Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV
10/03/2025
Lượt xem: 347
Chiều 07/3/2025, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV. Đồng chủ trì Hội nghị có Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc.
Tại điểm cầu tỉnh Cao Bằng, đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì. Tham dự có đại diện lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Toà án nhân dân tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; Ban Dân tộc, Ban Pháp chế, Ban Văn hoá xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên liên quan của Sở Tư pháp, Văn phòng UBND tỉnh.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Cao Bằng
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định quán triệt nội dung về kết quả hoàn thiện thể chế về tổ chức bộ máy để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Tiếp theo, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long trình bày Báo cáo tóm tắt của Chính phủ về tình hình tổ chức triển khai thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9. Dưới sự lãnh đạo của Đảng; sự chủ động, đồng hành linh hoạt, chặt chẽ của Quốc hội; sự quản lý, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả của Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương; sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã diễn ra thành công với ý nghĩa đặc biệt quan trọng để xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước để bước vào kỷ nguyên mới; tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách để phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.
Với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã xem xét, thông qua 04 luật, 05 nghị quyết liên quan đến việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước và xem xét, thông qua 03 nghị quyết quy phạm pháp luật khác nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, cấp bách, cần thiết đối với một số dự án, công trình quan trọng.
Hội nghị nghe các Báo cáo tham luận: “Những điểm mới, nội dung trọng tâm của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và việc sắp xếp, tổ chức các cơ quan của Quốc hội”; “Những điểm mới, nội dung trọng tâm của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV”; “Những điểm mới, nội dung trọng tâm của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị quyết về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước; việc chuẩn bị nguồn lực cho công tác triển khai thi hành”; “Nội dung trọng tâm và công tác triển khai thi hành Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và việc sắp xếp, tổ chức các cơ quan của Quốc hội: Sửa đổi, bổ sung 21 điều và bãi bỏ 17 điều của Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được Quốc hội thông qua năm 2014 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2020) với những điểm mới và nội dung trọng tâm như: phân định thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước (tại Điều 5); sửa đổi, bổ sung quy định về các cơ quan của Quốc hội (tại Chương IV) theo hướng Luật không quy định số lượng, tên gọi cụ thể của 13 cơ quan của Quốc hội mà chỉ quy định khái quát về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, làm cơ sở để Quốc hội quyết định việc thành lập các cơ quan của Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; sửa đổi, bổ sung quy định về Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội; sắp xếp, tổ chức các cơ quan của Quốc hội, thực hiện Kết luận số 111-KL/TW ngày 07/01/2025 của Bộ Chính trị về việc sáp nhập, kết thúc hoạt động, chuyển chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.
Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV: Lần đầu tiên tại Luật Tổ chức Chính phủ thiết kế các điều về phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền, ủy quyền, là căn cứ pháp lý quan trọng mang tính nguyên tắc để phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, cơ quan thực hiện quyền tư pháp; mối quan hệ giữa Chính phủ với chính quyền địa phương; các quy định mang tính nguyên tắc tại Luật này là căn cứ pháp lý quan trọng để xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành được đồng bộ, thống nhất. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 gồm 07 chương, 50 điều, giảm 01 chương và 93 điều so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) với các điểm mới cơ bản như: phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền, ủy quyền; nhiệm vụ của HĐND, UBND; tổ chức và hoạt động của HĐND; tổ chức và hoạt động của UBND; tổ chức đơn vị hành chính, thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị quyết về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 gồm 09 chương, 72 điều (giảm 08 chương, 101 điều so với Luật năm 2015, giảm tương ứng với 53% số chương và 58,4% số điều).
Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia: Nghị quyết số 193/2025/QH15 gồm 04 chương, 17 điều. Nghị quyết giao Chính phủ chịu trách nhiệm quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Nghị quyết này, hằng năm, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm về việc thực hiện Nghị quyết; Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở Trung ương và địa phương đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Nghị quyết, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả và khả thi, không để trục lợi chính sách, thất thoát, lãng phí.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai tổ chức thực hiện các luật, nghị quyết theo phương châm “rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ sản phẩm và rõ trách nhiệm”, theo đúng quy định của pháp luật, “rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng” nhưng không cầu toàn, nóng vội; bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; thủ trưởng các bộ, các địa phương trực tiếp chỉ đạo, rà soát các vướng mắc của pháp luật và từ thực tiễn để kịp thời bổ sung, triển khai thực hiện có hiệu quả các luật, nghị quyết đã được ban hành; đồng thời, nhấn mạnh vai trò, sự cần thiết của việc thực hiện tốt công tác truyền thông chính sách, đây chính là giải pháp quan trọng để đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống, mở ra những nguồn lực lớn, tạo nên sức mạnh lớn, hiệu quả cao trong xây dựng, thực hiện các chính sách, hướng tới mục tiêu chung vì lợi ích quốc gia, dân tộc, để Nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Dương Liễu
10/03/2025
Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV
Chiều 07/3/2025, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV. Đồng chủ trì Hội nghị có Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc.
