Đưa thổ cẩm Cao Bằng đến với bạn bè quốc tế
Lượt xem: 541

Đối với cộng đồng các dân tộc tỉnh Cao Bằng, mỗi tấm vải thổ cẩm được  dệt ra không chỉ là sản phẩm vật chất, thể hiện sự khéo léo, sáng tạo của người làm mà còn ẩn chứa giá trị của sức lao động, gửi gắm niềm tin thể hiện bản sắc riêng của dân tộc mình.

anh tin bai

Các sản phẩm được bày bán tại gian hàng của tỉnh Cao Bằng

Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Cao Bằng với sự tham dự của 10 công viên địa chất đến từ 10 nước trong khu vực là sự kiện quan trọng mang tầm quốc tế. Nhằm giới thiệu với thế giới một Cao Bằng có nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tại không gian văn hoá các dân tộc, tỉnh Cao Bằng đã trưng bày, giới thiệu những tinh hoa văn hóa được hình thành, đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử, đến đông đảo du khách quốc tế.

anh tin bai

Độc đáo những món quà lưu niệm được làm từ thổ cẩm

 Các sản phẩm dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số được các nghệ nhân sử dụng, thiết kế thành các vật dụng ứng dụng độc đáo, sản phẩm lưu niệm bắt mắt như thổi làn gió mới cho các mặt hàng lưu niệm. Thổ cẩm Cao Bằng được làm hoàn toàn thủ công và khép kín, từ khâu trồng cây nguyên liệu như bông, gai, đay, xe sợi, nhuộm, dệt vải, tạo hoa văn, tra cườm, thêu… cho đến may thành sản phẩm. Bên cạnh đó, các khung dệt ở đây cũng được làm hết sức thô sơ, chỉ từ những thanh tre, nứa. Để hoàn thành một sản phẩm, thường rất mất thời gian, một phụ nữ phải mất hàng tuần, thậm chí đối với những sản phẩm tinh xảo, có hoa văn khó, phải mất tới cả tháng. Các sản phẩm thổ cẩm Cao Bằng với nhiều tiện ích luôn được du khách  được quan tâm và thu hút người tiêu dùng.

anh tin bai

Anh Nur Arief Nugroho CVĐC Mertus, Indonesia

Anh Nur Arief Nugroho CVĐC Mertus, Indonesia chia sẻ: Tôi thấy thật tuyệt vời khi có thể đến đây tham dự Hội nghị và gặp gỡ những người đến từ nhiều quốc gia khác khác nhau. Đặc biệt tại đây có trưng bày nhiều gian hàng về các không gian văn hóa của những vùng CVĐC trên thế giới, mỗi gian hàng đều được trưng bày đậm chất văn hóa riêng của các nước. Đối với tôi chuyến đi này cũng rất vui và ý nghĩa, tôi đã mua được 1 cái túi thổ cẩm rất xinh đẹp tại gian hàng của tỉnh Cao Bằng. Tôi nhất định sẽ quay trở lại Cao Bằng vào một dịp không xa trong tương lai. 

anh tin bai

Họa tiết thổ cẩm xuất hiện trong bộ sưu tập thời trang của nhà thiết kế Laura Chula trình diễn tại Hội nghị quốc tế lần thứ 8

Bên cạnh việc thiết kế mẫu mã sản phẩm mới, hiện nay nhiều mẫu hoa văn thổ cẩm được sử dụng trên nhiều vật dụng, hằng năm cung cấp ra thị trường  từ 300 đến 500 sản phẩm các loại, trong đó có rất nhiều sản phẩm hấp dẫn khách du lịch nước ngoài. Hầu như các mặt hàng đều được tiêu thụ hết, góp phần giúp đồng bào phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

anh tin bai

Nghệ nhân ưu tú Nông Thị Thược phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Nghệ nhân ưu tú Nông Thị Thược, xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng cho biết: “Thổ cẩm của Luống Nọi không chỉ phục vụ cho thị trường nội địa, mà có mặt ở thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Mỹ… Vì vậy, việc giữ gìn và phát triển nghề dệt thổ cẩm không chỉ góp phần gìn giữ biểu tượng văn hóa cổ truyền của đồng bào dân tộc Tày mà còn có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của địa phương, góp phần giới thiệu sản phẩm để nghề dệt thổ cẩm ngày càng có chỗ đứng, góp phần tôn vinh vẻ đẹp, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng.

