Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam tại tỉnh Cao Bằng
14/10/2024
Lượt xem: 1753
Then là thực hành nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, phản ánh quan niệm về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ. Các lễ then diễn tả hành trình ông Then, bà Then điều khiển đoàn âm binh từ mường đất lên mường trời để dâng lễ vật và thỉnh cầu an lành, sức khỏe, mùa màng tốt tươi... Năm 2019, thực hành Then cúa người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Cùng niềm vinh dự đó, những năm qua, các cấp chính quyền và người dân tỉnh Cao Bằng đã chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị để di sản Then trở thành tài sản chung của nhân loại.
Đôi nét di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam tại tỉnh Cao Bằng
Then là một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người Tày ở Cao Bằng. Hát Then, đàn Tính bắt nguồn từ cuộc sống lao động tập thể, xuất hiện từ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cộng đồng người Tày cổ. Đây là loại hình dân ca đặc sắc, là một hình thức sinh hoạt văn hóa có vị thế quan trọng trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày. Hát then là sự tổng hòa của nhiều hoạt động nghệ thuật như múa, đàn, hát. Cao Bằng được coi là nơi khởi nguồn của phong cách Then nam hay còn gọi là Then Giàng; nơi có nhiều thầy Then giỏi nghề, hát hay, đàn giỏi, thực hành các Nghi lễ Then đúng quy cách cổ truyền. Then Cao Bằng có Then nam và Then nữ. Để phân biệt rõ là nam hay nữ người ta dùng từ “Giàng” để chỉ Then nam, từ “Then” để chỉ Then nữ. “Then” và “Giàng” còn khác nhau về âm điệu, tiết tấu, phong cách diễn và nhạc cụ. “Then” sử dụng đàn tính ba dây, “Giàng” sử dụng đàn tính hai dây.
Then văn nghệ hiện nay được biểu diễn tại các không gian văn hoá, các sự kiện văn hoá, du lịch
Nghi lễ Then cúng ở Cao Bằng có nhiều loại khác nhau, nhưng thường gặp là: Then kỳ yên (cầu an, giải hạn), Then pây sử (đi sứ), Then cái cấu (bắc cầu), cầu bjóoc (cầu hoa, cầu tự),… Nội dung và hình thức Then ở Cao Bằng mang những đặc điểm chung của Then Tày, Nùng; đồng thời lại có những nét riêng của Then Cao Bằng thể hiện ở một số chi tiết trong cách đàn, hát, múa, y phục. Nghi lễ Then là một di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của người Tày. Diễn xướng nghi lễ Then đã trở thành sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của người Tày ở Cao Bằng từ rất lâu đời. Nghi lễ Then thường được các thầy cúng thực hiện trong các nghi lễ thờ cúng của các gia đình như lễ giải hạn (chữa bệnh), lễ cầu an, lễ chúc thọ, lễ chúc tụng, đặc biệt là các đại lễ “lẩu Then” của bản thân thầy Then: lễ cấp sắc, lễ tăng sắc, lễ cáo lão,… Then là phương tiện giúp những người tham gia cuộc lễ thể hiện tâm tư, tình cảm, giao lưu giải trí và gắn kết cộng đồng.
Ra đời và phát triển lâu dài trong lòng dân tộc, Then chứa đựng trong lòng nó những dấu ấn về lịch sử xã hội người Tày. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua diễn xướng Then và đặc biệt là lời hát Then. Trải qua những thăng trầm của thời gian và sự cải biến bởi phương thức truyền miệng nhưng về cơ bản diễn xướng Then trong đó có những lời Then vẫn giữ được nội dung phản ánh ban đầu. Then là tích hợp các giá trị văn hóa phán ánh được trong nó nhiều nét đẹp trong truyền thống của người Tày. Đó là tinh thần cộng đồng, sự đoàn kết tương trợ giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và rộng ra là trong làng bản. Sự cổ vũ nhiệt tình và trân trọng của cộng đồng đối với thầy Then đã chứng tỏ Then có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội của người Tày. Nghi lễ Then thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc Tày, Nùng, Thái nói chung và dân tộc Tày nói riêng, từ phong tục đến nhạc cụ, múa, âm nhạc.
