Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số
18/09/2024
Lượt xem: 418
Trong những năm qua, việc nâng cao chất lượng cán bộ người DTTS của tỉnh Cao Bằng luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh và cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc; với đặc thù là tỉnh miền núi, biên giới số lượng DTTS chiếm 94,9%; trong đó đội ngũ cán bộ công chức, viên chức (CBCCVC) chiếm 94%.
Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (nguồn báo dân tộc)
Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ-TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Quyết định số 2282/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021-2030”. Trong giai đoạn 2020-2024, tỉnh đã tuyển dụng được 1.142 công chức, viên chức, trong đó số người trúng tuyển là nữ là 921/1.142 người, chiếm 80,6%, trong đó có trên 90% là người DTTS; đào tạo bồi dưỡng đã cử trên 1.056 lượt CBCCVC nữ cấp tỉnh , cấp huyện đào tạo chuyên môn và lý luận chính trị cho 27.302 lượt người CBCCVC nữ tham gia bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Hiện nay tỉnh Cao Bằng có số lượng đội ngũ CBCCVC là người DTTS là 19.802/21.089, chiếm 93,9%, do đó tỷ lệ CBCCVC trong cấp ủy và các cơ quan dân cử trung bình chiếm trên 80%, đảm bảo tỷ lệ theo quy định.
Tính đến hết tháng 6/2024, CBCCVC người DTTS toàn tỉnh là 19.802 người; chiếm tỷ lệ 86,52% so với số biên chế được cấp có thẩm quyền giao; tại thời điểm 01/01/2020 tỷ lệ CBCCVC người DTTS chiếm 93,63%, hiện nay số lượng giảm 1.152 người so với thời điểm 01/01/2020, giảm 5,5%. Tỷ lệ cơ cấu theo từng thành phần DTTS đến nay Dân tộc Tày chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 71,745%, dân tộc Nùng chiếm 24,381%. Căn cứ theo quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức, viên chức, các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện công tác tuyển dụng công chức, viên chức là người DTTS đảm bảo đúng quy định; giai đoạn 2020-2024 tỉnh đã tuyển dụng được 1.411/1.496 công chức viên chức là người DTTS, chiếm 94,3%.
Đối với công tác cử học sinh theo học chế độ cử tuyển, giai đoạn 2020 đến 30/6/2024 tỉnh không có nhu cầu đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh về chế độ cử tuyển, do đó không đăng ký lập kế hoạch đào tạo chế độ cử tuyển. Đối với sinh viên cử tuyển giai đoạn 2020-2023 toàn tỉnh tuyển được 31/37 chỉ tiêu đạt 83,8%. Đối tượng lãnh đạo quản lý cấp huyện và tương đương được bầu cử, phê chuẩn trên 90 lượt; đối tượng cấp xã được bầu cử phê chuẩn 1.752 lượt.
Tập huấn hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao phát triển kinh tế-xã hội cho phụ nữ dân tộc thiểu số (nguồn báo dân tộc)
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được thực hiện theo hướng cụ thể, thực tế hơn, góp phần chuẩn hóa theo vị trí chức danh và nâng cao năng lực, trình độ cho CBCCVC người DTTS, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm được UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng trên cơ sở vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị; đào tạo, bồi dưỡng trọng tâm, trọng điểm, gắn đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch, bố trí, sử dụng và quản lý CBCCVC; chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý người DTTS và cán bộ chủ chốt cấp xã, cán bộ nữ. Qua đào tạo, bồi dưỡng đã nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC nói chung và CBCCVC người DTTS nói riêng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụ, đủ phẩm chất và năng lực tổ chức, kỹ năng điều hành thực thi công vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm, ý thức phòng, chống tham nhũng. Đội ngũ CBCCVC người DTTS, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt, sau khi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng đã phát huy năng lực, sở trường, củng cố chuyên môn, góp phần quan trọng vào hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực thi nhiệm vụ, công vụ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương nhất là tại các địa bàn có nhiều đồng bào người DTTS ít người sinh sống, bảo đảm có hiệu quả các nhiêm vụ chính trị của địa phương. Giai đoạn 2020 đến nay các cơ quan, đơn vị cử 43.910 lượt CBCCVC là người DTTS tham gia đào tạo, bồi dưỡng, trong đó có 06 lượt đào tạo sau đại học ở nước ngoài.
