Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 05 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng
Lượt xem: 62

Sáng 24/12/2024, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 05 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN). Đồng chí Đoàn Hồng Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Trung ương.

Tại điểm cầu tỉnh Cao Bằng, đồng chí Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì; cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố.

anh tin bai

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Cao Bằng

Qua 05 năm thi hành, Luật PCTN năm 2018 đã kế thừa những ưu điểm của Luật PCTN năm 2005 và Luật PCTN sửa đổi, bổ sung các năm 2007 và 2012; tiếp thu, cụ thể hóa những nội dung mới của Hiến pháp năm 2013 và thể chế hóa chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng thành pháp luật. Các quy định của Luật đã tạo hành lang pháp lý đầy đủ hơn, đáp ứng được những yêu cầu nhất định của cuộc đấu tranh PCTN trong tình hình mới; công tác đấu tranh PCTN được thực hiện quyết liệt theo chủ trương “không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Các Bộ, ngành đã tham mưu Chính phủ ban hành 583 Nghị định, 617 Nghị quyết; tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành 389 Quyết định, 27 Chỉ thị. Các Bộ, ngành, địa phương đã ban hành 71.796 văn bản; sửa đổi, bổ sung 3.642 văn bản; bãi bỏ 833 văn bản để cụ thể hóa, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và PCTN, tiêu cực, góp phần tạo lập hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất, khả thi, minh bạch, hạn chế phát sinh tham nhũng, tiêu cực.

Công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng đã đạt được những kết quả quan trọng. Toàn ngành Thanh tra đã triển khai hơn 37 nghìn cuộc thanh tra hành chính và hơn 935 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm về kinh tế hơn 658 nghìn tỷ đồng, hơn 28.300 ha đất, kiến nghị thu hồi gần 559 nghìn tỷ đồng và hơn 5.500 ha đất. Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đã thụ lý, kiểm sát giải quyết 3.510 nguồn tin về tham nhũng; đã giải quyết 3.309 nguồn tin; thụ lý kiểm sát điều tra 4.146 vụ/10.862 bị can. Việc công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị tiếp tục được tăng cường thực hiện trên các trang thông tin điện tử, phương tiện thông tin đại chúng của các bộ, ngành, địa phương về các thủ tục hành chính, các thông tin về dự toán ngân sách, mua sắm công, đầu tư xây dựng, quy hoạch…

Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng tiếp tục được chỉ đạo quyết liệt, nghiêm minh, có bước tiến mạnh, đột phá, các cơ quan chức năng có nhiều nỗ lực, phối hợp ngày càng chặt chẽ, bài bản hơn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; khắc phục tình trạng chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian giám định, định giá tài sản; nhiều việc hoàn thành vượt kế hoạch đề ra; chủ động, tập trung xác minh và triển khai có hiệu quả các biện pháp để thu hồi triệt để tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát, việc thu hồi đạt tỷ lệ cao.

Các vụ án đưa ra xét xử đảm bảo đúng người, đúng tội, không có oan sai, không bỏ lọt tội phạm, được dư luận và Nhân dân đồng tình, đánh giá cao. Các cơ quan truyền thông, báo chí quan tâm, thường xuyên tập trung tuyên truyền, nhất là các chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN và kết quả phát hiện, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong giáo dục, nâng cao nhận thức đối với cán bộ, đảng viên và toàn xã hội trong đấu tranh PCTN, tiêu cực.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe các chuyên đề: Chủ trương chính sách và chỉ đạo của Trung ương trong công tác PCTN, tiêu cực; Công tác kiểm soát tài sản, thu nhập; Công tác phát hiện, khởi tố, điều tra tội phạm tham nhũng của lực lượng Công an nhân dân; Xây dựng và hoàn thiện pháp luật góp phần PCTN trong thời kỳ mới; Xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn về quản lý, sử dụng tài sản công; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số nhằm phòng ngừa tham nhũng; Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần phòng chống tham nhũng; Vai trò của xã hội trong PCTN. Hội nghị đã thảo luận, đóng góp ý kiến về kết quả thực hiện pháp luật về PCTN tại các bộ, ngành, địa phương và những hạn chế còn tồn tại; đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật cũng như các biện pháp tổ chức thi hành pháp luật về PCTN trong những năm tới.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đề nghị các Bộ, ban, ngành, địa phương nghiên cứu, thể chế hóa chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN; quán triệt và thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, đó là vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển. Ưu tiên triển khai ngay việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bộ máy nhà nước, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức cùng với quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương; tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về PCTN; hoàn thiện các cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, các quy định của pháp luật chặt chẽ; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực; phát huy vai trò của xã hội trong PCTN, tiêu cực; tăng cường hợp tác quốc tế trong PCTN theo hướng mở rộng.