Kim Cúc 

Đưa thổ cẩm Cao Bằng đến với bạn bè quốc tế

Đối với cộng đồng các dân tộc tỉnh Cao Bằng, mỗi tấm vải thổ cẩm được  dệt ra không chỉ là sản phẩm vật chất, thể hiện sự khéo léo, sáng tạo của người làm mà còn ẩn chứa giá trị của sức lao động, gửi gắm niềm tin thể hiện bản sắc riêng của dân tộc mình.

anh tin bai

Các sản phẩm được bày bán tại gian hàng của tỉnh Cao Bằng

Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Cao Bằng với sự tham dự của 10 công viên địa chất đến từ 10 nước trong khu vực là sự kiện quan trọng mang tầm quốc tế. Nhằm giới thiệu với thế giới một Cao Bằng có nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tại không gian văn hoá các dân tộc, tỉnh Cao Bằng đã trưng bày, giới thiệu những tinh hoa văn hóa được hình thành, đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử, đến đông đảo du khách quốc tế.

anh tin bai

Độc đáo những món quà lưu niệm được làm từ thổ cẩm

 Các sản phẩm dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số được các nghệ nhân sử dụng, thiết kế thành các vật dụng ứng dụng độc đáo, sản phẩm lưu niệm bắt mắt như thổi làn gió mới cho các mặt hàng lưu niệm. Thổ cẩm Cao Bằng được làm hoàn toàn thủ công và khép kín, từ khâu trồng cây nguyên liệu như bông, gai, đay, xe sợi, nhuộm, dệt vải, tạo hoa văn, tra cườm, thêu… cho đến may thành sản phẩm. Bên cạnh đó, các khung dệt ở đây cũng được làm hết sức thô sơ, chỉ từ những thanh tre, nứa. Để hoàn thành một sản phẩm, thường rất mất thời gian, một phụ nữ phải mất hàng tuần, thậm chí đối với những sản phẩm tinh xảo, có hoa văn khó, phải mất tới cả tháng. Các sản phẩm thổ cẩm Cao Bằng với nhiều tiện ích luôn được du khách  được quan tâm và thu hút người tiêu dùng.

anh tin bai

Anh Nur Arief Nugroho CVĐC Mertus, Indonesia

Anh Nur Arief Nugroho CVĐC Mertus, Indonesia chia sẻ: Tôi thấy thật tuyệt vời khi có thể đến đây tham dự Hội nghị và gặp gỡ những người đến từ nhiều quốc gia khác khác nhau. Đặc biệt tại đây có trưng bày nhiều gian hàng về các không gian văn hóa của những vùng CVĐC trên thế giới, mỗi gian hàng đều được trưng bày đậm chất văn hóa riêng của các nước. Đối với tôi chuyến đi này cũng rất vui và ý nghĩa, tôi đã mua được 1 cái túi thổ cẩm rất xinh đẹp tại gian hàng của tỉnh Cao Bằng. Tôi nhất định sẽ quay trở lại Cao Bằng vào một dịp không xa trong tương lai. 

anh tin bai

Họa tiết thổ cẩm xuất hiện trong bộ sưu tập thời trang của nhà thiết kế Laura Chula trình diễn tại Hội nghị quốc tế lần thứ 8

Bên cạnh việc thiết kế mẫu mã sản phẩm mới, hiện nay nhiều mẫu hoa văn thổ cẩm được sử dụng trên nhiều vật dụng, hằng năm cung cấp ra thị trường  từ 300 đến 500 sản phẩm các loại, trong đó có rất nhiều sản phẩm hấp dẫn khách du lịch nước ngoài. Hầu như các mặt hàng đều được tiêu thụ hết, góp phần giúp đồng bào phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

anh tin bai

Nghệ nhân ưu tú Nông Thị Thược phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Nghệ nhân ưu tú Nông Thị Thược, xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng cho biết: “Thổ cẩm của Luống Nọi không chỉ phục vụ cho thị trường nội địa, mà có mặt ở thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Mỹ… Vì vậy, việc giữ gìn và phát triển nghề dệt thổ cẩm không chỉ góp phần gìn giữ biểu tượng văn hóa cổ truyền của đồng bào dân tộc Tày mà còn có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của địa phương, góp phần giới thiệu sản phẩm để nghề dệt thổ cẩm ngày càng có chỗ đứng, góp phần tôn vinh vẻ đẹp, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng.

Kim Cúc 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1