Với những giá trị, ý nghĩa đặc sắc, Nghi lễ Then của người Tày Cao Bằng đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2684/QĐ-BVHTTDL ngày 25/8/2014 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Đặc biệt, ngày 12/12/2019, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam (trong đó có Nghi lễ Then Tày Cao Bằng) đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Qua đó, đã khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa, khuyến khích đối thoại giữa các cá nhân, các cộng đồng và các dân tộc khác nhau vì sự khoan dung, tình yêu và lòng bác ái, đúng theo tôn chỉ và mục tiêu của công ước 2003 về việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.
Sau khi được tổ chức UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, cộng đồng Tày, Nùng đang thực hành di sản Then tại Cao Bằng nhận thức đầy đủ hơn về giá trị của Then trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn di sản Then. Chức năng xã hội và văn hóa của di sản Thực hành Then so với thời điểm được ghi danh không có sự thay đổi, các nghệ nhân vẫn thực hành di sản Then theo các nghi thức cổ truyền. Số lượng nghệ nhân thực hành di sản Then tăng không đáng kể vì di sản này gắn với thực hành nghi lễ, phải là các thầy “Bụt Then” (nữ), Then Giàng (nam) thực hiện và truyền nghề cho các đệ tử theo phương thức cha truyền con nối hoặc truyền nghề cho những người có “căn” làm nghề thầy Then. Hiện nay, Then đang tồn tại dưới hai dạng chính là Then cổ (Then tâm linh phục vụ hành nghề tín ngưỡng) và then mới (then văn nghệ có cải biên, sáng tácdựa trên âm hưởng Then cổ). Hình thức Then văn nghệ ngày càng được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Tày, Nùng ở Cao Bằng. Then văn nghệ hiện nay được biểu diễn tại các không gian văn hoá như các lễ hội, các sự kiện văn hoá, du lịch, các cuộc liên hoan, hội thi... Nhiều tác phẩm là các bài hát, múa được các nghệ sỹ, nghệ nhân sáng tác phổ theo giai điệu Then, lôi cuốn, hấp dẫn người xem.
Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam tại tỉnh Cao Bằng
Trong những năm qua công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc được tỉnh luôn quan tâm, chú trọng, đặc biệt là bảo tồn các di sản văn hóa đã được ghi danh được triển khai dưới nhiều hình thức như: thành lập các câu lạc bộ, đội văn nghệ quần chúng, tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan, các lớp truyền dạy và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Phong trào văn hoá phát triển sâu rộng, thực chất, Hội bảo tồn dân ca các dân tộc tỉnh Cao Bằng đến nay đã phát triển được 10 chi hội ở các huyện với 2.192 hội viên, tổ chức nghiên cứu, sưu tầm 45 bài hát dân ca các dân tộc; sáng tác, đặt lời mới trên 200 bài hát; xây dựng 96 chương trình văn nghệ dân ca từ các chi hội cơ sở; tích cực truyền dạy, phổ biến dân ca trong Nhân dân; tổ chức truyền dạy cho hơn 600 hội viên thuộc nhiều lứa tuổi trong và ngoài tỉnh. Hội đã thành lập 05 câu lạc bộ dân ca; phát triển được 12 hội viên thiếu niên, nhi đồng; thành lập được 04 câu lạc bộ hát Then, đàn Tính, hát dân ca tại các cơ sở gắn với phát triển du lịch; thành lập, ra mắt mô hình điểm, nhóm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Then tại thành phố Cao Bằng và huyện Hòa An; Trung tâm Đào tạo, Thi đấu Thể thao và Nghệ thuật tỉnh mở các lớp đào tạo hát Then - đàn Tính cho học sinh năng khiếu Nghệ thuật. Tỉnh đã vinh danh những cá nhân có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, đang nắm giữ, truyền dạy, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được ghi danh, trong thời qua tỉnh Cao Bằng đã tiến hành kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên toàn tỉnh nhằm nhận diện, xác định giá trị, phân loại, lập danh mục loại hình di sản: tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian. Năm 2020, tỉnh đã hoàn thành công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện nay Cao Bằng đang lưu giữ trên 2.000 di sản, trong đó: loại hình tiếng nói chữ viết có 06 di sản; loại hình ngữ văn dân gian có 150 di sản; tập quán xã hội và tín ngưỡng có 745 di sản; lễ hội truyền thống có 200 di sản; nghề thủ công truyền thống có 112 di sản; tri thức dân gian có 487 di sản; nghệ thuật trình diễn dân gian có 300 di sản. Thông qua kết quả kiểm kê, lựa chọn, lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đến nay toàn tỉnh có 07 di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (trong đó có di sản Nghi lễ Then của người Tày Cao Bằng).