Dương Liễu

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 05 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng

Sáng 24/12/2024, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 05 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN). Đồng chí Đoàn Hồng Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Trung ương.

Tại điểm cầu tỉnh Cao Bằng, đồng chí Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì; cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố.

anh tin bai

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Cao Bằng

Qua 05 năm thi hành, Luật PCTN năm 2018 đã kế thừa những ưu điểm của Luật PCTN năm 2005 và Luật PCTN sửa đổi, bổ sung các năm 2007 và 2012; tiếp thu, cụ thể hóa những nội dung mới của Hiến pháp năm 2013 và thể chế hóa chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng thành pháp luật. Các quy định của Luật đã tạo hành lang pháp lý đầy đủ hơn, đáp ứng được những yêu cầu nhất định của cuộc đấu tranh PCTN trong tình hình mới; công tác đấu tranh PCTN được thực hiện quyết liệt theo chủ trương “không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Các Bộ, ngành đã tham mưu Chính phủ ban hành 583 Nghị định, 617 Nghị quyết; tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành 389 Quyết định, 27 Chỉ thị. Các Bộ, ngành, địa phương đã ban hành 71.796 văn bản; sửa đổi, bổ sung 3.642 văn bản; bãi bỏ 833 văn bản để cụ thể hóa, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và PCTN, tiêu cực, góp phần tạo lập hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất, khả thi, minh bạch, hạn chế phát sinh tham nhũng, tiêu cực.

Công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng đã đạt được những kết quả quan trọng. Toàn ngành Thanh tra đã triển khai hơn 37 nghìn cuộc thanh tra hành chính và hơn 935 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm về kinh tế hơn 658 nghìn tỷ đồng, hơn 28.300 ha đất, kiến nghị thu hồi gần 559 nghìn tỷ đồng và hơn 5.500 ha đất. Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đã thụ lý, kiểm sát giải quyết 3.510 nguồn tin về tham nhũng; đã giải quyết 3.309 nguồn tin; thụ lý kiểm sát điều tra 4.146 vụ/10.862 bị can. Việc công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị tiếp tục được tăng cường thực hiện trên các trang thông tin điện tử, phương tiện thông tin đại chúng của các bộ, ngành, địa phương về các thủ tục hành chính, các thông tin về dự toán ngân sách, mua sắm công, đầu tư xây dựng, quy hoạch…

Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng tiếp tục được chỉ đạo quyết liệt, nghiêm minh, có bước tiến mạnh, đột phá, các cơ quan chức năng có nhiều nỗ lực, phối hợp ngày càng chặt chẽ, bài bản hơn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; khắc phục tình trạng chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian giám định, định giá tài sản; nhiều việc hoàn thành vượt kế hoạch đề ra; chủ động, tập trung xác minh và triển khai có hiệu quả các biện pháp để thu hồi triệt để tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát, việc thu hồi đạt tỷ lệ cao.

Các vụ án đưa ra xét xử đảm bảo đúng người, đúng tội, không có oan sai, không bỏ lọt tội phạm, được dư luận và Nhân dân đồng tình, đánh giá cao. Các cơ quan truyền thông, báo chí quan tâm, thường xuyên tập trung tuyên truyền, nhất là các chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN và kết quả phát hiện, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong giáo dục, nâng cao nhận thức đối với cán bộ, đảng viên và toàn xã hội trong đấu tranh PCTN, tiêu cực.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe các chuyên đề: Chủ trương chính sách và chỉ đạo của Trung ương trong công tác PCTN, tiêu cực; Công tác kiểm soát tài sản, thu nhập; Công tác phát hiện, khởi tố, điều tra tội phạm tham nhũng của lực lượng Công an nhân dân; Xây dựng và hoàn thiện pháp luật góp phần PCTN trong thời kỳ mới; Xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn về quản lý, sử dụng tài sản công; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số nhằm phòng ngừa tham nhũng; Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần phòng chống tham nhũng; Vai trò của xã hội trong PCTN. Hội nghị đã thảo luận, đóng góp ý kiến về kết quả thực hiện pháp luật về PCTN tại các bộ, ngành, địa phương và những hạn chế còn tồn tại; đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật cũng như các biện pháp tổ chức thi hành pháp luật về PCTN trong những năm tới.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đề nghị các Bộ, ban, ngành, địa phương nghiên cứu, thể chế hóa chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN; quán triệt và thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, đó là vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển. Ưu tiên triển khai ngay việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bộ máy nhà nước, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức cùng với quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương; tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về PCTN; hoàn thiện các cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, các quy định của pháp luật chặt chẽ; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực; phát huy vai trò của xã hội trong PCTN, tiêu cực; tăng cường hợp tác quốc tế trong PCTN theo hướng mở rộng.

Dương Liễu





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1