Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương làm việc và khảo sát tại tỉnh Cao Bằng về thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW khoá XII
15/08/2024
Lượt xem: 611
Chiều 14/8/2024, đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi khảo sát, làm việc với Tỉnh ủy Cao Bằng về tình hình thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị khoá XII về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.
Làm việc với Đoàn công tác có đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nông Thanh Tùng, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Bế Thanh Tịnh, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Hoàng Văn Thạch, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Ban, sở, ngành của tỉnh.
Các đại biểu dự buổi làm việc
Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị khoá XII về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế (gọi tắt là Nghị quyết số 39-NQ/TW) Tỉnh uỷ Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch số 335-KH/TU ngày 08/5/2029 về thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW; kế hoạch đã xác định các mục tiêu, cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả đối với từng nguồn lực: nguồn nhân lực, nguồn vật lực, nguồn lực tài chính và ngân sách. Tỉnh đã chủ động lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt đồng bộ nhiều giải pháp, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tập trung nhiệm vụ giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Chương trình phục hồi và phát triển thực hiện Nghị quyết số 11 của Chính phủ; 03 chương trình trọng tâm, 03 nội dung đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; Chương trình mục tiêu quốc gia và các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế hiệu quả, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Giai đoạn 2019 - 2023, kinh tế của tỉnh duy trì tăng trưởng, phát triển ổn định; GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 41,5 triệu đồng, tăng gần 1,23 lần so với năm 2019. Quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng, GRDP theo giá hiện hành năm 2023 đạt 22.747 tỷ đồng (tăng gấp 1,2 lần so với năm 2019). Kết quả thực hiện đối với nguồn nhân lực, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 71% năm 2020 và đạt 61% năm 2023 (mục tiêu đề ra đến năm 2025 dưới 70%) tổng số lao động của tỉnh đạt mục tiêu đề ra. Tổ chức đào tạo nghề được 29.591 người (mục tiêu là đào tạo nghề cho khoảng 25.000 người), góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 41,5% năm 2019 lên 50% năm 2023. Toàn tỉnh có 14 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, việc tổ chức đa dạng hoá các hình thức, các ngành nghề đào tạo, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đối với nguồn vật lực, Tỉnh đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, công cụ thúc đẩy quản lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoảng sản phù hợp với thực tế quy mô và hiệu quả đầu tư các mỏ khoáng sản của tỉnh quản lý, duy trì vận hành mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên môi trường hiện có. Từ năm 2019 đến 2023 đã giải quyết thủ tục hành chính cấp 26 giấy phép khai thác khoáng sản; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản của 27 mỏ khoáng sản. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản phẩm phù hợp với lợi thế của địa phương và nhu cầu của thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện các dự án, công trình trọng điểm, các dự án, công trình hạ tầng giao thông, đô thị quy mô lớn, có sức lan tỏa... Nổi bật là Chiến dịch cao điểm 100 ngày đêm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) theo hình thức đối tác công tư, giai đoạn 1 cơ bản hoàn thành những mục tiêu đề ra, thiết lập những kỷ lục mới về tiến độ, thời gian hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng Dự án. Đến nay, đã bàn giao mặt bằng được 242,56ha/572,77ha đạt 42,35%; đạt 47,31km/93,35km toàn tuyến, đạt 50,68% (tại địa phận tỉnh Cao Bằng đã bàn giao mặt bằng được 41,26km/41,35km đạt 99,78% chiều dài tuyến).
Đối với nguồn lực tài chính và ngân sách, thu ngân sách trên địa bàn có sự tăng trưởng qua các năm, giai đoạn 2021 - 2023 tăng bình quân 11%/năm, cao hơn 01 điểm % so với mục tiêu kế hoạch. Chi ngân sách nhà nước được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo đáp ứng cho các nhiệm vụ chi thường xuyên và mục tiêu sự nghiệp. Tỉnh đã ban hành phương án tổng thể sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, trong đó phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với 2.608 cơ sở nhà, đất. Đồng thời thực hiện tốt việc rà soát tất cả các cơ sở nhà, đất, đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý sau thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Văn Thạch phát biểu thảo luận
Thảo luận tại buổi làm việc, đại biểu trao đổi về việc quán triệt, triển khai thực hiện và kết quả thể chế hoá, cụ thể hoá các quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp nêu tại Nghị quyết số 39-NQ/TW; tình hình thực tiễn triển khai Nghị quyết số 39-NQ/TW; đề xuất các cơ chế chính sách cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật liên quan đến nguồn nhân lực, nguồn vật lực và nguồn tài lực; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Nghị quyết số 39-NQ/TW.
Tỉnh kiến nghị Chính phủ, Quốc hội xem xét sớm xây dựng Luật về khu kinh tế để đảm bảo sự thống nhất, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý Khu kinh tế, khu công nghiệp; tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện, ưu tiên bố trí kinh phí cho tỉnh Cao Bằng thực hiện các dự án: Đường bộ cao tốc Đồng Đăng -Trà Lĩnh giai đoạn 2; Đường bộ cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng; Dự án sân bay Cao Bằng. Sớm phê duyệt Đề án cơ chế chính sách đặc thù phát triển Khu Du lịch Thác Bản Giốc, tạo điều kiện để tỉnh phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng.
Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương cho phép các mỏ đất có trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng của Dự án Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh mà không có trong quy hoạch tỉnh vẫn được áp dụng theo chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ theo Nghị quyết 106 năm 2023 của Quốc hội đối với Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh. Cho phép thực hiện đối với các mỏ đất nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án nhưng không thuộc phạm vi diện tích xây dựng của dự án được phê duyệt thì áp dụng đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật Đất đai.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND Triệu Đình Lê phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định 5 năm qua tỉnh Cao Bằng đã thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 39/NQ-TW của Bộ Chính trị, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh. Đồng chí bổ sung thêm kiến nghị về một số cơ chế chính sách riêng về Giáo dục - Đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; các cơ chế phân bổ nguồn lực phù hợp với địa phương; đề nghị trung ương sớm có hướng dẫn, quy định để các tỉnh miền núi khai thác lợi thế tiềm năng, sớm tham gia về thị trường tín chỉ carbon. Mong muốn đoàn sẽ tiếp thu tổng hợp những kiến nghị đề xuất của tỉnh để báo cáo cấp có thẩm quyền sớm có chỉ đạo khắc phục những vấn đề bất cập để khai thông, thúc đẩy giải quyết khó khăn vướng mắc về cơ chế chính sách, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển phát biểu kết luận
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển đánh giá cao sự chủ động của tỉnh Cao Bằng trong thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW với nhiều cách làm bài bản, khoa học và mang lại nhiều hiệu quả cao. Đoàn công tác sẽ tiếp thu tổng hợp các ý kiến kiến nghị của tỉnh để phục vụ xây dựng Đề án sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị khoá XII về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế. Với chức năng của Ban Kinh tế sẽ có báo cáo độc lập báo cáo các cấp có thẩm quyền về các nội dung khó khăn, vướng mắc của tỉnh để sớm được quan tâm, tháo gỡ và sớm hoàn thiện các thể chế. Đoàn công tác đề nghị với tinh thần sáng tạo, mạnh dạn đổi mới, Cao Bằng tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, bám sát các quy định, hướng dẫn của Trung ương để triển khai hiệu quả các Nghị quyết trong thời gian tới.
Dương Liễu
15/08/2024
Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương làm việc và khảo sát tại tỉnh Cao Bằng về thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW khoá XII
Chiều 14/8/2024, đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi khảo sát, làm việc với Tỉnh ủy Cao Bằng về tình hình thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị khoá XII về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.
Làm việc với Đoàn công tác có đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nông Thanh Tùng, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Bế Thanh Tịnh, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Hoàng Văn Thạch, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Ban, sở, ngành của tỉnh.
Các đại biểu dự buổi làm việc
Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị khoá XII về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế (gọi tắt là Nghị quyết số 39-NQ/TW) Tỉnh uỷ Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch số 335-KH/TU ngày 08/5/2029 về thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW; kế hoạch đã xác định các mục tiêu, cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả đối với từng nguồn lực: nguồn nhân lực, nguồn vật lực, nguồn lực tài chính và ngân sách. Tỉnh đã chủ động lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt đồng bộ nhiều giải pháp, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tập trung nhiệm vụ giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Chương trình phục hồi và phát triển thực hiện Nghị quyết số 11 của Chính phủ; 03 chương trình trọng tâm, 03 nội dung đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; Chương trình mục tiêu quốc gia và các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế hiệu quả, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Giai đoạn 2019 - 2023, kinh tế của tỉnh duy trì tăng trưởng, phát triển ổn định; GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 41,5 triệu đồng, tăng gần 1,23 lần so với năm 2019. Quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng, GRDP theo giá hiện hành năm 2023 đạt 22.747 tỷ đồng (tăng gấp 1,2 lần so với năm 2019). Kết quả thực hiện đối với nguồn nhân lực, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 71% năm 2020 và đạt 61% năm 2023 (mục tiêu đề ra đến năm 2025 dưới 70%) tổng số lao động của tỉnh đạt mục tiêu đề ra. Tổ chức đào tạo nghề được 29.591 người (mục tiêu là đào tạo nghề cho khoảng 25.000 người), góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 41,5% năm 2019 lên 50% năm 2023. Toàn tỉnh có 14 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, việc tổ chức đa dạng hoá các hình thức, các ngành nghề đào tạo, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đối với nguồn vật lực, Tỉnh đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, công cụ thúc đẩy quản lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoảng sản phù hợp với thực tế quy mô và hiệu quả đầu tư các mỏ khoáng sản của tỉnh quản lý, duy trì vận hành mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên môi trường hiện có. Từ năm 2019 đến 2023 đã giải quyết thủ tục hành chính cấp 26 giấy phép khai thác khoáng sản; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản của 27 mỏ khoáng sản. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản phẩm phù hợp với lợi thế của địa phương và nhu cầu của thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện các dự án, công trình trọng điểm, các dự án, công trình hạ tầng giao thông, đô thị quy mô lớn, có sức lan tỏa... Nổi bật là Chiến dịch cao điểm 100 ngày đêm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) theo hình thức đối tác công tư, giai đoạn 1 cơ bản hoàn thành những mục tiêu đề ra, thiết lập những kỷ lục mới về tiến độ, thời gian hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng Dự án. Đến nay, đã bàn giao mặt bằng được 242,56ha/572,77ha đạt 42,35%; đạt 47,31km/93,35km toàn tuyến, đạt 50,68% (tại địa phận tỉnh Cao Bằng đã bàn giao mặt bằng được 41,26km/41,35km đạt 99,78% chiều dài tuyến).