Hội thi Hát dân ca, Trình diễn trang phục dân tộc tỉnh Cao Bằng góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa Then Tày
Tỉnh đã tiến hành tư liệu hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu số hóa về Then Tày để lưu giữ và phát huy; thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học “Vai trò của nghi lễ Then trong tín ngưỡng dân gian”; “Các nghi lễ Then trong cộng đồng Tày, Nùng ở Cao Bằng”; xây dựng phim tư liệu tuyên truyền, quảng bá về di sản văn hóa phi vật thể “Then trong đời sống cộng đồng Tày - Nùng Cao Bằng”; biên soạn, xây dựng ấn phẩm “Giới thiệu di sản văn hoá phi vật thể Nghi lễ Then Cao Bằng”. Nghiên cứu, sưu tầm vốn dân ca Hát then - đàn Tính, trong đó, tập trung nghiên cứu về xuất xứ, quá trình lịch sử hình thành và phát triển dân ca Then tính, đặc trưng và những giá trị của Hát then - đàn Tính Cao Bằng. Bước đầu xác định được 15 làn điệu dân ca Then tính, sưu tầm được 10 bài hát Then cổ. Tổ chức xây dựng các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh, phục vụ nhân dân các dân tộc trong và ngoài tỉnh; tham gia các hội thi, hội diễn, liên hoan, ngày hội văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cấp khu vực tổ chức; Định kỳ tổ chức: Liên hoan hát Then - đàn Tính toàn tỉnh 2 năm một lần với sự tham gia các nghệ nhân, diễn viên quần chúng yêu hát Then, đàn Tính, các tiết mục tham gia là những làn điệu then cổ, then cải biên, độc tấu đàn, trích đoạn nghi lễ Then, múa sluông chầu của dân tộc Tày, Nùng tỉnh Cao Bằng; Hội thi Hát dân ca; Trình diễn trang phục dân tộc tỉnh Cao Bằng nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trong tỉnh, đẩy mạnh phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng trong toàn tỉnh.
Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực, đặc biệt là văn hóa đã ảnh hưởng rất lớn đến giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong đó có di sản đã được ghi danh, nguồn lực đầu tư để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản còn hạn chế. Hiện nay di sản Then đang đứng trước nguy cơ bị mai một do những nghệ nhân cao tuổi, nghệ nhân am hiểu về các điệu Then cổ còn rất ít, thiếu thế hệ kế cận, không gian diễn xướng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa; một bộ phận các bạn trẻ thờ ơ với dân ca truyền thống; nhiều làn điệu then cổ đã và đang bị biến đổi, thậm chí có nguy cơ bị biến mất.
Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam tại tỉnh Cao Bằng, trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là di sản đã được ghi danh trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội; tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản; tuyên truyền quảng bá thông qua các hội thi, hội diễn, liên hoan, ngày hội và tại các sự kiện văn hóa du lịch quy mô toàn quốc, khu vực; Đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, trong đó chú trọng tới những di sản văn hóa đã được ghi danh; Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, giới thiệu các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống; xuất bản sách, ấn phẩm, video tuyên truyền, giới thiệu, xây dựng kho tư liệu những làn điệu dân ca cổ, những phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa truyền thống; Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho các nghệ nhân, người tổ chức thực hành, trao truyền, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó có di sản Then; Theo điều kiện thực tiễn, cấp kinh phí hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn, trình diễn, phát huy giá trị di sản văn hóa đã được ghi danh; Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về công tác quản lý di sản văn hóa cho những người trực tiếp làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam nói riêng; Động viên, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có đóng góp hiệu quả, tích cực trong công tác quản lý văn hóa, truyền dạy, phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là di sản đã được ghi danh.
