Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân
13/06/2024
Lượt xem: 952
Trong những năm qua, tại tỉnh Cao Bằng, việc thực hiện các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân được chú trọng thực hiện. Qua đó, vừa giải quyết được những vấn đề bức xúc trong dân, tạo sự ổn định xã hội, vừa xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa Đảng với Nhân dân, nâng cao vị trí, vai trò và củng cố uy tín của Đảng.
Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh tiếp công dân định kỳ
Sau 05 năm triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân, Tỉnh ủy Cao Bằng đã chỉ đạo các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Công tác tiếp dân của người đứng đầu cấp ủy đi vào nề nếp, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư cấp ủy cấp huyện tiếp dân định kỳ 01 ngày hằng tháng, Bí thư cấp ủy cấp xã tiếp dân định kỳ mỗi tháng ít nhất 02 ngày. Các nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân được chỉ đạo giải quyết kịp thời; các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể các cấp từ tỉnh đến cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ trong việc giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân, hạn chế tối đa các vụ việc khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp công dân, giải quyết những kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân, coi đó là nhiệm vụ chính trị trọng yếu, xuyên suốt góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương; việc người đứng đầu cấp ủy trực tiếp tiếp công dân, đối thoại với công dân được Nhân dân đồng tình ủng hộ, qua đó, củng cố niềm tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, công tác điều hành của chính quyền các cấp.
Tỉnh Cao Bằng triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW của Bộ Chính trị bằng việc cụ thể hóa các nội dung của Quy định số 11-QĐi/TW tới các cấp, các ngành và các chi, đảng bộ trực thuộc huyện, thành ủy; ban hành các văn bản để lãnh, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị của công dân. Tổ chức các Hội nghị tuyên truyền; đăng tải thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; giáo dục chính trị, sinh hoạt chuyên đề, đối thoại với Nhân dân được 1.378 cuộc/40.166 lượt người tham gia; số tài liệu, ấn phẩm được phát hành là 10.388 tờ, cuốn. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo cấp ủy các cấp ban hành chương trình công tác kiểm tra, giám sát hàng năm; tiến hành kiểm tra, giám sát người đứng đầu cấp ủy, trách nhiệm của thủ trưởng một số đơn vị sở, ngành về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, qua đó chấn chỉnh tình trạng chấp hành chưa nghiêm các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu, kịp thời khắc phục những hạn chế trong công tác này tại cơ sở. Kết quả đã thực hiện 48 cuộc kiểm tra giám sát tại cấp tỉnh và cấp huyện; 156 đơn vị, tổ chức được kiểm tra giám sát. Qua kiểm tra, giám sát không có tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Việc thông báo tiếp công dân định kỳ của Bí thư Tỉnh ủy được ban hành hằng năm, trong đó đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tiếp công dân định kỳ bảo đảm mỗi tháng 01 ngày, ngày 25 hằng tháng. Trường hợp trùng vào ngày nghỉ (thứ bảy, Chủ nhật, ngày lễ theo quy định) thì việc tiếp công dân được chuyển sang ngày làm việc liền kề tiếp theo. Trong một số trường hợp vì lý do công việc đột xuất, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy không thể tiếp công dân đúng định kỳ sẽ thông báo và tổ chức tiếp công dân bù vào thời gian gần nhất. Sau mỗi kỳ tiếp và đối thoại trực tiếp với công dân đều có Thông báo kết luận để chỉ đạo các cơ quan chuyên môn giải quyết những phản ánh, kiến nghị của dân. Tại các huyện, thành ủy đã xây dựng lịch tiếp công dân của Bí thư Huyện ủy, Thành ủy theo quy chế; lịch thời gian tiếp công dân được thông báo trên bảng tin tại trung tâm một cửa để công dân biết và thuận lợi trong việc phản ánh, kiến nghị đến cấp ủy.

