“Giáo dục quyền con người” trong hệ thống giáo dục được tỉnh ta quan tâm đẩy mạnh
Lượt xem: 478

Những năm qua công tác tuyên truyền, phổ biến Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân luôn được tỉnh quan tâm, chú trọng thực hiện, đạt hiệu quả, tạo sự chuyển biến trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục phổ thông, học sinh, sinh viên. Ngành Giáo dục đã thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chương trình, giáo trình, sách giáo khoa có nội dung về quyền con người vào chương trình giảng dạy; tích cực đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục quyền con người theo hướng tích hợp trong môn học chính khóa với các hoạt động giáo dục khác. Công tác đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất, các thiết chế phục vụ giảng dạy quyền con người trong các cơ sở giáo dục đã được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa đảm bảo nhu cầu học tập cơ bản.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương triển khai đầy đủ, kịp thời Quyết định số 1309/QĐ-TTg, Chỉ thị số 34/CT-TTg, qua đó nâng cao trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ về quyền con người, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, đẩy mạnh công tác giáo dục quyền con người trong chương trình giáo dục cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh. Đồng thời ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2023-2028, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về quyền con người, tầm quan trọng, ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân, tôn trọng nhân phẩm, các quyền và tự do của người khác; trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước và xã hội. Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo lồng ghép nội dung kiểm tra nội dung giáo dục quyền con người trong chương trình giáo dục với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

 

Chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về quyền con người và giáo dục quyền con người, nhất là tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các nội dung của Quyết định số 1309/QĐ-TTg, Chỉ thị số 34/CT-TTg, các Kế hoạch của UBND tỉnh; tập trung tuyên truyền về mục tiêu, định hướng, giải pháp, lộ trình thực hiện Đề án; phổ biến Luật pháp quốc tế về quyền con người, 07 công ước quốc tế cơ bản về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.

Công tác thông tin, tuyên truyền được triển khai với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Các cơ quan thông tấn, báo chí, đài phát thanh, truyền hình xây dựng chuyên mục về giáo dục và đào tạo; các ngành, đơn vị, địa phương tổ chức tuyên truyền thông qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề, hội thi, xây dựng tủ sách/ngăn sách pháp luật, lồng ghép tại các cuộc họp giao ban, sinh hoạt chi bộ...  Qua thực hiện công tác tuyên truyền, phối hợp tuyên truyền đã tạo sự đồng thuận, phát huy hiệu quả sự tham gia, ủng hộ của xã hội đối với nhiệm vụ giáo dục.

anh tin bai

Giáo dục về quyền con người trong chương trình giáo dục chính khóa, các hoạt động ngoại khóa được các trường học trên địa bàn tỉnh triển khai với nội dung phù hợp, hình thức phong phú

Ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức truyền thông, lồng ghép tuyên truyền về quyền con người trong chương trình giáo dục chính khóa, các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, các tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp đảm bảo đa dạng hình thức, nội dung phù hợp theo từng cấp học. Cấp mầm non đã tổ chức lồng ghép, truyền thông các nội dung về quyền con người, đặc biệt là quyền trẻ em thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa và trong các hoạt động giáo dục chính khóa thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức, lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội. Cấp Tiểu học, trung học đã tổ chức lồng ghép, truyền thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa và trong các hoạt động giáo dục chính khóa, các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, các tiết sinh hoạt dưới cờ. Thường xuyên rà soát, bổ sung, cập nhật các đầu sách pháp luật mới cho thư viện và tủ sách pháp luật của nhà trường. 100% trường học xây dựng Tủ sách pháp luật hoặc ngăn sách pháp luật; 100% các trường học trên địa bàn tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung quyền con người đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường.

Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giảng dạy

Những năm học qua, toàn ngành Giáo dục của tỉnh ta đã thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung quyền con người vào chương trình hiện hành và trong kế hoạch đổi mới chương trình, tài liệu, học liệu, sách giáo khoa phù hợp với từng cấp học, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh; hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc các nội dung giáo dục quyền con người được quy định trong chương trình giáo dục, đào tạo.

Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu phục vụ dạy học nội dung quyền con người. Các cơ sở giáo dục chủ động trang bị máy chiếu, tivi lắp cố định tại các phòng học phục vụ cho công tác giảng dạy, đồng thời chủ động mua sắm tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo vào thư viện nhà trường phục vụ cho giáo viên và học sinh nghiên cứu, tìm hiểu về quyền con người trong việc dạy học tích hợp trong các môn học.

anh tin bai

Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư đáp ứng nhu cầu học tập cơ bản của người học

Hằng năm, các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giáo dục bộ môn, nội dung giáo dục quyền con người phù hợp với từng cấp học. Trong đó rà soát, lồng ghép tích hợp nội dung về quyền con người trong các môn học như: Đạo đức, Tiếng Việt, Giáo dục công dân, Ngữ văn, Giáo dục kinh tế và Pháp luật; thông qua các bài học thuộc mạch nội dung kiến thức giáo dục pháp luật; sử dụng cuốn “Sổ tay về quyền con người dành cho cán bộ quản lý và giáo viên giáo dục phổ thông”.

Năm học 2023 - 2024 đã thực hiện 5916 tiết dạy học tích hợp quyền con người với các chủ đề: Các quyền cơ bản của con người (quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền của trẻ em, quyền của người khuyết tật, quyền được giáo dục và phát triển năng khiếu, quyền bất khả xâm phạm thân thể, quyền được bảo vệ, quyền được tiếp cận thông tin, quyền sở hữu, quyền làm việc, quyền được bảo vệ sức khỏe, ...); quyền con người thông qua thực hiện pháp luật, bình đẳng giới; các quyền con người trong lĩnh vực kinh tế (quyền tự do kinh doanh; nghĩa vụ đóng thuế; tôn trọng, bảo đảm thực hiện và bảo vệ các quyền của bản thân và của người khác trong việc thực hiện các quyền về kinh tế....); các quyền con người trong lĩnh vực pháp luật (phê phán các hành vi vi phạm pháp luật trong việc về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; tôn trọng quyền con người; quyền và nghĩa vụ cơ bản của bản thân và của người khác....). Từ đó, chúng ta thấy rằng, những năm qua việc thực hiện dạy học tích hợp nội dung kiến thức về quyền con người vào chương trình giảng dạy đảm bảo nghiêm túc, hiệu qu. Các nội dung tích hợp đã góp phần tăng cường thực hành quyền con người ở trường học, ngăn ngừa, hạn chế bạo lực học đường, phân biệt đối xử, xâm hại nhân phẩm con người.

Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy giáo dục quyền con người

Với định hướng phát triển năng lực học sinh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy nội dung quyền con người trong giảng dạy môn Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và Pháp luật theo hướng chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lý tình huống thực tiễn về quyền con người; kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học; tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn học như: giải quyết vấn đề, phân tích trường hợp điển hình kết hợp nêu những tấm gương công dân tiêu biểu; kết hợp các hình thức dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả: dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân; dạy học ở trong lớp và ở ngoài lớp, ngoài khuôn viên nhà trường, coi trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm để học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, phát triển kĩ năng và thái độ tích cực, trên cơ sơ đó hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân tương lai; tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng trong các tình huống cụ thể của đời sống; tích cực sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại nhằm đa dạng, cập nhật thông tin, tạo hứng thú cho học sinh. Năm học 2023 - 2024, ngành Giáo dục và Đào tạo  đã tổ chức 391 hoạt động để giáo dục về quyền con người với 101.481 học sinh tham gia.

Các cơ sở giáo dục thường xuyên đổi mới, đa dạng hóa hình thức giáo dục quyền con người cho học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường như: diễn đàn, đố vui, biểu diễn tiểu phẩm, hoạt động câu lạc bộ, tham gia phiên toà giả định, các hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp... nhằm nâng cao ý thức tôn trọng và thực hiện tốt quyền con người.

Có thể nói, việc triển khai thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người học, của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nói riêng và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung về tầm quan trọng, ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân, tôn trọng nhân phẩm, các quyền và tự do của người khác; ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và xã hội, góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam, nâng cao nhận thức xã hội về tầm quan trọng của giáo dục quyền con người đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững của đất nước.

