Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025
Lượt xem: 523

Chiều 15/8/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025. Đồng chí Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT dự và chỉ đạo hội nghị.

Tham dự có đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh, các sở, ngành và các huyện, Thành phố.

anh tin bai

Các đại biểu dự Hội nghị

Năm học 2023 - 2024, ngành GD&ĐT tỉnh tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh triển khai kịp thời và hiệu quả các chủ trương, chính sách pháp luật, các cuộc vận động và các phong trào thi đua; thực hiện tốt và cơ bản đảm bảo đúng tiến độ nội dung công việc theo kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm được giao; tham mưu chỉ đạo triển khai công tác tuyển sinh, huy động hiệu quả học sinh ra lớp, chuẩn bị đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy và học. Trong năm học duy trì 10/10 đơn vị cấp huyện, 161/161 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục (PCGD) mầm non cho trẻ em 5 tuổi; duy trì và giữ vững 158 xã đạt mức độ 3 PCGD tiểu học; tiếp tục duy trì nâng cao kết quả PCGD THCS đã đạt được của năm 2023, duy trì và giữ vững các xã, huyện đạt chuẩn mức độ 2, mức độ 3; dự kiến hết năm 2024 tăng thêm 04 xã đạt mức độ 2. Công tác xoá mù chữ tiếp tục duy trì và giữ vững các xã, huyện đạt mức độ 2, mức độ 3; dự kiến hết năm 2024 tăng thêm 06 xã đạt chuẩn mức độ 2 và huyện Bảo Lạc đạt chuẩn mức độ 2 năm 2024.

Ngành GD&ĐT được giao tăng thêm 06 trường đạt chuẩn quốc gia, đến tháng 6 năm 2024, đã trình Chủ tịch UBND tỉnh công nhận 07 trường đạt chuẩn quốc gia. Ước hết năm 2024, có thêm 4 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia, đạt 100% chỉ tiêu giao. Toàn tỉnh dự kiến sử dụng khoảng 269 tỷ đồng để mua sắm thiết bị dạy học cho các cấp học, phục vụ công tác triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Sở GDĐT đã tham mưu UBND tỉnh tuyển dụng mới 375 viên chức; huy động 35 giáo viên môn Tiếng Anh các huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc Sở GDĐT biệt phái đến huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm dạy học trực tiếp góp phần giải quyết thiếu viên chức ngành Giáo dục.Trong năm học, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đối với giáo dục mầm non đạt trên 99 %. Xếp loại kết quả học tập cấp học Tiểu học từ đạt trở lên đạt tỷ lệ 99,22%; đánh giá, xếp loại học tập của học sinh THCS từ trung bình trở lên đạt 98,6%; đánh giá, xếp loại học tập của học sinh THPT từ trung bình trở lên đạt 98,4%; đánh giá, xếp loại học tập giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên từ trung bình trở lên đạt 96,5%. Toàn tỉnh có tổng số thí sinh dự thi là 5.975 thí sinh thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025; trong đó: môn Toán từ 5 điểm trở lên đạt tỷ lệ 51,5%; môn Ngữ văn từ 5 điểm trở lên đạt tỷ lệ 53,17%; môn Tiếng Anh từ 5 điểm trở lên đạt tỷ lệ 37,97%. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT tỉnh Cao Bằng năm học 2023 - 2024 đạt 97,92% (bao gồm thí sinh tự do), tăng 1,9%; điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT là 6,03 điểm, tăng 0,27 điểm. Điểm thi khối A01 (Toán - Lý - Anh) xếp thứ 25/63 tỉnh/TP với điểm trung bình là 20,339 điểm.

Đối với chất lượng giáo dục mũi nhọn, tỉnh Cao Bằng đạt 34 giải quốc gia, tăng 20 giải; tại giải VEX Robotics World Championship 2024 tổ chức tại Mỹ, Đội Robotics 11 Trường THPT Chuyên Cao Bằng (là 1 trong 4 đại diện của Việt Nam) thi đấu ấn tượng với robot VEX V5 - Robot hiện đại nhất, ở bảng thi khó nhất với các đội vô địch quốc gia; kết quả, xếp hạng 49/820 đội, chỉ xếp hạng sau các đội của 4 nước (Mỹ, Canada, Trung Quốc, Đức) và đứng trên 768 đội đến từ 31 quốc gia.