Đối với nguồn lực tài chính và ngân sách, thu ngân sách trên địa bàn có sự tăng trưởng qua các năm, giai đoạn 2021 - 2023 tăng bình quân 11%/năm, cao hơn 01 điểm % so với mục tiêu kế hoạch. Chi ngân sách nhà nước được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo đáp ứng cho các nhiệm vụ chi thường xuyên và mục tiêu sự nghiệp. Tỉnh đã ban hành phương án tổng thể sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, trong đó phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với 2.608 cơ sở nhà, đất. Đồng thời thực hiện tốt việc rà soát tất cả các cơ sở nhà, đất, đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý sau thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Văn Thạch phát biểu thảo luận
Thảo luận tại buổi làm việc, đại biểu trao đổi về việc quán triệt, triển khai thực hiện và kết quả thể chế hoá, cụ thể hoá các quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp nêu tại Nghị quyết số 39-NQ/TW; tình hình thực tiễn triển khai Nghị quyết số 39-NQ/TW; đề xuất các cơ chế chính sách cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật liên quan đến nguồn nhân lực, nguồn vật lực và nguồn tài lực; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Nghị quyết số 39-NQ/TW.
Tỉnh kiến nghị Chính phủ, Quốc hội xem xét sớm xây dựng Luật về khu kinh tế để đảm bảo sự thống nhất, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý Khu kinh tế, khu công nghiệp; tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện, ưu tiên bố trí kinh phí cho tỉnh Cao Bằng thực hiện các dự án: Đường bộ cao tốc Đồng Đăng -Trà Lĩnh giai đoạn 2; Đường bộ cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng; Dự án sân bay Cao Bằng. Sớm phê duyệt Đề án cơ chế chính sách đặc thù phát triển Khu Du lịch Thác Bản Giốc, tạo điều kiện để tỉnh phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng.
Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương cho phép các mỏ đất có trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng của Dự án Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh mà không có trong quy hoạch tỉnh vẫn được áp dụng theo chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ theo Nghị quyết 106 năm 2023 của Quốc hội đối với Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh. Cho phép thực hiện đối với các mỏ đất nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án nhưng không thuộc phạm vi diện tích xây dựng của dự án được phê duyệt thì áp dụng đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật Đất đai.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND Triệu Đình Lê phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định 5 năm qua tỉnh Cao Bằng đã thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 39/NQ-TW của Bộ Chính trị, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh. Đồng chí bổ sung thêm kiến nghị về một số cơ chế chính sách riêng về Giáo dục - Đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; các cơ chế phân bổ nguồn lực phù hợp với địa phương; đề nghị trung ương sớm có hướng dẫn, quy định để các tỉnh miền núi khai thác lợi thế tiềm năng, sớm tham gia về thị trường tín chỉ carbon. Mong muốn đoàn sẽ tiếp thu tổng hợp những kiến nghị đề xuất của tỉnh để báo cáo cấp có thẩm quyền sớm có chỉ đạo khắc phục những vấn đề bất cập để khai thông, thúc đẩy giải quyết khó khăn vướng mắc về cơ chế chính sách, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển phát biểu kết luận
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển đánh giá cao sự chủ động của tỉnh Cao Bằng trong thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW với nhiều cách làm bài bản, khoa học và mang lại nhiều hiệu quả cao. Đoàn công tác sẽ tiếp thu tổng hợp các ý kiến kiến nghị của tỉnh để phục vụ xây dựng Đề án sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị khoá XII về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế. Với chức năng của Ban Kinh tế sẽ có báo cáo độc lập báo cáo các cấp có thẩm quyền về các nội dung khó khăn, vướng mắc của tỉnh để sớm được quan tâm, tháo gỡ và sớm hoàn thiện các thể chế. Đoàn công tác đề nghị với tinh thần sáng tạo, mạnh dạn đổi mới, Cao Bằng tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, bám sát các quy định, hướng dẫn của Trung ương để triển khai hiệu quả các Nghị quyết trong thời gian tới.
Dương Liễu
|