Kim Thoa

“Giáo dục quyền con người” trong hệ thống giáo dục được tỉnh ta quan tâm đẩy mạnh

Những năm qua công tác tuyên truyền, phổ biến Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân luôn được tỉnh quan tâm, chú trọng thực hiện, đạt hiệu quả, tạo sự chuyển biến trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục phổ thông, học sinh, sinh viên. Ngành Giáo dục đã thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chương trình, giáo trình, sách giáo khoa có nội dung về quyền con người vào chương trình giảng dạy; tích cực đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục quyền con người theo hướng tích hợp trong môn học chính khóa với các hoạt động giáo dục khác. Công tác đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất, các thiết chế phục vụ giảng dạy quyền con người trong các cơ sở giáo dục đã được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa đảm bảo nhu cầu học tập cơ bản.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương triển khai đầy đủ, kịp thời Quyết định số 1309/QĐ-TTg, Chỉ thị số 34/CT-TTg, qua đó nâng cao trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ về quyền con người, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, đẩy mạnh công tác giáo dục quyền con người trong chương trình giáo dục cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh. Đồng thời ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2023-2028, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về quyền con người, tầm quan trọng, ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân, tôn trọng nhân phẩm, các quyền và tự do của người khác; trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước và xã hội. Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo lồng ghép nội dung kiểm tra nội dung giáo dục quyền con người trong chương trình giáo dục với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

 

Chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về quyền con người và giáo dục quyền con người, nhất là tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các nội dung của Quyết định số 1309/QĐ-TTg, Chỉ thị số 34/CT-TTg, các Kế hoạch của UBND tỉnh; tập trung tuyên truyền về mục tiêu, định hướng, giải pháp, lộ trình thực hiện Đề án; phổ biến Luật pháp quốc tế về quyền con người, 07 công ước quốc tế cơ bản về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.

Công tác thông tin, tuyên truyền được triển khai với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Các cơ quan thông tấn, báo chí, đài phát thanh, truyền hình xây dựng chuyên mục về giáo dục và đào tạo; các ngành, đơn vị, địa phương tổ chức tuyên truyền thông qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề, hội thi, xây dựng tủ sách/ngăn sách pháp luật, lồng ghép tại các cuộc họp giao ban, sinh hoạt chi bộ...  Qua thực hiện công tác tuyên truyền, phối hợp tuyên truyền đã tạo sự đồng thuận, phát huy hiệu quả sự tham gia, ủng hộ của xã hội đối với nhiệm vụ giáo dục.

anh tin bai

Giáo dục về quyền con người trong chương trình giáo dục chính khóa, các hoạt động ngoại khóa được các trường học trên địa bàn tỉnh triển khai với nội dung phù hợp, hình thức phong phú

Ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức truyền thông, lồng ghép tuyên truyền về quyền con người trong chương trình giáo dục chính khóa, các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, các tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp đảm bảo đa dạng hình thức, nội dung phù hợp theo từng cấp học. Cấp mầm non đã tổ chức lồng ghép, truyền thông các nội dung về quyền con người, đặc biệt là quyền trẻ em thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa và trong các hoạt động giáo dục chính khóa thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức, lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội. Cấp Tiểu học, trung học đã tổ chức lồng ghép, truyền thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa và trong các hoạt động giáo dục chính khóa, các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, các tiết sinh hoạt dưới cờ. Thường xuyên rà soát, bổ sung, cập nhật các đầu sách pháp luật mới cho thư viện và tủ sách pháp luật của nhà trường. 100% trường học xây dựng Tủ sách pháp luật hoặc ngăn sách pháp luật; 100% các trường học trên địa bàn tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung quyền con người đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường.

Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giảng dạy

Những năm học qua, toàn ngành Giáo dục của tỉnh ta đã thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung quyền con người vào chương trình hiện hành và trong kế hoạch đổi mới chương trình, tài liệu, học liệu, sách giáo khoa phù hợp với từng cấp học, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh; hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc các nội dung giáo dục quyền con người được quy định trong chương trình giáo dục, đào tạo.

Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu phục vụ dạy học nội dung quyền con người. Các cơ sở giáo dục chủ động trang bị máy chiếu, tivi lắp cố định tại các phòng học phục vụ cho công tác giảng dạy, đồng thời chủ động mua sắm tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo vào thư viện nhà trường phục vụ cho giáo viên và học sinh nghiên cứu, tìm hiểu về quyền con người trong việc dạy học tích hợp trong các môn học.

anh tin bai

Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư đáp ứng nhu cầu học tập cơ bản của người học

Hằng năm, các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giáo dục bộ môn, nội dung giáo dục quyền con người phù hợp với từng cấp học. Trong đó rà soát, lồng ghép tích hợp nội dung về quyền con người trong các môn học như: Đạo đức, Tiếng Việt, Giáo dục công dân, Ngữ văn, Giáo dục kinh tế và Pháp luật; thông qua các bài học thuộc mạch nội dung kiến thức giáo dục pháp luật; sử dụng cuốn “Sổ tay về quyền con người dành cho cán bộ quản lý và giáo viên giáo dục phổ thông”.

Năm học 2023 - 2024 đã thực hiện 5916 tiết dạy học tích hợp quyền con người với các chủ đề: Các quyền cơ bản của con người (quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền của trẻ em, quyền của người khuyết tật, quyền được giáo dục và phát triển năng khiếu, quyền bất khả xâm phạm thân thể, quyền được bảo vệ, quyền được tiếp cận thông tin, quyền sở hữu, quyền làm việc, quyền được bảo vệ sức khỏe, ...); quyền con người thông qua thực hiện pháp luật, bình đẳng giới; các quyền con người trong lĩnh vực kinh tế (quyền tự do kinh doanh; nghĩa vụ đóng thuế; tôn trọng, bảo đảm thực hiện và bảo vệ các quyền của bản thân và của người khác trong việc thực hiện các quyền về kinh tế....); các quyền con người trong lĩnh vực pháp luật (phê phán các hành vi vi phạm pháp luật trong việc về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; tôn trọng quyền con người; quyền và nghĩa vụ cơ bản của bản thân và của người khác....). Từ đó, chúng ta thấy rằng, những năm qua việc thực hiện dạy học tích hợp nội dung kiến thức về quyền con người vào chương trình giảng dạy đảm bảo nghiêm túc, hiệu qu. Các nội dung tích hợp đã góp phần tăng cường thực hành quyền con người ở trường học, ngăn ngừa, hạn chế bạo lực học đường, phân biệt đối xử, xâm hại nhân phẩm con người.

Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy giáo dục quyền con người

Với định hướng phát triển năng lực học sinh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy nội dung quyền con người trong giảng dạy môn Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và Pháp luật theo hướng chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lý tình huống thực tiễn về quyền con người; kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học; tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn học như: giải quyết vấn đề, phân tích trường hợp điển hình kết hợp nêu những tấm gương công dân tiêu biểu; kết hợp các hình thức dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả: dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân; dạy học ở trong lớp và ở ngoài lớp, ngoài khuôn viên nhà trường, coi trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm để học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, phát triển kĩ năng và thái độ tích cực, trên cơ sơ đó hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân tương lai; tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng trong các tình huống cụ thể của đời sống; tích cực sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại nhằm đa dạng, cập nhật thông tin, tạo hứng thú cho học sinh. Năm học 2023 - 2024, ngành Giáo dục và Đào tạo  đã tổ chức 391 hoạt động để giáo dục về quyền con người với 101.481 học sinh tham gia.

Các cơ sở giáo dục thường xuyên đổi mới, đa dạng hóa hình thức giáo dục quyền con người cho học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường như: diễn đàn, đố vui, biểu diễn tiểu phẩm, hoạt động câu lạc bộ, tham gia phiên toà giả định, các hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp... nhằm nâng cao ý thức tôn trọng và thực hiện tốt quyền con người.

Có thể nói, việc triển khai thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người học, của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nói riêng và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung về tầm quan trọng, ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân, tôn trọng nhân phẩm, các quyền và tự do của người khác; ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và xã hội, góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam, nâng cao nhận thức xã hội về tầm quan trọng của giáo dục quyền con người đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững của đất nước.

Kim Thoa





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1