Bí thư Huyện ủy Bảo Lâm Đoàn Trọng Hùng gặp gỡ, tiếp xúc đối thoại với nhân dân xóm Nà Pháo, xã Vĩnh Quang (Bảo Lâm)
Từ năm 2019 đến nay, các cấp ủy đã tổ chức tiếp công dân được 4.581 cuộc/5.412 lượt công dân theo định kỳ và đột xuất. Trong đó cấp tỉnh tiếp 29 cuộc/49 lượt công dân; cấp huyện tiếp định kỳ 480 cuộc/754 lượt công dân, tiếp đột xuất 37 cuộc/80 lượt công dân; cấp xã tiếp định kỳ 3.343 cuộc/3.638 lượt công dân, tiếp đột xuất 692 cuộc/891 lượt công dân. Tại các cuộc tiếp, đối thoại với dân, người đứng đầu các cấp ủy trực tiếp nghe công dân trình bày ý kiến, nguyện vọng; đồng thời trao đổi, phân tích, đánh giá kết quả giải quyết của các đơn vị có liên quan đến đề nghị, phản ánh của người dân để chỉ đạo, giao cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết dứt điểm nội dung đề nghị, phản ánh của người dân theo quy định.
Cùng với việc tiếp công dân, việc tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người đứng đầu cấp ủy được thực hiện nghiêm túc. Tổng số phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đã tiếp nhận, xử lý 2.159 đơn. Các đơn thư của công dân chủ yếu liên quan đến công tác quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, việc thực hiện các chế độ, chính sách... Đơn gửi đến người đứng đầu các cấp ủy đều được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết ngay từ cơ sở, góp phần hạn chế đơn thư tồn đọng, kéo dài, vượt cấp; không làm mất ổn định tình hình về an ninh trật tự, tạo lòng tin của Nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền các cấp.
Công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã từng bước đi vào nền nếp. Bí thư cấp ủy các cấp đã chú trọng chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; đồng thời ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của địa phương. Các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của dân được Bí thư cấp ủy các cấp quan tâm chỉ đạo giải quyết kịp thời, dứt điểm, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Dương Liễu
13/06/2024
Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân
Trong những năm qua, tại tỉnh Cao Bằng, việc thực hiện các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân được chú trọng thực hiện. Qua đó, vừa giải quyết được những vấn đề bức xúc trong dân, tạo sự ổn định xã hội, vừa xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa Đảng với Nhân dân, nâng cao vị trí, vai trò và củng cố uy tín của Đảng.
Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh tiếp công dân định kỳ
Sau 05 năm triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân, Tỉnh ủy Cao Bằng đã chỉ đạo các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Công tác tiếp dân của người đứng đầu cấp ủy đi vào nề nếp, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư cấp ủy cấp huyện tiếp dân định kỳ 01 ngày hằng tháng, Bí thư cấp ủy cấp xã tiếp dân định kỳ mỗi tháng ít nhất 02 ngày. Các nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân được chỉ đạo giải quyết kịp thời; các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể các cấp từ tỉnh đến cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ trong việc giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân, hạn chế tối đa các vụ việc khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp công dân, giải quyết những kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân, coi đó là nhiệm vụ chính trị trọng yếu, xuyên suốt góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương; việc người đứng đầu cấp ủy trực tiếp tiếp công dân, đối thoại với công dân được Nhân dân đồng tình ủng hộ, qua đó, củng cố niềm tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, công tác điều hành của chính quyền các cấp.
