Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới vào địa bàn tỉnh
Lượt xem: 158

Ngày 13/02/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Bích Ngọc đã ký ban hành Văn bản số 306/UBND-TH về việc Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới vào địa bàn tỉnh.

Văn bản nêu:

Thời gian qua tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép trâu, bò, lợn, gia cầm, tôm hùm giống qua biên giới vào Việt Nam diễn biến phức tạp, đặc biệt là khu vực các tỉnh phía Nam giáp biên giới Campuchia và Lào làm tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục, Dịch tả lợn Châu phi, Tai xanh, Cúm gia cầm thể độc lực cao và các loại truyền nhiễm nguy hiểm khác, nguy cơ ảnh hưởng đến chăn nuôi trong nước, sức khỏe của người dân.

Thực hiện Công điện số 12/CĐ-TTg ngày 31/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới vào Việt Nam. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chỉ đạo cơ quan, đơn vị mình theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ theo Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 06/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm; Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 19/12/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm trên địa bàn Cao Bằng; tập trung ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới vào địa bàn tỉnh, đồng thời tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả một số nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo lực lượng thú y đặc biệt là lực lượng thú y tại các huyện biên giới, cửa khẩu tăng cường công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định của pháp luật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Khảo sát, nghiên cứu đảm bảo nguồn cung con giống, vật nuôi phục vụ sản xuất chăn nuôi trên địa bàn, không để sảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu hụt nguồn cung con giống, vật nuôi. Tăng cường công tác giám sát chủ động, phát hiện sớm các ổ Dịch tả lợn Châu Phi, Lở mồm, long móng, Tai xanh, Cúm gia cầm thể độc lực cao và các loại truyền nhiễm nguy hiểm khác, nguy cơ ảnh hưởng đến chăn nuôi trong nước, sức khỏe của người dân. Phối hợp với các lực lượng chức năng liên ngành trong kiểm tra, xử lý vi phạm; tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm dịch nhằm hạn chế tối đa việc động vật, sản phẩm động vật chưa qua kiểm dịch lưu thông trên thị trường.

2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Chỉ đạo lực lượng Biên phòng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ việc xuất, nhập cảnh, chốt chặn tại một số đường mòn trọng điểm nhằm ngăn chặn có hiệu quả các đối tượng có hành vi buôn buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi buôn buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản ở khu vực biên giới. Phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức người dân khu vực biên giới trong công tác phòng, chống dịch bệnh, buôn lậu vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới.

3. Cục Hải quan tỉnh: Chỉ đạo lực lượng Hải quan tăng cường kiểm tra chặt chẽ hàng hóa qua cửa khẩu, khu vực quản lý của Hải quan, tập trung kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới. Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại ở các cửa khẩu. Chủ động trao đổi thông tin và phối họp chặt chẽ với các cơ quan chức năng (Kiểm dịch, Công an, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường, chính quyền địa phương...) trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới. Kiên quyết đấu tranh, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để ngăn chặn, bắt giữ các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Công an tỉnh: Chỉ đạo lực lượng Công an tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng trong công tác nắm tình hình, điều tra, phát hiện, ngăn chặn, triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới; lập chuyên án đấu 3 tranh với các đối tượng buôn bán, vận chuyển trái phép qua biên giới, hợp thức hóa nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật, giấy tờ kiểm dịch động vật để xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định pháp luật.

5. Cục Quản lý thị trường tỉnh: Chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nội địa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản theo quy định pháp luật. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân, vận động các tổ chức cá nhân hoạt động kinh doanh không vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản không rõ nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch theo quy định. Đồng thời nâng cao tinh thần tố giác các hành vi vi phạm về buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới. Thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan thường trực BCĐ389/ĐP tỉnh, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện tốt nội dung công văn này. Tổng hợp, báo cáo những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất trong quá trình thực hiện của các cơ quan, đơn vị.

6. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan báo, đài tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan và tác hại, ảnh hưởng của việc buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới và nguy cơ về các dịch bệnh nguy hiểm xâm nhiễm từ nước ngoài thông qua các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới.

7. UBND các huyện, thành phố nhất là các huyện biên giới; Ban chỉ đạo 389/ĐP các huyện, thành phố: Chỉ đạo các lực lượng chức năng, cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản theo quy định pháp luật. Tổ chức tuyên truyền cho người dân khu vực biên giới về sự nguy hiểm, tác hại của việc nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc; vận động người dân không tham gia, tiêu thụ và tiếp tay cho việc nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật vào Việt Nam. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389/ĐP các huyện, thành phố theo dõi, tổng hợp tình hình, kết quả xử lý của các đơn vị chức năng; tham mưu cho Ban chỉ đạo 389/ĐP các huyện, thành phố chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp điều tra, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

8. Đội Kiểm soát liên ngành 389 tỉnh: Chủ động xây dựng phương án phối hợp, nắm chắc tình hình khu vực biên giới; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, 4 xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm quy định của pháp luật đối với đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản.

D.L

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1