Kim Thoa
14/10/2024
Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam tại tỉnh Cao Bằng
Then là thực hành nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, phản ánh quan niệm về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ. Các lễ then diễn tả hành trình ông Then, bà Then điều khiển đoàn âm binh từ mường đất lên mường trời để dâng lễ vật và thỉnh cầu an lành, sức khỏe, mùa màng tốt tươi... Năm 2019, thực hành Then cúa người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Cùng niềm vinh dự đó, những năm qua, các cấp chính quyền và người dân tỉnh Cao Bằng đã chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị để di sản Then trở thành tài sản chung của nhân loại.
Đôi nét di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam tại tỉnh Cao Bằng
Then là một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người Tày ở Cao Bằng. Hát Then, đàn Tính bắt nguồn từ cuộc sống lao động tập thể, xuất hiện từ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cộng đồng người Tày cổ. Đây là loại hình dân ca đặc sắc, là một hình thức sinh hoạt văn hóa có vị thế quan trọng trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày. Hát then là sự tổng hòa của nhiều hoạt động nghệ thuật như múa, đàn, hát. Cao Bằng được coi là nơi khởi nguồn của phong cách Then nam hay còn gọi là Then Giàng; nơi có nhiều thầy Then giỏi nghề, hát hay, đàn giỏi, thực hành các Nghi lễ Then đúng quy cách cổ truyền. Then Cao Bằng có Then nam và Then nữ. Để phân biệt rõ là nam hay nữ người ta dùng từ “Giàng” để chỉ Then nam, từ “Then” để chỉ Then nữ. “Then” và “Giàng” còn khác nhau về âm điệu, tiết tấu, phong cách diễn và nhạc cụ. “Then” sử dụng đàn tính ba dây, “Giàng” sử dụng đàn tính hai dây.
Then văn nghệ hiện nay được biểu diễn tại các không gian văn hoá, các sự kiện văn hoá, du lịch
Nghi lễ Then cúng ở Cao Bằng có nhiều loại khác nhau, nhưng thường gặp là: Then kỳ yên (cầu an, giải hạn), Then pây sử (đi sứ), Then cái cấu (bắc cầu), cầu bjóoc (cầu hoa, cầu tự),… Nội dung và hình thức Then ở Cao Bằng mang những đặc điểm chung của Then Tày, Nùng; đồng thời lại có những nét riêng của Then Cao Bằng thể hiện ở một số chi tiết trong cách đàn, hát, múa, y phục. Nghi lễ Then là một di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của người Tày. Diễn xướng nghi lễ Then đã trở thành sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của người Tày ở Cao Bằng từ rất lâu đời. Nghi lễ Then thường được các thầy cúng thực hiện trong các nghi lễ thờ cúng của các gia đình như lễ giải hạn (chữa bệnh), lễ cầu an, lễ chúc thọ, lễ chúc tụng, đặc biệt là các đại lễ “lẩu Then” của bản thân thầy Then: lễ cấp sắc, lễ tăng sắc, lễ cáo lão,… Then là phương tiện giúp những người tham gia cuộc lễ thể hiện tâm tư, tình cảm, giao lưu giải trí và gắn kết cộng đồng.
Ra đời và phát triển lâu dài trong lòng dân tộc, Then chứa đựng trong lòng nó những dấu ấn về lịch sử xã hội người Tày. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua diễn xướng Then và đặc biệt là lời hát Then. Trải qua những thăng trầm của thời gian và sự cải biến bởi phương thức truyền miệng nhưng về cơ bản diễn xướng Then trong đó có những lời Then vẫn giữ được nội dung phản ánh ban đầu. Then là tích hợp các giá trị văn hóa phán ánh được trong nó nhiều nét đẹp trong truyền thống của người Tày. Đó là tinh thần cộng đồng, sự đoàn kết tương trợ giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và rộng ra là trong làng bản. Sự cổ vũ nhiệt tình và trân trọng của cộng đồng đối với thầy Then đã chứng tỏ Then có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội của người Tày. Nghi lễ Then thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc Tày, Nùng, Thái nói chung và dân tộc Tày nói riêng, từ phong tục đến nhạc cụ, múa, âm nhạc.