Tỉnh Cao Bằng triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW của Bộ Chính trị bằng việc cụ thể hóa các nội dung của Quy định số 11-QĐi/TW tới các cấp, các ngành và các chi, đảng bộ trực thuộc huyện, thành ủy; ban hành các văn bản để lãnh, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị của công dân. Tổ chức các Hội nghị tuyên truyền; đăng tải thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; giáo dục chính trị, sinh hoạt chuyên đề, đối thoại với Nhân dân được 1.378 cuộc/40.166 lượt người tham gia; số tài liệu, ấn phẩm được phát hành là 10.388 tờ, cuốn. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo cấp ủy các cấp ban hành chương trình công tác kiểm tra, giám sát hàng năm; tiến hành kiểm tra, giám sát người đứng đầu cấp ủy, trách nhiệm của thủ trưởng một số đơn vị sở, ngành về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, qua đó chấn chỉnh tình trạng chấp hành chưa nghiêm các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu, kịp thời khắc phục những hạn chế trong công tác này tại cơ sở. Kết quả đã thực hiện 48 cuộc kiểm tra giám sát tại cấp tỉnh và cấp huyện; 156 đơn vị, tổ chức được kiểm tra giám sát. Qua kiểm tra, giám sát không có tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Việc thông báo tiếp công dân định kỳ của Bí thư Tỉnh ủy được ban hành hằng năm, trong đó đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tiếp công dân định kỳ bảo đảm mỗi tháng 01 ngày, ngày 25 hằng tháng. Trường hợp trùng vào ngày nghỉ (thứ bảy, Chủ nhật, ngày lễ theo quy định) thì việc tiếp công dân được chuyển sang ngày làm việc liền kề tiếp theo. Trong một số trường hợp vì lý do công việc đột xuất, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy không thể tiếp công dân đúng định kỳ sẽ thông báo và tổ chức tiếp công dân bù vào thời gian gần nhất. Sau mỗi kỳ tiếp và đối thoại trực tiếp với công dân đều có Thông báo kết luận để chỉ đạo các cơ quan chuyên môn giải quyết những phản ánh, kiến nghị của dân. Tại các huyện, thành ủy đã xây dựng lịch tiếp công dân của Bí thư Huyện ủy, Thành ủy theo quy chế; lịch thời gian tiếp công dân được thông báo trên bảng tin tại trung tâm một cửa để công dân biết và thuận lợi trong việc phản ánh, kiến nghị đến cấp ủy.

Bí thư Huyện ủy Bảo Lâm Đoàn Trọng Hùng gặp gỡ, tiếp xúc đối thoại với nhân dân xóm Nà Pháo, xã Vĩnh Quang (Bảo Lâm)
Từ năm 2019 đến nay, các cấp ủy đã tổ chức tiếp công dân được 4.581 cuộc/5.412 lượt công dân theo định kỳ và đột xuất. Trong đó cấp tỉnh tiếp 29 cuộc/49 lượt công dân; cấp huyện tiếp định kỳ 480 cuộc/754 lượt công dân, tiếp đột xuất 37 cuộc/80 lượt công dân; cấp xã tiếp định kỳ 3.343 cuộc/3.638 lượt công dân, tiếp đột xuất 692 cuộc/891 lượt công dân. Tại các cuộc tiếp, đối thoại với dân, người đứng đầu các cấp ủy trực tiếp nghe công dân trình bày ý kiến, nguyện vọng; đồng thời trao đổi, phân tích, đánh giá kết quả giải quyết của các đơn vị có liên quan đến đề nghị, phản ánh của người dân để chỉ đạo, giao cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết dứt điểm nội dung đề nghị, phản ánh của người dân theo quy định.
Cùng với việc tiếp công dân, việc tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người đứng đầu cấp ủy được thực hiện nghiêm túc. Tổng số phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đã tiếp nhận, xử lý 2.159 đơn. Các đơn thư của công dân chủ yếu liên quan đến công tác quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, việc thực hiện các chế độ, chính sách... Đơn gửi đến người đứng đầu các cấp ủy đều được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết ngay từ cơ sở, góp phần hạn chế đơn thư tồn đọng, kéo dài, vượt cấp; không làm mất ổn định tình hình về an ninh trật tự, tạo lòng tin của Nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền các cấp.
Công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã từng bước đi vào nền nếp. Bí thư cấp ủy các cấp đã chú trọng chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; đồng thời ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của địa phương. Các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của dân được Bí thư cấp ủy các cấp quan tâm chỉ đạo giải quyết kịp thời, dứt điểm, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Dương Liễu
|