Ngành Giao thông vận tải triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025
Lượt xem: 214

Ngày 30/12/2024, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Đồng chí Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.

Đồng chí Hoàng Văn Thạch, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu Cao Bằng. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

anh tin bai

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Cao Bằng.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, đến nay Bộ đã ban hành 33 Thông tư theo thẩm quyền; đã hoàn thành trình Chính phủ 10/10 dự thảo văn bản theo chương trình, kế hoạch đề ra. Chính phủ đã ban hành 14 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 01 Quyết định; tích cực xây dựng, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua dự án Luật Đường bộ với các chính sách lớn có tác động tích cực đến xã hội và đang khẩn trương hoàn thiện để trình Chính phủ hồ sơ Luật Đường sắt Việt Nam (sửa đổi). Bộ GTVT là một trong các Bộ, ngành đầu tiên hoàn thiện 5/37 quy hoạch ngành quốc gia. Duy trì cung cấp 319 dịch vụ công trực tuyến (đạt 82,6% tổng số TTHC) trên Cổng Dịch vụ công của Bộ GTVT và 308 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết. Đến nay đã có 14,2 triệu hồ sơ giấy phép lái xe được tích hợp lên ứng dụng định danh quốc gia VneID. Quán triệt chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hưởng ứng Phong trào thi đua cao điểm “500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”, với tinh thần “chỉ bàn làm không bàn lùi”, ngành GTVT đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, huy động tối đa nguồn lực, tổ chức thi công “3 ca 4 kíp”. Tiến độ các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT cơ bản được bảo đảm, một số dự án có khả năng hoàn thành vượt tiến độ 3 - 6 tháng; đã khánh thành, đưa vào khai thác 02 dự án thành phần cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1 nâng tổng số km đường bộ cao tốc trên cả nước hơn 2.000 km. Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành đã được Quốc hội thông qua. Trong năm 2024, Bộ GTVT đã khởi công 10 dự án, khánh thành đưa vào khai thác 08 dự án và tiếp tục là một trong các Bộ, ngành, địa phương có mức giải ngân trung bình cao của cả nước. Năm 2024, Bộ GTVT đã được được giao khoảng 75.481 tỷ đồng; dự kiến hết tháng 12/2024 giải ngân khoảng 60.200 tỷ đồng, đạt 80% kế hoạch và phấn đấu hết niên độ tài chính đạt 95% kế hoạch. Sản lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 2.450 triệu tấn, tăng 14,5% so với năm 2023; vận chuyển hành khách ước đạt 4,7 tỷ lượt, tăng 11,2% so với năm 2023. Về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đến nay đã xử lý 15 điểm đen, 11 điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, 160 vị trí có nguy cơ mất an toàn giao thông. Trong năm 2024, toàn quốc xảy ra 23.837 vụ tai nạn giao thông, làm chết 10.996 người, bị thương 17.705 người. So với năm 2023, tăng 855 vụ (3,72%), giảm 889 người chết (-7,48%), tăng 1.578 người bị thương (9,78%).

Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế năm 2024, Bộ GTVT đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Trong đó, Bộ sẽ tập trung rà soát, đánh giá, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm tiến độ, chất lượng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp, đẩy mạnh triệt để phân cấp, phân quyền cho địa phương với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. Tiếp thu, hoàn thiện dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) để trình Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025). Rà soát, tổng kết Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Giao thông đường thủy nội địa và Bộ luật Hàng hải Việt Nam. Hoàn thiện các đề án quan trọng, tác động sâu, rộng tới kinh tế - xã hội đất nước để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư để khởi công các dự án: Dự án nâng cấp, mở rộng cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận, TP. Hồ Chí Minh - Long Thành, Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan; cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1,… ngay trong quý I và II/2025. Khẩn trương triển khai đầu tư hệ thống giám sát điều hành giao thông, trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc để bảo đảm khai thác đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý II/2025. Tập trung triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đẩy nhanh tiến độ triển khai quy hoạch chi tiết 2 tuyến Hà Nội - Đồng Đăng; Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái. Nghiên cứu các tuyến đường sắt quan trọng quốc gia: TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ, Biên Hòa - Vũng Tàu, Long Thành - Thủ Thiêm. Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để khởi công Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào cuối năm 2025 và Dự án hiện đại hóa Trung tâm điều hành vận tải đường sắt (OCC). Phấn đấu cơ bản hoàn thành Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong năm 2025, trong đó có dự án đường cất hạ cánh thứ 2 thuộc dự án thành phần 3. Đồng thời hoàn thiện các thủ tục đầu tư Dự án Phát triển các Hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam, phấn đấu khởi công trong quý IV/2025...