Với những giá trị, ý nghĩa đặc sắc, Nghi lễ Then của người Tày Cao Bằng đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2684/QĐ-BVHTTDL ngày 25/8/2014 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Đặc biệt, ngày 12/12/2019, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam (trong đó có Nghi lễ Then Tày Cao Bằng) đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Qua đó, đã khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa, khuyến khích đối thoại giữa các cá nhân, các cộng đồng và các dân tộc khác nhau vì sự khoan dung, tình yêu và lòng bác ái, đúng theo tôn chỉ và mục tiêu của công ước 2003 về việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.
Sau khi được tổ chức UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, cộng đồng Tày, Nùng đang thực hành di sản Then tại Cao Bằng nhận thức đầy đủ hơn về giá trị của Then trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn di sản Then. Chức năng xã hội và văn hóa của di sản Thực hành Then so với thời điểm được ghi danh không có sự thay đổi, các nghệ nhân vẫn thực hành di sản Then theo các nghi thức cổ truyền. Số lượng nghệ nhân thực hành di sản Then tăng không đáng kể vì di sản này gắn với thực hành nghi lễ, phải là các thầy “Bụt Then” (nữ), Then Giàng (nam) thực hiện và truyền nghề cho các đệ tử theo phương thức cha truyền con nối hoặc truyền nghề cho những người có “căn” làm nghề thầy Then. Hiện nay, Then đang tồn tại dưới hai dạng chính là Then cổ (Then tâm linh phục vụ hành nghề tín ngưỡng) và then mới (then văn nghệ có cải biên, sáng tácdựa trên âm hưởng Then cổ). Hình thức Then văn nghệ ngày càng được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Tày, Nùng ở Cao Bằng. Then văn nghệ hiện nay được biểu diễn tại các không gian văn hoá như các lễ hội, các sự kiện văn hoá, du lịch, các cuộc liên hoan, hội thi... Nhiều tác phẩm là các bài hát, múa được các nghệ sỹ, nghệ nhân sáng tác phổ theo giai điệu Then, lôi cuốn, hấp dẫn người xem.
Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam tại tỉnh Cao Bằng
Trong những năm qua công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc được tỉnh luôn quan tâm, chú trọng, đặc biệt là bảo tồn các di sản văn hóa đã được ghi danh được triển khai dưới nhiều hình thức như: thành lập các câu lạc bộ, đội văn nghệ quần chúng, tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan, các lớp truyền dạy và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Phong trào văn hoá phát triển sâu rộng, thực chất, Hội bảo tồn dân ca các dân tộc tỉnh Cao Bằng đến nay đã phát triển được 10 chi hội ở các huyện với 2.192 hội viên, tổ chức nghiên cứu, sưu tầm 45 bài hát dân ca các dân tộc; sáng tác, đặt lời mới trên 200 bài hát; xây dựng 96 chương trình văn nghệ dân ca từ các chi hội cơ sở; tích cực truyền dạy, phổ biến dân ca trong Nhân dân; tổ chức truyền dạy cho hơn 600 hội viên thuộc nhiều lứa tuổi trong và ngoài tỉnh. Hội đã thành lập 05 câu lạc bộ dân ca; phát triển được 12 hội viên thiếu niên, nhi đồng; thành lập được 04 câu lạc bộ hát Then, đàn Tính, hát dân ca tại các cơ sở gắn với phát triển du lịch; thành lập, ra mắt mô hình điểm, nhóm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Then tại thành phố Cao Bằng và huyện Hòa An; Trung tâm Đào tạo, Thi đấu Thể thao và Nghệ thuật tỉnh mở các lớp đào tạo hát Then - đàn Tính cho học sinh năng khiếu Nghệ thuật. Tỉnh đã vinh danh những cá nhân có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, đang nắm giữ, truyền dạy, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được ghi danh, trong thời qua tỉnh Cao Bằng đã tiến hành kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên toàn tỉnh nhằm nhận diện, xác định giá trị, phân loại, lập danh mục loại hình di sản: tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian. Năm 2020, tỉnh đã hoàn thành công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện nay Cao Bằng đang lưu giữ trên 2.000 di sản, trong đó: loại hình tiếng nói chữ viết có 06 di sản; loại hình ngữ văn dân gian có 150 di sản; tập quán xã hội và tín ngưỡng có 745 di sản; lễ hội truyền thống có 200 di sản; nghề thủ công truyền thống có 112 di sản; tri thức dân gian có 487 di sản; nghệ thuật trình diễn dân gian có 300 di sản. Thông qua kết quả kiểm kê, lựa chọn, lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đến nay toàn tỉnh có 07 di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (trong đó có di sản Nghi lễ Then của người Tày Cao Bằng).