Tuy nhiên, hiện nay, đội ngũ giáo viên của tỉnh còn thiếu so với định mức và biên chế giao; cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học mặc dù đã được quan tâm đầu tư bổ sung tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng. Hiện, toàn tỉnh có khoảng 1.620 phòng học bộ môn cần được đầu tư mới; số phòng công vụ, cần được bổ sung khoảng 600 phòng. Nguồn lực đầu tư cho giáo dục nói chung và đầu tư cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa, giáo dục phổ thông mới còn hạn chế.

anh tin bai

Đại biểu phát biểu thảo luận tại Hội nghị

Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu cho ý kiến đối với các giải pháp để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quản lý, điều hành công tác giáo dục ở địa phương như: Công tác tuyển dụng giáo viên của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn do giáo viên về nghỉ hưu theo chế độ, chuyển vùng công tác khá nhiều; thiếu giáo viên môn Tiếng anh; thiếu phòng học bộ môn; phòng học chưa đạt yêu cầu chuẩn hoá; thiếu ngân sách chi dạy vượt giờ, sửa chữa bảo trì tài sản, công tác phí, mua sắm vật tư, thiết bị...

anh tin bai

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị: ngành GD&ĐT tỉnh Cao Bằng cần có chiến lược cho chặng đường phía trước, xác định được định hướng, mục tiêu giáo dục của tỉnh nhà một cách phù hợp nhất theo thực tế ở địa phương. Nhấn mạnh mục tiêu nâng cao dân trí, thực hiện phổ cập giáo dục là mục tiêu trước tiên để phấn đu, tiến tới đáp ứng được nguồn nhân lực cho tỉnh thời gian tới. Quan tâm đầu tư giáo dục cho các vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh. Chuyển đổi số cũng là một giải pháp mang tính chiến lược cho vùng đặc thù như tỉnh Cao Bằng. Huy động mọi nguồn lực để trong thời gian sớm nhất thực hiện kiên cố hoá trường lớp học.

Đề nghị trong năm học tới, cần tiếp tục rà soát mạng lưới và hệ thống phân bổ các cơ sở giáo dục; có kế hoạch củng cố hệ thống trường bán trú trên địa bàn toàn tỉnh; tiếp tục đổi mới chất lượng dạy và học; nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên; quan tâm đến đời sống của giáo viên, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, nâng cao việc tương tác hỗ trợ lẫn nhau trong công tác giảng dạy tại các điểm trường.

anh tin bai

Bí thư Tỉnh uỷ Trần Hồng Minh phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Tỉnh uỷ Trần Hồng Minh đề nghị ngành GD&ĐT của tỉnh nghiêm túc tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Kim Sơn, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, đặc biệt là các nhóm giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm năm học 2024 - 2025. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Nghị quyết, Chương trình hành động của Trung ương, của tỉnh về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý và chất lượng dạy học. Cấp ủy, chính quyền các cấp, các sở, ngành, các tổ chức, đoàn thể tiếp tục quan tâm, đồng thuận, cùng ngành Giáo dục của tỉnh làm tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, xây dựng và phát triển toàn diện thế hệ trẻ, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng Cao Bằng phát triển bền vững. Các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh nâng cao vai trò của người đứng đầu, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt - học tốt; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả công tác đổi mới và phát triển giáo dục; bố trí nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất; đảm bảo mức chi ngân sách tối thiếu cho đầu tư phát triển giáo dục đào tạo.

Đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục quan tâm, ưu tiên hỗ trợ cho ngành Giáo dục của tỉnh trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp năm học 2024 - 2025 và những năm học tiếp theo; Ưu tiên hỗ trợ Cao Bằng tham gia các dự án, đề án phát triển các lĩnh vực giáo dục theo từng cấp học, bậc học; Tiếp tục kiến nghị, đề xuất với Chính phủ quan tâm xây dựng thêm cơ chế, chính sách ưu tiên, đãi ngộ với học sinh, nhà giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

anh tin bai

Thừa uỷ quyền của Chủ tịch nước, Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh trao danh hiệu Nhà giáo Ưu tú tặng các cá nhân.

Nhân dịp này, 5 cá nhân được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú vì đã có thành tích trong sự nghiệp GD&ĐT của dân tộc.

