Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy làm việc với sở Thông tin và Truyền thông
05/06/2023
Lượt xem: 817
Sáng 02/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022, 05 tháng đầu năm 2023, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 07 tháng còn lại của năm 2023. Tham dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Văn phòng UBND tỉnh.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị
Từ năm 2022 đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ động tham mưu Tỉnh ủy, HĐND tỉnh ban hành 3 nghị quyết; tham mưu UBND tỉnh ban hành 43 văn bản liên quan đến chỉ đạo thúc đẩy chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng, an ninh thông tin. Bên cạnh đó, Sở ban hành trên 2.600 văn bản các loại nhằm chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng các hoạt động quản lý nhà nước, sản xuất kinh doanh, thông tin và truyền thông.
Hạ tầng số, ứng dụng kỹ thuật công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh liên tục được mở rộng, chất lượng các dịch vụ ngày càng được nâng cao. Hiện có các doanh nghiệp viễn thông: VNPT Cao Bằng, Viettel Cao Bằng, Chi nhánh VMS Mobifone Cao Bằng, FPT Telecom Chi nhánh Cao Bằng; 2 doanh nghiệp bưu chính chủ yếu là Bưu điện tỉnh, Bưu chính Viettel, 5 công ty, tổ chức hoạt động kinh doanh chuyển phát tại tỉnh; 3 doanh nghiệp cấp dịch vụ truyền hình trả tiền; 3 cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động theo quy định.
Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) cấp tỉnh đã được triển khai, kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẽ dữ liệu Quốc gia (NGSP) đáp ứng sẵn sàng khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; mạng truyền số liệu chuyên dùng đã kết nối đến 100% UBND cấp huyện, xã; Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) tỉnh đã được đưa vào hoạt động. Cổng Dịch vụ công tỉnh đang cung cấp 1.504 dịch vụ công trực toàn trình và một phần, tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia 1.162 dịch vụ công trực toàn trình và một phần. Hoạt động sự nghiệp Công nghệ thông tin và truyền thông đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là nhiệm vụ phục vụ hội nghị truyền hình trực tuyến, đảm bảo thông tin và truyền thông, đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chức.
Đến nay, tỷ lệ hộ gia đình có kết nối internet băng rộng cáp quang đạt 47,13%; tỷ lệ thuê bao băng rộng di động có phát sinh lưu lượng đạt 61,82%; 96,63% doanh nghiệp nộp thuế điện tử, 83,2% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử; thành lập 1.462 tổ công nghệ số cộng đồng với 6.502 thành viên. Hạ tầng mạng viễn thông do các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng, hạ tầng cáp quang băng rộng đã triển khai đến 100 xã, về mạng di động với 1136 vị trí trạm BTS; tổng số thuê bao điện thoại toàn mạng đạt trên 600.000. Tổng doanh thu bưu chính, viễn thông năm 2022 đạt 735,3 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước gần 30 tỷ đồng.
Trên địa bàn tỉnh có 2 cơ quan báo chí, 1 tạp chí thuộc Hội Văn học - Nghệ thuật, Đặc san Người làm báo; 2 cơ quan báo chí Trung ương đặt văn phòng đại diện, 3 cơ quan báo Trung ương cử phóng viên thường trú tại tỉnh, 13 phóng viên các báo, tạp chí cử phòng viên chuyên trách, theo dõi địa bàn. Bám sát chỉ đạo, định hướng của Trung ương, của tỉnh, Sở thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về báo chí, nhất là những thông tin quan trọng, phức tạp, nhạy cảm; nắm tình hình hoạt động của các cơ quan báo chí theo tôn chỉ mục đích. Công tác thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở được đẩy mạnh.
Công tác thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo: đã triển khai 3 cuộc thanh tra diện rộng về quản lý thuê bao di động; thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bưu chính tại 2 doanh nghiệp; tiếp nhận và xử lý 7 đơn kiến nghị phản ánh của công dân.
Giai đoạn 2021-2025, Sở Thông tin và Truyền thông được giao làm chủ đầu tư 2 dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025: Đầu tư xây dựng hệ thống nền cơ sở dữ liệu chuyên ngành; Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tổng mức đầu tư 25 tỷ đồng, dự án được phê duyệt thời gian thực hiện 2021-2023. Hiện đang tiếp tục thực hiện hoàn thành các hạng mục của dự án, dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2023
Sở Thông tin và Truyền thông kiến nghị: Tỉnh chỉ đạo việc bố trí kinh phí để đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án Chuyển đổi số tỉnh Cao Bằng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chỉ đạo các cơ quan, các cấp, ngành liên quan xây dựng và ban hành cơ chế chính sách phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp, thành phần kinh tế đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin; tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về thực hiện các thủ tục hành chính, nhất là về cấp phép xây dựng trạm BTS; ưu tiên thỏa đáng cho đầu tư phát triển hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin, bố trí nguồn vốn cho phát triển công nghệ thông tin; UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, Thành phố hằng năm bố trí một phần kinh phí cho đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, duy trì, sửa chữa, nâng cấp các đài truyền thanh cấp xã; xem xét, sắp xếp bố trí trụ sở làm việc và xe ô tô chuyên dùng phục vụ công tác ứng cứu các sự cố khẩn cấp về an toàn, an ninh thông tin trên địa bàn tỉnh và các nhiệm vụ chuyên môn khác cho Trung tâm Công nghệ số và Truyền thông...
Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành đã thảo luận, làm rõ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế cũng như đóng góp ý kiến về việc đẩy nhanh chữ ký số, ứng dụng số trong giải quyết công việc; chuyển đổi số cho các doanh nghiệp; triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng chuyển đổi số cho các sở, ngành, doanh nghiệp; công tác tổ chức bộ máy...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy kết luận buổi làm việc
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy nhấn mạnh: quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông là lĩnh vực rộng, các nhiệm vụ đòi hỏi chuyên môn sâu, thay đổi liên tục để thích ứng với điều kiện thực tiễn. Phó Chủ tịch đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục tăng cường, làm tốt hơn nữa trong công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Chú trọng đổi mới tư duy, mạch lạc, linh hoạt, thống nhất ý chí, đoàn kết cùng tập trung đưa ra các giải pháp, khắc phục những hạn chế trong điều kiện còn nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, nguồn kinh phí và cơ sở vật chất, trang thiết bị. Quan tâm đến trao đổi, học tập kinh nghiệm của các địa phương trong thực hiện các nội dung về quản lý nhà nước về lĩnh vực thông tin và truyền thông, đặc biệt trong các nhiệm vụ chuyển đổi số. Tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyển đổi số, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh những nội dung liên quan đến các dự án của Sở đang triển khai để UBND tỉnh có chỉ đạo kịp thời, đồng bộ, hiệu quả. Tiếp tục tham mưu cho tỉnh trong triển khai các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng số hóa về thủ tục hành chính, một cửa liên thông...; tiếp tục triển khai thực hiện lộ trình hợp nhất giữa Cổng dịch vụ công và hệ thống “một cửa” liên thông thành hệ thống giải quyết thủ tục hành chính đồng bộ, hiệu quả.
Đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 07/9/2022 về việc tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí; công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh. Đôn đốc việc thực hiện chữ ký số để cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, bảo đảm giá trị pháp lý của các văn bản điện tử. Triển khai hiệu quả công tác số hóa hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân dễ tiếp cận, khai thác, bảo đảm đúng quy trình, quy định. Tiếp tục phối hợp phát triển hạ tầng phục vụ tối đa người dân, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên không gian mạng...
Kim Cúc
05/06/2023
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy làm việc với sở Thông tin và Truyền thông
Sáng 02/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022, 05 tháng đầu năm 2023, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 07 tháng còn lại của năm 2023. Tham dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Văn phòng UBND tỉnh.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị
Từ năm 2022 đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ động tham mưu Tỉnh ủy, HĐND tỉnh ban hành 3 nghị quyết; tham mưu UBND tỉnh ban hành 43 văn bản liên quan đến chỉ đạo thúc đẩy chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng, an ninh thông tin. Bên cạnh đó, Sở ban hành trên 2.600 văn bản các loại nhằm chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng các hoạt động quản lý nhà nước, sản xuất kinh doanh, thông tin và truyền thông.
Hạ tầng số, ứng dụng kỹ thuật công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh liên tục được mở rộng, chất lượng các dịch vụ ngày càng được nâng cao. Hiện có các doanh nghiệp viễn thông: VNPT Cao Bằng, Viettel Cao Bằng, Chi nhánh VMS Mobifone Cao Bằng, FPT Telecom Chi nhánh Cao Bằng; 2 doanh nghiệp bưu chính chủ yếu là Bưu điện tỉnh, Bưu chính Viettel, 5 công ty, tổ chức hoạt động kinh doanh chuyển phát tại tỉnh; 3 doanh nghiệp cấp dịch vụ truyền hình trả tiền; 3 cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động theo quy định.
Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) cấp tỉnh đã được triển khai, kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẽ dữ liệu Quốc gia (NGSP) đáp ứng sẵn sàng khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; mạng truyền số liệu chuyên dùng đã kết nối đến 100% UBND cấp huyện, xã; Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) tỉnh đã được đưa vào hoạt động. Cổng Dịch vụ công tỉnh đang cung cấp 1.504 dịch vụ công trực toàn trình và một phần, tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia 1.162 dịch vụ công trực toàn trình và một phần. Hoạt động sự nghiệp Công nghệ thông tin và truyền thông đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là nhiệm vụ phục vụ hội nghị truyền hình trực tuyến, đảm bảo thông tin và truyền thông, đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chức.
Đến nay, tỷ lệ hộ gia đình có kết nối internet băng rộng cáp quang đạt 47,13%; tỷ lệ thuê bao băng rộng di động có phát sinh lưu lượng đạt 61,82%; 96,63% doanh nghiệp nộp thuế điện tử, 83,2% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử; thành lập 1.462 tổ công nghệ số cộng đồng với 6.502 thành viên. Hạ tầng mạng viễn thông do các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng, hạ tầng cáp quang băng rộng đã triển khai đến 100 xã, về mạng di động với 1136 vị trí trạm BTS; tổng số thuê bao điện thoại toàn mạng đạt trên 600.000. Tổng doanh thu bưu chính, viễn thông năm 2022 đạt 735,3 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước gần 30 tỷ đồng.