Hội thi Hát dân ca, Trình diễn trang phục dân tộc tỉnh Cao Bằng góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa Then Tày
Tỉnh đã tiến hành tư liệu hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu số hóa về Then Tày để lưu giữ và phát huy; thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học “Vai trò của nghi lễ Then trong tín ngưỡng dân gian”; “Các nghi lễ Then trong cộng đồng Tày, Nùng ở Cao Bằng”; xây dựng phim tư liệu tuyên truyền, quảng bá về di sản văn hóa phi vật thể “Then trong đời sống cộng đồng Tày - Nùng Cao Bằng”; biên soạn, xây dựng ấn phẩm “Giới thiệu di sản văn hoá phi vật thể Nghi lễ Then Cao Bằng”. Nghiên cứu, sưu tầm vốn dân ca Hát then - đàn Tính, trong đó, tập trung nghiên cứu về xuất xứ, quá trình lịch sử hình thành và phát triển dân ca Then tính, đặc trưng và những giá trị của Hát then - đàn Tính Cao Bằng. Bước đầu xác định được 15 làn điệu dân ca Then tính, sưu tầm được 10 bài hát Then cổ. Tổ chức xây dựng các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh, phục vụ nhân dân các dân tộc trong và ngoài tỉnh; tham gia các hội thi, hội diễn, liên hoan, ngày hội văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cấp khu vực tổ chức; Định kỳ tổ chức: Liên hoan hát Then - đàn Tính toàn tỉnh 2 năm một lần với sự tham gia các nghệ nhân, diễn viên quần chúng yêu hát Then, đàn Tính, các tiết mục tham gia là những làn điệu then cổ, then cải biên, độc tấu đàn, trích đoạn nghi lễ Then, múa sluông chầu của dân tộc Tày, Nùng tỉnh Cao Bằng; Hội thi Hát dân ca; Trình diễn trang phục dân tộc tỉnh Cao Bằng nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trong tỉnh, đẩy mạnh phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng trong toàn tỉnh.
Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực, đặc biệt là văn hóa đã ảnh hưởng rất lớn đến giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong đó có di sản đã được ghi danh, nguồn lực đầu tư để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản còn hạn chế. Hiện nay di sản Then đang đứng trước nguy cơ bị mai một do những nghệ nhân cao tuổi, nghệ nhân am hiểu về các điệu Then cổ còn rất ít, thiếu thế hệ kế cận, không gian diễn xướng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa; một bộ phận các bạn trẻ thờ ơ với dân ca truyền thống; nhiều làn điệu then cổ đã và đang bị biến đổi, thậm chí có nguy cơ bị biến mất.
Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam tại tỉnh Cao Bằng, trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là di sản đã được ghi danh trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội; tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản; tuyên truyền quảng bá thông qua các hội thi, hội diễn, liên hoan, ngày hội và tại các sự kiện văn hóa du lịch quy mô toàn quốc, khu vực; Đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, trong đó chú trọng tới những di sản văn hóa đã được ghi danh; Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, giới thiệu các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống; xuất bản sách, ấn phẩm, video tuyên truyền, giới thiệu, xây dựng kho tư liệu những làn điệu dân ca cổ, những phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa truyền thống; Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho các nghệ nhân, người tổ chức thực hành, trao truyền, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó có di sản Then; Theo điều kiện thực tiễn, cấp kinh phí hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn, trình diễn, phát huy giá trị di sản văn hóa đã được ghi danh; Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về công tác quản lý di sản văn hóa cho những người trực tiếp làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam nói riêng; Động viên, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có đóng góp hiệu quả, tích cực trong công tác quản lý văn hóa, truyền dạy, phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là di sản đã được ghi danh.
Kim Thoa
|