Dương Liễu

 

 

Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025

Chiều 15/8/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025. Đồng chí Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT dự và chỉ đạo hội nghị.

Tham dự có đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh, các sở, ngành và các huyện, Thành phố.

anh tin bai

Các đại biểu dự Hội nghị

Năm học 2023 - 2024, ngành GD&ĐT tỉnh tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh triển khai kịp thời và hiệu quả các chủ trương, chính sách pháp luật, các cuộc vận động và các phong trào thi đua; thực hiện tốt và cơ bản đảm bảo đúng tiến độ nội dung công việc theo kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm được giao; tham mưu chỉ đạo triển khai công tác tuyển sinh, huy động hiệu quả học sinh ra lớp, chuẩn bị đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy và học. Trong năm học duy trì 10/10 đơn vị cấp huyện, 161/161 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục (PCGD) mầm non cho trẻ em 5 tuổi; duy trì và giữ vững 158 xã đạt mức độ 3 PCGD tiểu học; tiếp tục duy trì nâng cao kết quả PCGD THCS đã đạt được của năm 2023, duy trì và giữ vững các xã, huyện đạt chuẩn mức độ 2, mức độ 3; dự kiến hết năm 2024 tăng thêm 04 xã đạt mức độ 2. Công tác xoá mù chữ tiếp tục duy trì và giữ vững các xã, huyện đạt mức độ 2, mức độ 3; dự kiến hết năm 2024 tăng thêm 06 xã đạt chuẩn mức độ 2 và huyện Bảo Lạc đạt chuẩn mức độ 2 năm 2024.

Ngành GD&ĐT được giao tăng thêm 06 trường đạt chuẩn quốc gia, đến tháng 6 năm 2024, đã trình Chủ tịch UBND tỉnh công nhận 07 trường đạt chuẩn quốc gia. Ước hết năm 2024, có thêm 4 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia, đạt 100% chỉ tiêu giao. Toàn tỉnh dự kiến sử dụng khoảng 269 tỷ đồng để mua sắm thiết bị dạy học cho các cấp học, phục vụ công tác triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Sở GDĐT đã tham mưu UBND tỉnh tuyển dụng mới 375 viên chức; huy động 35 giáo viên môn Tiếng Anh các huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc Sở GDĐT biệt phái đến huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm dạy học trực tiếp góp phần giải quyết thiếu viên chức ngành Giáo dục.Trong năm học, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đối với giáo dục mầm non đạt trên 99 %. Xếp loại kết quả học tập cấp học Tiểu học từ đạt trở lên đạt tỷ lệ 99,22%; đánh giá, xếp loại học tập của học sinh THCS từ trung bình trở lên đạt 98,6%; đánh giá, xếp loại học tập của học sinh THPT từ trung bình trở lên đạt 98,4%; đánh giá, xếp loại học tập giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên từ trung bình trở lên đạt 96,5%. Toàn tỉnh có tổng số thí sinh dự thi là 5.975 thí sinh thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025; trong đó: môn Toán từ 5 điểm trở lên đạt tỷ lệ 51,5%; môn Ngữ văn từ 5 điểm trở lên đạt tỷ lệ 53,17%; môn Tiếng Anh từ 5 điểm trở lên đạt tỷ lệ 37,97%. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT tỉnh Cao Bằng năm học 2023 - 2024 đạt 97,92% (bao gồm thí sinh tự do), tăng 1,9%; điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT là 6,03 điểm, tăng 0,27 điểm. Điểm thi khối A01 (Toán - Lý - Anh) xếp thứ 25/63 tỉnh/TP với điểm trung bình là 20,339 điểm.

Đối với chất lượng giáo dục mũi nhọn, tỉnh Cao Bằng đạt 34 giải quốc gia, tăng 20 giải; tại giải VEX Robotics World Championship 2024 tổ chức tại Mỹ, Đội Robotics 11 Trường THPT Chuyên Cao Bằng (là 1 trong 4 đại diện của Việt Nam) thi đấu ấn tượng với robot VEX V5 - Robot hiện đại nhất, ở bảng thi khó nhất với các đội vô địch quốc gia; kết quả, xếp hạng 49/820 đội, chỉ xếp hạng sau các đội của 4 nước (Mỹ, Canada, Trung Quốc, Đức) và đứng trên 768 đội đến từ 31 quốc gia.