Công tác quy hoạch được các cơ quan, đơn vị triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng nguyên tắc, trong đó quy hoạch đảm bảo tỷ lệ người DTTS tại mỗi cơ quan, đơn vị theo phương châm “động” và “mở”, cơ cấu 3 độ tuổi, tỷ lệ cán bộ nữ, trẻ, công tác rà soát, bổ sung quy hoạch được thực hiện dựa trên tiêu chuẩn cán bộ, đánh giá cán bộ, nhìn chung công tác quy hoạch CBCCVC người DTTS của các cơ quan, đơn vị đảm bảo tính dân chủ, khách quan và theo đúng quy định; công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cơ bản được thực hiện đảm bảo đúng thủ tục, quy trình được quy định cụ thể tại các văn bản của Trung ương và của tỉnh, đảm bảo theo tiêu chuẩn đối với chức danh, vị trí công tác; công tác luân chuyển cơ bản đã được các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện, đặc biệt là luân chuyển từ tỉnh về huyện và từ huyện về xã, qua luân chuyển đã đánh giá được năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ để đề xuất bố trí vào các vị trí phù hợp, qua đó góp phần tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý của mỗi cơ quan, đơn vị; công tác điều động đảm bảo việc bố trí, phân công công tác phù hợp với chức vụ, ngạch công chức, sở trường, nguyện vọng cá nhân, nhu cầu tổ chức…
Giai đoạn năm 2020 đến nay Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị tổ chức được 11 kỳ nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức; trúng tuyển 1.048 người (trong đó trên 90% là người DTTS), trong đó nâng ngạch công chức cán sự lên chuyên viên, chuyên viên lên chuyên viên chính 441 người; thăng hạng viên chức cán sự lên chuyên viên và tương đương, lưu trữ viên, ngành văn hóa, khoa học công nghệ 607 người.
Các cơ quan, đơn vị đã bám sát các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hướng dẫn của các cơ quan cấp trên để triển khai thực hiện đúng quy định. Nhìn chung đội ngũ CBCCVC người DTTS trên địa bàn tỉnh cơ bản đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, quốc phòng an ninh theo từng vị trí việc làm, chức danh cụ thể. Đa số có trình độ, năng lực, phẩm chất, uy tín thực hiện nhiệm vụ tốt được giao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, chủ động cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, kỹ năng công vụ.
Kim Cúc
18/09/2024
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số
Trong những năm qua, việc nâng cao chất lượng cán bộ người DTTS của tỉnh Cao Bằng luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh và cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc; với đặc thù là tỉnh miền núi, biên giới số lượng DTTS chiếm 94,9%; trong đó đội ngũ cán bộ công chức, viên chức (CBCCVC) chiếm 94%.
Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (nguồn báo dân tộc)
Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ-TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Quyết định số 2282/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021-2030”. Trong giai đoạn 2020-2024, tỉnh đã tuyển dụng được 1.142 công chức, viên chức, trong đó số người trúng tuyển là nữ là 921/1.142 người, chiếm 80,6%, trong đó có trên 90% là người DTTS; đào tạo bồi dưỡng đã cử trên 1.056 lượt CBCCVC nữ cấp tỉnh , cấp huyện đào tạo chuyên môn và lý luận chính trị cho 27.302 lượt người CBCCVC nữ tham gia bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Hiện nay tỉnh Cao Bằng có số lượng đội ngũ CBCCVC là người DTTS là 19.802/21.089, chiếm 93,9%, do đó tỷ lệ CBCCVC trong cấp ủy và các cơ quan dân cử trung bình chiếm trên 80%, đảm bảo tỷ lệ theo quy định.
Tính đến hết tháng 6/2024, CBCCVC người DTTS toàn tỉnh là 19.802 người; chiếm tỷ lệ 86,52% so với số biên chế được cấp có thẩm quyền giao; tại thời điểm 01/01/2020 tỷ lệ CBCCVC người DTTS chiếm 93,63%, hiện nay số lượng giảm 1.152 người so với thời điểm 01/01/2020, giảm 5,5%. Tỷ lệ cơ cấu theo từng thành phần DTTS đến nay Dân tộc Tày chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 71,745%, dân tộc Nùng chiếm 24,381%. Căn cứ theo quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức, viên chức, các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện công tác tuyển dụng công chức, viên chức là người DTTS đảm bảo đúng quy định; giai đoạn 2020-2024 tỉnh đã tuyển dụng được 1.411/1.496 công chức viên chức là người DTTS, chiếm 94,3%.
