Triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2024
Lượt xem: 127

Ngày 13/02/2024, đồng chí Trịnh Trường Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ Liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm đã ký ban hành Kế hoạch số 305/KH-BCĐ về việc triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2024.

Mục đích của Kế hoạch nhằm: Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) ở các cấp, thông qua hoạt động hậu kiểm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; triển khai hoạt động hậu kiểm có trọng tâm, trọng điểm. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trong tình  hình mới; Chỉ thị số17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo; Chỉ thị số17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

Đánh giá việc chấp hành pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm; cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, nhập khẩu sản phẩm thực phẩm bổ sung và sản phẩm dinh dưỡng công thức dùng cho trẻ nhỏ; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt là bếp ăn tập thể trường học, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, ATTP tại các lễ hội, sự kiện lớn, kinh doanh thức ăn đường phố và các sản phẩm thực phẩm theo sự phân công trách nhiệm quản lý của các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông  thôn,  Công Thương, trên cơ sở đó, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện đảm bảo ATTP theo đúng quy định của phápluật. Đánh giá tình hình về ATTP đối với các nhóm thực phẩm lưu thông trên thị trường nhằm định hướng giải pháp quản lý. Thông qua việc hậu kiểm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm, đánh giá việc cấp các loại giấy phép về ATTP: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo, Bản tự công bố sản phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. Qua công tác hậu kiểm, tiếp tục tuyên truyền chính sách pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực ATTP. Công tác hậu kiểm phải ngăn chặn được cơ bản tình trạng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn; quảng cáo thực phẩm vi phạm; phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm ATTP và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

Các nội dung thực hiện gồm: các hoạt động hâu kiểm. Trong đó, Hậu kiểm bảo đảm chất lượng thực phẩm; Hậu kiểm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm. Triển khai các cuộc hậu kiểm; báo cáo kết quả kiểm tra, hậu kiểm…

D.L 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1