Tuy nhiên, hiện nay, đội ngũ giáo viên của tỉnh còn thiếu so với định mức và biên chế giao; cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học mặc dù đã được quan tâm đầu tư bổ sung tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng. Hiện, toàn tỉnh có khoảng 1.620 phòng học bộ môn cần được đầu tư mới; số phòng công vụ, cần được bổ sung khoảng 600 phòng. Nguồn lực đầu tư cho giáo dục nói chung và đầu tư cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa, giáo dục phổ thông mới còn hạn chế.

anh tin bai

Đại biểu phát biểu thảo luận tại Hội nghị

Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu cho ý kiến đối với các giải pháp để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quản lý, điều hành công tác giáo dục ở địa phương như: Công tác tuyển dụng giáo viên của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn do giáo viên về nghỉ hưu theo chế độ, chuyển vùng công tác khá nhiều; thiếu giáo viên môn Tiếng anh; thiếu phòng học bộ môn; phòng học chưa đạt yêu cầu chuẩn hoá; thiếu ngân sách chi dạy vượt giờ, sửa chữa bảo trì tài sản, công tác phí, mua sắm vật tư, thiết bị...

anh tin bai

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị: ngành GD&ĐT tỉnh Cao Bằng cần có chiến lược cho chặng đường phía trước, xác định được định hướng, mục tiêu giáo dục của tỉnh nhà một cách phù hợp nhất theo thực tế ở địa phương. Nhấn mạnh mục tiêu nâng cao dân trí, thực hiện phổ cập giáo dục là mục tiêu trước tiên để phấn đu, tiến tới đáp ứng được nguồn nhân lực cho tỉnh thời gian tới. Quan tâm đầu tư giáo dục cho các vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh. Chuyển đổi số cũng là một giải pháp mang tính chiến lược cho vùng đặc thù như tỉnh Cao Bằng. Huy động mọi nguồn lực để trong thời gian sớm nhất thực hiện kiên cố hoá trường lớp học.

Đề nghị trong năm học tới, cần tiếp tục rà soát mạng lưới và hệ thống phân bổ các cơ sở giáo dục; có kế hoạch củng cố hệ thống trường bán trú trên địa bàn toàn tỉnh; tiếp tục đổi mới chất lượng dạy và học; nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên; quan tâm đến đời sống của giáo viên, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, nâng cao việc tương tác hỗ trợ lẫn nhau trong công tác giảng dạy tại các điểm trường.

anh tin bai

Bí thư Tỉnh uỷ Trần Hồng Minh phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Tỉnh uỷ Trần Hồng Minh đề nghị ngành GD&ĐT của tỉnh nghiêm túc tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Kim Sơn, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, đặc biệt là các nhóm giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm năm học 2024 - 2025. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Nghị quyết, Chương trình hành động của Trung ương, của tỉnh về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý và chất lượng dạy học. Cấp ủy, chính quyền các cấp, các sở, ngành, các tổ chức, đoàn thể tiếp tục quan tâm, đồng thuận, cùng ngành Giáo dục của tỉnh làm tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, xây dựng và phát triển toàn diện thế hệ trẻ, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng Cao Bằng phát triển bền vững. Các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh nâng cao vai trò của người đứng đầu, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt - học tốt; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả công tác đổi mới và phát triển giáo dục; bố trí nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất; đảm bảo mức chi ngân sách tối thiếu cho đầu tư phát triển giáo dục đào tạo.

Đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục quan tâm, ưu tiên hỗ trợ cho ngành Giáo dục của tỉnh trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp năm học 2024 - 2025 và những năm học tiếp theo; Ưu tiên hỗ trợ Cao Bằng tham gia các dự án, đề án phát triển các lĩnh vực giáo dục theo từng cấp học, bậc học; Tiếp tục kiến nghị, đề xuất với Chính phủ quan tâm xây dựng thêm cơ chế, chính sách ưu tiên, đãi ngộ với học sinh, nhà giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

anh tin bai

Thừa uỷ quyền của Chủ tịch nước, Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh trao danh hiệu Nhà giáo Ưu tú tặng các cá nhân.

Nhân dịp này, 5 cá nhân được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú vì đã có thành tích trong sự nghiệp GD&ĐT của dân tộc.

Dương Liễu

 

 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1