Nhiều kết quả nổi bật trong thực hiện nội dung đột phá về phát triển Du lịch - Dịch vụ nửa đầu năm 2024
Lượt xem: 25

Thực hiện nội dung đột phá về phát triển Du lịch - Dịch vụ, từ đầu năm đến nay, các cấp, các ngành, các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đẩy mạnh phát triển lĩnh vực du lịch, dịch vụ theo kế hoạch đề ra.

anh tin bai

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ đột phá về Du lịch - Dịch vụ bền vững năm 2024

Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành và chỉ đạo thực hiện các nội dung đột phá về phát triển Du lịch - Dịch vụ bền vững. Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch, đầu tư du lịch. Trong đó, đang thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu du lịch thác Bản Giốc, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, tỷ lệ 1/5.000 và quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên đường vào động Ngườm Ngao xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, tỷ lệ 1/5.000.  Đầu tư xây dựng điểm checkin, khu ngắm cảnh Khau Cốc Chà, xã Xuân Trường (huyện Bảo Lạc) dự kiến đưa vào khai thác tháng 9/2024; thực hiện xây dựng, phương án phát triển hệ thống các điểm du lịch trong quy hoạch tại thành phố Cao Bằng gồm: Đập dâng nước Sông Bằng, tuyến du lịch tâm linh, hệ thống kè quanh thành phố; 02 điểm check-in tại Phố đi bộ Kim Đồng. Phối hợp với nhà đầu tư chuẩn bị triển khai Dự án “Điểm dừng nghỉ, tham quan làng nghề, chợ nông sản xã Phúc Sen”; Tổ chức khảo sát, đánh giá lập dự toán chi tiết triển khai xây dựng điểm du lịch cộng đồng tại xóm Khuổi Ky, xã Đàm Thủy (huyện Trùng Khánh) bằng nguồn vốn Koica…

Triển khai đầu tư tại các điểm du lịch cộng đồng, làng nghề truyền thống làm hương Phja Thắp, xóm Đoàn Kết; làng nghề làm giấy bản xóm Dìa Trên; Bản Giuồng, xã Tiên Thành (huyện Quảng Hòa); xóm Đồng Tâm, xã Đồng Loan (huyện Hạ Lang); dân tộc Lô Lô tại xóm Cà Đổng kết hợp khám phá hang động (Hang dơi) xóm Dình Phà, xã Đức Hạnh (huyện Bảo Lâm); xóm Bản Gải, xã Cần Yên (huyện Hà Quảng); xóm Tục Ngã xã Đức Xuân (huyện Thạch An). Tiếp xúc, vận động, kêu gọi thu hút một số nhà đầu tư đến nghiên cứu, tìm hiểu và triển khai thực hiện dự án phục vụ du lịch như: Dự án Đảo sinh thái Nà Tẻng (huyện Hòa An); dự án xây dựng khu du lịch sinh thái tại thác Thoong Lộc, xã Đoài Dương; điểm dịch vụ bên sông Quây Sơn tại xã Phong Nặm (huyện Trùng Khánh).

anh tin bai

Thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh - một trong những danh lam thắng cảnh thu hút nhiều khách du lịch đến với Cao Bằng.

Tập trung phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch như tổ chức Lễ hội về nguồn Pác Bó (huyện Hà Quảng); Lễ hội Nàng Hai, xã Tiên Thành, Lễ hội tranh đầu pháo, Lễ hội Thanh Minh (huyện Quảng Hòa); Ngày hội văn hoá dân tộc Lô Lô, Lễ hội chọi bò (huyện Bảo Lâm); Lễ hội đền Hoàng Lục, Lễ hội Co Sầu, Lễ hội Cầu mùa, Lễ hội Lồng Tồng (huyện Trùng Khánh); Lễ hội Chùa Sùng Phúc (huyện Hạ Lang); Lễ hội đền Vua Lê, Lễ hội Đền Dẻ Đoóng (huyện Hoà An); Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông - Mùa hoa lê (huyện Bảo Lạc); Ngày hội văn hoá các dân tộc và lễ hội chọi bò, Ngày hội văn hoá dân tộc Lô Lô (huyện Bảo Lâm)… xúc tiến quảng bá, liên kết phát triển du lịch; Tổ chức hội đàm lần thứ 11, 12 với Tổ Công tác liên ngành Ủy ban điều phối khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Tham gia Hội nghị xúc tiến điểm đến 6 tỉnh Việt Bắc tại Đà Nẵng; triển khai các hoạt động tham gia Chương trình Du lịch Qua những miền di sản Việt Bắc lần thứ XV - Bắc Kạn 2024. Hỗ trợ 02 doanh nghiệp tham gia trưng bày, giới thiệu 15 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh tại Hội chợ giao dịch hàng hóa xuất nhập khẩu tại Trung Quốc (Bằng Tường) ASEAN 2024. Khảo sát các điểm du lịch có tiềm năng du lịch cộng đồng để xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng tại các huyện: Trùng Khánh, Hạ Lang. Phát triển hệ thống các điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, đặc sản địa phương (đặc biệt là các sản phẩm đã được chứng nhận OCOP) tại chợ Sông Hiến (thành phố); 5 điểm tại huyện Thạch An.