Tại điểm cầu tỉnh Cao Bằng, đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì. Tham dự có đại diện lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Toà án nhân dân tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; Ban Dân tộc, Ban Pháp chế, Ban Văn hoá xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên liên quan của Sở Tư pháp, Văn phòng UBND tỉnh.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Cao Bằng
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định quán triệt nội dung về kết quả hoàn thiện thể chế về tổ chức bộ máy để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Tiếp theo, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long trình bày Báo cáo tóm tắt của Chính phủ về tình hình tổ chức triển khai thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9. Dưới sự lãnh đạo của Đảng; sự chủ động, đồng hành linh hoạt, chặt chẽ của Quốc hội; sự quản lý, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả của Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương; sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã diễn ra thành công với ý nghĩa đặc biệt quan trọng để xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước để bước vào kỷ nguyên mới; tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách để phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.
Với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã xem xét, thông qua 04 luật, 05 nghị quyết liên quan đến việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước và xem xét, thông qua 03 nghị quyết quy phạm pháp luật khác nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, cấp bách, cần thiết đối với một số dự án, công trình quan trọng.
Hội nghị nghe các Báo cáo tham luận: “Những điểm mới, nội dung trọng tâm của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và việc sắp xếp, tổ chức các cơ quan của Quốc hội”; “Những điểm mới, nội dung trọng tâm của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV”; “Những điểm mới, nội dung trọng tâm của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị quyết về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước; việc chuẩn bị nguồn lực cho công tác triển khai thi hành”; “Nội dung trọng tâm và công tác triển khai thi hành Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và việc sắp xếp, tổ chức các cơ quan của Quốc hội: Sửa đổi, bổ sung 21 điều và bãi bỏ 17 điều của Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được Quốc hội thông qua năm 2014 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2020) với những điểm mới và nội dung trọng tâm như: phân định thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước (tại Điều 5); sửa đổi, bổ sung quy định về các cơ quan của Quốc hội (tại Chương IV) theo hướng Luật không quy định số lượng, tên gọi cụ thể của 13 cơ quan của Quốc hội mà chỉ quy định khái quát về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, làm cơ sở để Quốc hội quyết định việc thành lập các cơ quan của Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; sửa đổi, bổ sung quy định về Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội; sắp xếp, tổ chức các cơ quan của Quốc hội, thực hiện Kết luận số 111-KL/TW ngày 07/01/2025 của Bộ Chính trị về việc sáp nhập, kết thúc hoạt động, chuyển chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.
Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV: Lần đầu tiên tại Luật Tổ chức Chính phủ thiết kế các điều về phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền, ủy quyền, là căn cứ pháp lý quan trọng mang tính nguyên tắc để phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, cơ quan thực hiện quyền tư pháp; mối quan hệ giữa Chính phủ với chính quyền địa phương; các quy định mang tính nguyên tắc tại Luật này là căn cứ pháp lý quan trọng để xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành được đồng bộ, thống nhất. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 gồm 07 chương, 50 điều, giảm 01 chương và 93 điều so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) với các điểm mới cơ bản như: phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền, ủy quyền; nhiệm vụ của HĐND, UBND; tổ chức và hoạt động của HĐND; tổ chức và hoạt động của UBND; tổ chức đơn vị hành chính, thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị quyết về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 gồm 09 chương, 72 điều (giảm 08 chương, 101 điều so với Luật năm 2015, giảm tương ứng với 53% số chương và 58,4% số điều).
Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia: Nghị quyết số 193/2025/QH15 gồm 04 chương, 17 điều. Nghị quyết giao Chính phủ chịu trách nhiệm quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Nghị quyết này, hằng năm, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm về việc thực hiện Nghị quyết; Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở Trung ương và địa phương đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Nghị quyết, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả và khả thi, không để trục lợi chính sách, thất thoát, lãng phí.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai tổ chức thực hiện các luật, nghị quyết theo phương châm “rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ sản phẩm và rõ trách nhiệm”, theo đúng quy định của pháp luật, “rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng” nhưng không cầu toàn, nóng vội; bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; thủ trưởng các bộ, các địa phương trực tiếp chỉ đạo, rà soát các vướng mắc của pháp luật và từ thực tiễn để kịp thời bổ sung, triển khai thực hiện có hiệu quả các luật, nghị quyết đã được ban hành; đồng thời, nhấn mạnh vai trò, sự cần thiết của việc thực hiện tốt công tác truyền thông chính sách, đây chính là giải pháp quan trọng để đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống, mở ra những nguồn lực lớn, tạo nên sức mạnh lớn, hiệu quả cao trong xây dựng, thực hiện các chính sách, hướng tới mục tiêu chung vì lợi ích quốc gia, dân tộc, để Nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Dương Liễu
|