Phát biểu tham luận tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Văn Thạch báo cáo về một số nội dung của dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) theo hình thức đối tác công tư PPP (giai đoạn I). Dự án có tổng mức đầu tư trên 14.000 tỉ đồng, đi qua địa bàn 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Hiện nay, UBND tỉnh Cao Bằng đang thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, là cơ quan chủ quản thực hiện dự án. Cụ thể, đến nay, đã hoàn thành giải phóng mặt bằng 93,14km/93,35km, đạt 99,78% chiều dài tuyến giai đoạn I (địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt 51,88Km/52Km chiều dài tuyến, đạt 99,77%; địa bàn tỉnh Cao Bằng giải phóng 41,26Km/41,35Km chiều dài tuyến, đạt 99,78%). Trên hiện trường đang đẩy nhanh tiến độ các mũi thi công; tỉnh Cao Bằng quyết tâm phấn đấu hoàn thành giai đoạn 1 dự án vào năm 2026 góp phần tháo gỡ “điểm nghẽn” về kết cấu hạ tầng giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã chia sẻ một số kinh nghiệm thực tiễn triển khai dự án giao thông trọng điểm theo hình thức BOT giao cho địa phương là cơ quan chủ quản.

anh tin bai

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà Phát biểu kết luận Hội nghị (ảnh chụp màn hình).

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đánh giá cao sự nỗ lực, vượt khó của ngành giao thông vận tải và các địa phương trong thực hiện nhiệm vụ năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị thời gian tới, ngành GTVT quan tâm ổn định, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, đào tạo nhân lực, nhất là nhân lực phát triển ngành công nghiệp. Tiếp tục bảo đảm hoạt động vận tải thông suốt, an toàn, thuận lợi, phục vụ kịp thời cho người dân, doanh nghiệp. Khởi công 19 dự án, hoàn thành 50 dự án; trong đó hoàn thành các dự án thành phần, nối thông tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và cùng với các địa phương hoàn thành một số dự án đường bộ cao tốc để hoàn thành mục tiêu đưa vào khai thác 3.000km đường bộ cao tốc; hoàn thành, cơ bản nối thông đường Hồ Chí Minh; cơ bản hoàn thành dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành…Ngành cần quyết tâm chính trị cao hơn, phát triển giao thông hàng hải; chuyển đổi xanh phương tiện giao thông… Tiếp tục cải cách thể chế, đặc biệt là các dự án hàng hải, đường thủy nội địa và hàng không, có tuyến đường sắt cao tốc kết nối Thành phố Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh, giao thông tiếp tục là ngành đi trước mở đường, kết nối phát triển kinh tế - xã hội. Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ GTVT chặt chẽ hơn nữa, kịp thời giải quyết, xử lý các vấn đề liên quan đến phạm vi trách nhiệm của mình để thúc đẩy GTVT phát triển, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Đồng thời, tích cực công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong nhân dân khi thực hiện các dự án giao thông trọng điểm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân theo quy định của pháp luật.

Kim Thoa 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Ngành Giao thông vận tải triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Ngày 30/12/2024, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Đồng chí Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.

Đồng chí Hoàng Văn Thạch, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu Cao Bằng. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

anh tin bai

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Cao Bằng.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, đến nay Bộ đã ban hành 33 Thông tư theo thẩm quyền; đã hoàn thành trình Chính phủ 10/10 dự thảo văn bản theo chương trình, kế hoạch đề ra. Chính phủ đã ban hành 14 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 01 Quyết định; tích cực xây dựng, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua dự án Luật Đường bộ với các chính sách lớn có tác động tích cực đến xã hội và đang khẩn trương hoàn thiện để trình Chính phủ hồ sơ Luật Đường sắt Việt Nam (sửa đổi). Bộ GTVT là một trong các Bộ, ngành đầu tiên hoàn thiện 5/37 quy hoạch ngành quốc gia. Duy trì cung cấp 319 dịch vụ công trực tuyến (đạt 82,6% tổng số TTHC) trên Cổng Dịch vụ công của Bộ GTVT và 308 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết. Đến nay đã có 14,2 triệu hồ sơ giấy phép lái xe được tích hợp lên ứng dụng định danh quốc gia VneID. Quán triệt chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hưởng ứng Phong trào thi đua cao điểm “500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”, với tinh thần “chỉ bàn làm không bàn lùi”, ngành GTVT đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, huy động tối đa nguồn lực, tổ chức thi công “3 ca 4 kíp”. Tiến độ các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT cơ bản được bảo đảm, một số dự án có khả năng hoàn thành vượt tiến độ 3 - 6 tháng; đã khánh thành, đưa vào khai thác 02 dự án thành phần cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1 nâng tổng số km đường bộ cao tốc trên cả nước hơn 2.000 km. Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành đã được Quốc hội thông qua. Trong năm 2024, Bộ GTVT đã khởi công 10 dự án, khánh thành đưa vào khai thác 08 dự án và tiếp tục là một trong các Bộ, ngành, địa phương có mức giải ngân trung bình cao của cả nước. Năm 2024, Bộ GTVT đã được được giao khoảng 75.481 tỷ đồng; dự kiến hết tháng 12/2024 giải ngân khoảng 60.200 tỷ đồng, đạt 80% kế hoạch và phấn đấu hết niên độ tài chính đạt 95% kế hoạch. Sản lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 2.450 triệu tấn, tăng 14,5% so với năm 2023; vận chuyển hành khách ước đạt 4,7 tỷ lượt, tăng 11,2% so với năm 2023. Về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đến nay đã xử lý 15 điểm đen, 11 điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, 160 vị trí có nguy cơ mất an toàn giao thông. Trong năm 2024, toàn quốc xảy ra 23.837 vụ tai nạn giao thông, làm chết 10.996 người, bị thương 17.705 người. So với năm 2023, tăng 855 vụ (3,72%), giảm 889 người chết (-7,48%), tăng 1.578 người bị thương (9,78%).

Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế năm 2024, Bộ GTVT đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Trong đó, Bộ sẽ tập trung rà soát, đánh giá, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm tiến độ, chất lượng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp, đẩy mạnh triệt để phân cấp, phân quyền cho địa phương với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. Tiếp thu, hoàn thiện dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) để trình Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025). Rà soát, tổng kết Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Giao thông đường thủy nội địa và Bộ luật Hàng hải Việt Nam. Hoàn thiện các đề án quan trọng, tác động sâu, rộng tới kinh tế - xã hội đất nước để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư để khởi công các dự án: Dự án nâng cấp, mở rộng cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận, TP. Hồ Chí Minh - Long Thành, Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan; cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1,… ngay trong quý I và II/2025. Khẩn trương triển khai đầu tư hệ thống giám sát điều hành giao thông, trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc để bảo đảm khai thác đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý II/2025. Tập trung triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đẩy nhanh tiến độ triển khai quy hoạch chi tiết 2 tuyến Hà Nội - Đồng Đăng; Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái. Nghiên cứu các tuyến đường sắt quan trọng quốc gia: TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ, Biên Hòa - Vũng Tàu, Long Thành - Thủ Thiêm. Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để khởi công Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào cuối năm 2025 và Dự án hiện đại hóa Trung tâm điều hành vận tải đường sắt (OCC). Phấn đấu cơ bản hoàn thành Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong năm 2025, trong đó có dự án đường cất hạ cánh thứ 2 thuộc dự án thành phần 3. Đồng thời hoàn thiện các thủ tục đầu tư Dự án Phát triển các Hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam, phấn đấu khởi công trong quý IV/2025...

Phát biểu tham luận tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Văn Thạch báo cáo về một số nội dung của dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) theo hình thức đối tác công tư PPP (giai đoạn I). Dự án có tổng mức đầu tư trên 14.000 tỉ đồng, đi qua địa bàn 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Hiện nay, UBND tỉnh Cao Bằng đang thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, là cơ quan chủ quản thực hiện dự án. Cụ thể, đến nay, đã hoàn thành giải phóng mặt bằng 93,14km/93,35km, đạt 99,78% chiều dài tuyến giai đoạn I (địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt 51,88Km/52Km chiều dài tuyến, đạt 99,77%; địa bàn tỉnh Cao Bằng giải phóng 41,26Km/41,35Km chiều dài tuyến, đạt 99,78%). Trên hiện trường đang đẩy nhanh tiến độ các mũi thi công; tỉnh Cao Bằng quyết tâm phấn đấu hoàn thành giai đoạn 1 dự án vào năm 2026 góp phần tháo gỡ “điểm nghẽn” về kết cấu hạ tầng giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã chia sẻ một số kinh nghiệm thực tiễn triển khai dự án giao thông trọng điểm theo hình thức BOT giao cho địa phương là cơ quan chủ quản.

anh tin bai

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà Phát biểu kết luận Hội nghị (ảnh chụp màn hình).

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đánh giá cao sự nỗ lực, vượt khó của ngành giao thông vận tải và các địa phương trong thực hiện nhiệm vụ năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị thời gian tới, ngành GTVT quan tâm ổn định, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, đào tạo nhân lực, nhất là nhân lực phát triển ngành công nghiệp. Tiếp tục bảo đảm hoạt động vận tải thông suốt, an toàn, thuận lợi, phục vụ kịp thời cho người dân, doanh nghiệp. Khởi công 19 dự án, hoàn thành 50 dự án; trong đó hoàn thành các dự án thành phần, nối thông tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và cùng với các địa phương hoàn thành một số dự án đường bộ cao tốc để hoàn thành mục tiêu đưa vào khai thác 3.000km đường bộ cao tốc; hoàn thành, cơ bản nối thông đường Hồ Chí Minh; cơ bản hoàn thành dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành…Ngành cần quyết tâm chính trị cao hơn, phát triển giao thông hàng hải; chuyển đổi xanh phương tiện giao thông… Tiếp tục cải cách thể chế, đặc biệt là các dự án hàng hải, đường thủy nội địa và hàng không, có tuyến đường sắt cao tốc kết nối Thành phố Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh, giao thông tiếp tục là ngành đi trước mở đường, kết nối phát triển kinh tế - xã hội. Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ GTVT chặt chẽ hơn nữa, kịp thời giải quyết, xử lý các vấn đề liên quan đến phạm vi trách nhiệm của mình để thúc đẩy GTVT phát triển, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Đồng thời, tích cực công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong nhân dân khi thực hiện các dự án giao thông trọng điểm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân theo quy định của pháp luật.

Kim Thoa 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1