Phối hợp với các đoàn làm phim thực hiện các video, clip, chương trình nhằm quảng bá toàn diện về miền đất, con người, bản sắc văn hóa, sản phẩm, tiềm năng du lịch Cao Bằng đến đông đảo du khách trong và ngoài nước, thông qua tuyên truyền tạo dựng được hình ảnh, thương hiệu du lịch mang đặc trưng riêng của Cao Bằng; giúp công chúng hiểu đúng, hiểu rõ về Cao Bằng và ủng hộ Cao Bằng. Đồng thời, phản hồi ý kiến, kiến nghị của các nhà hoạch định chính sách, tổ chức chính trị xã hội và người dân về công tác quản lý, điều hành của tỉnh Cao Bằng để điều chỉnh cho phù hợp, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kinh tế xã hội của địa phương.

Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng về du lịch. 6 tháng đầu năm, thực hiện nội dung Đề án “Phát huy giá trị di tích, di sản gắn với phát triển du lịch”, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức khai giảng các lớp truyền dạy đàn tính - hát Then, Lượn Cọi; hỗ trợ các câu lạc bộ dân ca duy trì, phát triển phong trào văn hoá văn nghệ tại các địa phương; tổ chức lớp truyền dạy nghề dệt vải truyền thống dân tộc Lô Lô huyện Bảo Lâm; tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác tuyên truyền đào tạo nghề nông nghiệp cho các tổ chức hội, đoàn thể cấp xã với 168 người tham gia; tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho 136 chủ thể kinh doanh du lịch, dịch vụ… Kết quả 6 tháng đầu năm, tổng lượt khách đến Cao Bằng ước đạt 1.190.000 lượt, tăng 11% so với cùng kỳ (đạt 54% kế hoạch năm); tổng thu du lịch ước đạt 900 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ (đạt 60% kế hoạch năm); công suất sử dụng phòng ước đạt 50%.

Thời gian tới, Tiểu ban thực hiện nội dung đột phá về phát triển du lịch - dịch vụ bền vững giai đoạn 2022 - 2025 tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung kế hoạch năm 2024 đã đề ra; tổ chức thực hiện các nội dung về công tác quy hoạch, đầu tư du lịch. Thực hiện hiệu quả Dự án số 6 của Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết 78/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh Nghị quyết ban hành Quy định về Chính sách hỗ trợ phát triển Du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2025. Tiếp tục vận động xúc tiến thu hút đầu tư phát triển ngành Du lịch - Dịch vụ tỉnh Cao Bằng, mở rộng hợp tác quốc tế, quảng bá hình ảnh, tiềm năng lợi thế về Du lịch của tỉnh Cao Bằng đến bạn bè quốc tế; nghiên cứu, phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc, đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch.

Tổ chức các sự kiện thu hút khách du lịch như: Tuần văn hoá - thể thao - du lịch, cuộc thi sáng tạo ẩm thực “món ngon miền Non Nước”; Lễ hội thác Bản Giốc, các giải thi đấu thể thao cấp quốc gia và Khu vực: Giải chạy Siêu đường mòn “Non nước Cao Bằng”;… Tham gia các chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch: Chương trình Qua những miền di sản Việt Bắc, lần thứ XV tại Bắc Kạn và Chương trình hợp tác giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông Bắc. Tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch tỉnh Cao Bằng năm 2024. Khai thác và phát huy danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về du lịch nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cơ bản đáp ứng yêu cầu thị trường; Triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, năm 2024; bảo tồn làng văn hóa truyền thống tại xóm Hoài Khao, xã Quang Thành (huyện Nguyên Bình); Tổ chức truyền dạy nghề dệt thổ cẩm của người Tày xã Ngọc Đào (huyện Hà Quảng).

Dương Liễu

 

 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1