỉ đạo các đơn vị cung cấp chữ ký số công cộng trên địa bàn tỉnh cung cấp chữ ký số miễn phí trong thời gian 01 năm cho người dân và doanh nghiệp thực hiện ký số trên dịch vụ công trực tuyến. Đôn đốc Tổ Chuyển đổi số cộng đồng triển khai hướng dẫn người dân đăng ký tài khoản dịch vụ công trực tuyến, tài khoản định danh điện tử. Thúc đẩy các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Tổ chức diễn tập thực chiến đảm bảo an toàn thông tin mạng 2023 nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành về an toàn thông tin mạng cho Đội Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng và các đơn vị trên địa bàn tỉnh. Đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện rà quét, xử lý bóc gỡ mã độc tại các cơ quan, đơn vị. Tiếp tục gán nhãn tín nhiệm mạng các trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh nhằm tăng mức độ uy tín của các trang thông tin điện tử cơ quan nhà nước đối với người dân, đồng thời hỗ trợ ngăn chặn việc lợi dụng tên miền thực hiện các hành vi lừa đảo trên không gian mạng.

Dương Liễu

 

 

 

 

 

 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1