Trên địa bàn tỉnh có 2 cơ quan báo chí, 1 tạp chí thuộc Hội Văn học - Nghệ thuật, Đặc san Người làm báo; 2 cơ quan báo chí Trung ương đặt văn phòng đại diện, 3 cơ quan báo Trung ương cử phóng viên thường trú tại tỉnh, 13 phóng viên các báo, tạp chí cử phòng viên chuyên trách, theo dõi địa bàn. Bám sát chỉ đạo, định hướng của Trung ương, của tỉnh, Sở thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về báo chí, nhất là những thông tin quan trọng, phức tạp, nhạy cảm; nắm tình hình hoạt động của các cơ quan báo chí theo tôn chỉ mục đích. Công tác thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở được đẩy mạnh.
Công tác thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo: đã triển khai 3 cuộc thanh tra diện rộng về quản lý thuê bao di động; thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bưu chính tại 2 doanh nghiệp; tiếp nhận và xử lý 7 đơn kiến nghị phản ánh của công dân.
Giai đoạn 2021-2025, Sở Thông tin và Truyền thông được giao làm chủ đầu tư 2 dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025: Đầu tư xây dựng hệ thống nền cơ sở dữ liệu chuyên ngành; Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tổng mức đầu tư 25 tỷ đồng, dự án được phê duyệt thời gian thực hiện 2021-2023. Hiện đang tiếp tục thực hiện hoàn thành các hạng mục của dự án, dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2023
Sở Thông tin và Truyền thông kiến nghị: Tỉnh chỉ đạo việc bố trí kinh phí để đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án Chuyển đổi số tỉnh Cao Bằng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chỉ đạo các cơ quan, các cấp, ngành liên quan xây dựng và ban hành cơ chế chính sách phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp, thành phần kinh tế đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin; tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về thực hiện các thủ tục hành chính, nhất là về cấp phép xây dựng trạm BTS; ưu tiên thỏa đáng cho đầu tư phát triển hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin, bố trí nguồn vốn cho phát triển công nghệ thông tin; UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, Thành phố hằng năm bố trí một phần kinh phí cho đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, duy trì, sửa chữa, nâng cấp các đài truyền thanh cấp xã; xem xét, sắp xếp bố trí trụ sở làm việc và xe ô tô chuyên dùng phục vụ công tác ứng cứu các sự cố khẩn cấp về an toàn, an ninh thông tin trên địa bàn tỉnh và các nhiệm vụ chuyên môn khác cho Trung tâm Công nghệ số và Truyền thông...
Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành đã thảo luận, làm rõ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế cũng như đóng góp ý kiến về việc đẩy nhanh chữ ký số, ứng dụng số trong giải quyết công việc; chuyển đổi số cho các doanh nghiệp; triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng chuyển đổi số cho các sở, ngành, doanh nghiệp; công tác tổ chức bộ máy...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy kết luận buổi làm việc
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy nhấn mạnh: quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông là lĩnh vực rộng, các nhiệm vụ đòi hỏi chuyên môn sâu, thay đổi liên tục để thích ứng với điều kiện thực tiễn. Phó Chủ tịch đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục tăng cường, làm tốt hơn nữa trong công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Chú trọng đổi mới tư duy, mạch lạc, linh hoạt, thống nhất ý chí, đoàn kết cùng tập trung đưa ra các giải pháp, khắc phục những hạn chế trong điều kiện còn nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, nguồn kinh phí và cơ sở vật chất, trang thiết bị. Quan tâm đến trao đổi, học tập kinh nghiệm của các địa phương trong thực hiện các nội dung về quản lý nhà nước về lĩnh vực thông tin và truyền thông, đặc biệt trong các nhiệm vụ chuyển đổi số. Tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyển đổi số, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh những nội dung liên quan đến các dự án của Sở đang triển khai để UBND tỉnh có chỉ đạo kịp thời, đồng bộ, hiệu quả. Tiếp tục tham mưu cho tỉnh trong triển khai các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng số hóa về thủ tục hành chính, một cửa liên thông...; tiếp tục triển khai thực hiện lộ trình hợp nhất giữa Cổng dịch vụ công và hệ thống “một cửa” liên thông thành hệ thống giải quyết thủ tục hành chính đồng bộ, hiệu quả.
Đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 07/9/2022 về việc tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí; công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh. Đôn đốc việc thực hiện chữ ký số để cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, bảo đảm giá trị pháp lý của các văn bản điện tử. Triển khai hiệu quả công tác số hóa hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân dễ tiếp cận, khai thác, bảo đảm đúng quy trình, quy định. Tiếp tục phối hợp phát triển hạ tầng phục vụ tối đa người dân, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên không gian mạng...
Kim Cúc
|