Hội Thảo khoa học “Thục Phán - An Dương Vương với Cao Bằng (lần 1)
Lượt xem: 429

Ngày 28/12/2023, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Viện sử học (Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức Hội Thảo khoa học “Thục Phán - An Dương Vương với Cao Bằng (lần 1). Tham dự có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo MTTQ và một số ban, ngành liên quan.

anh tin bai

Các đại biểu dự Hội thảo

Báo cáo đề dẫn Hội thảo khoa học đề tài “Thục Phán – An Dương Vương với Cao Bằng” với các nội dung: Khái quát lịch sử hình thành tỉnh Cao Bằng; Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thông tin về Thục Phán – An Dương Vương với Cao Bằng; Giá trị lịch sử, văn hóa của Thục Phán – An Dương Vương trong đời sống, sinh hoạt của người Tày, Nùng; Quê hương, nguồn gốc của Thục Phán về nhà nước Nam Cương. Đề tài do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật chủ trì, đồng chí Nông Hải Pín, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật làm chủ nhiệm, đề tài được triển khai thực hiện khảo sát 17 tháng (từ tháng 7/2022 đến tháng 12/2023).

Hội thảo khoa học nhằm nghiên cứu, làm rõ kết luận: Quê hương, nguồn gốc của Thục Phán – An Dương Vương là ở Cao Bằng. Từ đó xây dựng kế hoạch bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử liên quan đến Thục Phán – An Dương Vương, làm căn cứ để lập hồ sơ các địa danh, di tích, hiện vật đề nghị xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. 

Hội thảo đã trình bày các tham luận gồm: Nền văn hóa Đông Sơn trên đất Cao Bằng; Nhóm di tích cự thạch ở Cao Bằng cuối thời đại kim khí; Vấn đề dân tộc người sinh sống trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thời cổ đại; Tổng quan nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước từ xưa đến nay về Thục Phán; Vấn đề Nhà nước Nam Cương và nguồn gốc của Thục Phán trong lịch sử; Bàn về các địa danh, di tích, di vật, liên quan đến Thục Phán và nhà nước Nam Cương trong truyền thuyết “Cẩu chủa cheng vùa”; So sánh kiến trúc, kỹ thuật xây đắp thành Bản Phủ - Kinh đô Nam Bình của nước Nam Cương và thành Cổ Loa - Kinh đô nước Âu Lạc; Quá trình thống nhất cộng đồng Tây Âu – Lạc Việt; Mối liên hệ giữa cộng đồng người Tày, Nùng (Việt Nam) và nhóm người Choang (Trung Quốc) thời cổ đại; Việc thờ tự Thục Phán – An Dương Vương truyền thống và thực trạng; Bước đầu tìm hiểu về Thục Phán – An Dương Vương tại Cao Bằng qua văn hóa phi vật thể. 

Thảo luận tại hội thảo, các đại biểu đề xuất các giải pháp để nhóm tác giả nghiên cứu tiếp tục nâng cao chất lượng đề tài.

Sau Hội thảo, nhóm nghiên cứu tiếp tục sưu tầm, bổ sung các vấn đề được góp ý để hoàn thiện; Xây dựng kế hoạch nghiên cứu về Thục Phán – An Dương Vương là một đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước; Bổ sung, chỉnh sửa làm nổi bật sâu sắc về vai trò, vị trí của Thục Phán – An Dương Vương trong lịch sử dân tộc Việt Nam thời kỳ dựng nước, giữ nước đầu tiên của dân tộc ta. Hội thảo là điều kiện thuận lợi cho giới sử học, các nhà nghiên cứu của trung ương và địa phương tiếp tục đi sâu, nghiên cứu, khảo sát một số vấn đề còn chưa được làm sáng tỏ về Thục Phán – An Dương Vương trong lịch sử Cao Bằng nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung.

D.L





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1