Đối với công tác cử học sinh theo học chế độ cử tuyển, giai đoạn 2020 đến 30/6/2024 tỉnh không có nhu cầu đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh về chế độ cử tuyển, do đó không đăng ký lập kế hoạch đào tạo chế độ cử tuyển. Đối với sinh viên cử tuyển giai đoạn 2020-2023 toàn tỉnh tuyển được 31/37 chỉ tiêu đạt 83,8%. Đối tượng lãnh đạo quản lý cấp huyện và tương đương được bầu cử, phê chuẩn trên 90 lượt; đối tượng cấp xã được bầu cử phê chuẩn 1.752 lượt.
Tập huấn hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao phát triển kinh tế-xã hội cho phụ nữ dân tộc thiểu số (nguồn báo dân tộc)
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được thực hiện theo hướng cụ thể, thực tế hơn, góp phần chuẩn hóa theo vị trí chức danh và nâng cao năng lực, trình độ cho CBCCVC người DTTS, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm được UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng trên cơ sở vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị; đào tạo, bồi dưỡng trọng tâm, trọng điểm, gắn đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch, bố trí, sử dụng và quản lý CBCCVC; chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý người DTTS và cán bộ chủ chốt cấp xã, cán bộ nữ. Qua đào tạo, bồi dưỡng đã nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC nói chung và CBCCVC người DTTS nói riêng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụ, đủ phẩm chất và năng lực tổ chức, kỹ năng điều hành thực thi công vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm, ý thức phòng, chống tham nhũng. Đội ngũ CBCCVC người DTTS, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt, sau khi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng đã phát huy năng lực, sở trường, củng cố chuyên môn, góp phần quan trọng vào hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực thi nhiệm vụ, công vụ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương nhất là tại các địa bàn có nhiều đồng bào người DTTS ít người sinh sống, bảo đảm có hiệu quả các nhiêm vụ chính trị của địa phương. Giai đoạn 2020 đến nay các cơ quan, đơn vị cử 43.910 lượt CBCCVC là người DTTS tham gia đào tạo, bồi dưỡng, trong đó có 06 lượt đào tạo sau đại học ở nước ngoài.
Công tác quy hoạch được các cơ quan, đơn vị triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng nguyên tắc, trong đó quy hoạch đảm bảo tỷ lệ người DTTS tại mỗi cơ quan, đơn vị theo phương châm “động” và “mở”, cơ cấu 3 độ tuổi, tỷ lệ cán bộ nữ, trẻ, công tác rà soát, bổ sung quy hoạch được thực hiện dựa trên tiêu chuẩn cán bộ, đánh giá cán bộ, nhìn chung công tác quy hoạch CBCCVC người DTTS của các cơ quan, đơn vị đảm bảo tính dân chủ, khách quan và theo đúng quy định; công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cơ bản được thực hiện đảm bảo đúng thủ tục, quy trình được quy định cụ thể tại các văn bản của Trung ương và của tỉnh, đảm bảo theo tiêu chuẩn đối với chức danh, vị trí công tác; công tác luân chuyển cơ bản đã được các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện, đặc biệt là luân chuyển từ tỉnh về huyện và từ huyện về xã, qua luân chuyển đã đánh giá được năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ để đề xuất bố trí vào các vị trí phù hợp, qua đó góp phần tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý của mỗi cơ quan, đơn vị; công tác điều động đảm bảo việc bố trí, phân công công tác phù hợp với chức vụ, ngạch công chức, sở trường, nguyện vọng cá nhân, nhu cầu tổ chức…
Giai đoạn năm 2020 đến nay Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị tổ chức được 11 kỳ nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức; trúng tuyển 1.048 người (trong đó trên 90% là người DTTS), trong đó nâng ngạch công chức cán sự lên chuyên viên, chuyên viên lên chuyên viên chính 441 người; thăng hạng viên chức cán sự lên chuyên viên và tương đương, lưu trữ viên, ngành văn hóa, khoa học công nghệ 607 người.
Các cơ quan, đơn vị đã bám sát các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hướng dẫn của các cơ quan cấp trên để triển khai thực hiện đúng quy định. Nhìn chung đội ngũ CBCCVC người DTTS trên địa bàn tỉnh cơ bản đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, quốc phòng an ninh theo từng vị trí việc làm, chức danh cụ thể. Đa số có trình độ, năng lực, phẩm chất, uy tín thực hiện nhiệm vụ tốt được giao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, chủ động cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, kỹ năng công vụ.
Kim Cúc
|