Quyết định về việc phê duyệt dự án Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030
Lượt xem: 757

Ngày 21/10/2024, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1346/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Dự án dược liệu quý tỉnh Cao Bằng) với các nội dung chính như sau:

UBND huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng là cơ quan trực tiếp quản lý dự án. Chủ trì liên kết Công ty Cổ phần dược liệu Cao Bằng Xanh. Địa chỉ: Xóm Tân Thịnh, xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Mức vốn đầu tư 57.421 triệu đồng. Các bên tham gia liên kết: gồm 05 Hợp tác xã (HTX) là thành liên liên kết, với tổng mức đầu tư: 10.000 triệu đồng. Chủ trì dự án có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ kinh phí ngân sách nhà nước đã cấp nhưng chưa sử dụng; Hoàn trả 30% ngân sách nhà nước đã sử dụng cho dự án nếu do lỗi khách quan, hoặc 100% tổng kinh phí ngân sách nhà nước đã sử dụng cho dự án do lỗi chủ quan.

Đối tượng tham gia dự án là các cá nhân, hộ gia đình người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Dự án sẽ tạo việc làm và thu nhập ổn định cho tối thiểu 500 lao động tại địa phương (trong đó, tối thiểu 50% lao động là người dân tộc thiểu số).

Mục tiêu chung: Đầu tư phát triển vùng trồng 08 loại dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao phù hợp với địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Xây dựng và phát triển hệ thống, chuỗi liên kết phát triển dược liệu quý vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả, sản xuất dược liệu quý và đảm bảo tiêu thụ sản phẩm dược liệu quý sản xuất trong vùng. Hình thành ý thức nuôi trồng dược liệu theo “chuỗi giá trị”, đảm bảo các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng, ý thức bảo tồn nguồn gen dược liệu, bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn theo Chương trình mục tiêu quốc gia 2021 - 2030; tạo việc làm và tăng thu nhập ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong khu vực triển khai dự án gấp hai lần so với thời điểm trước khi triển khai dự án; thực hiện hoàn thành các mục tiêu chung của Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Mục tiêu cụ thể: Triển khai trồng 30 ha dược liệu sản xuất thành vùng tập trung, có ứng dụng công nghệ cao. Phát triển trồng mới được 295 ha, với 08 loài cây (Quế, Sâm Lai Châu, Tam thất, Đương quy, Hoàng liên, Bạch cập, Hy thiêm, Bách bộ) dược liệu quý của địa phương có giá trị kinh tế cao đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. Liên kết với ít nhất 05 Hợp tác xã sản xuất và sơ chế dược liệu. Xây dựng được Nhà máy sơ chế, chế biến và sản xuất dược liệu ứng dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, có khả năng xuất khẩu nguyên liệu và chế biến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe với diện tích 3,9 ha. Hỗ trợ thiết lập được mô hình liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị; tạo thương hiệu và quảng bá sản phẩm dược liệu. Đào tạo được 89 cán bộ và công nhân kỹ thuật về tổ chức, quản lý, kết nối thị trường và hàng trăm người dân của các thành viên liên kết về kỹ thuật nuôi trồng, khai thác, chế biến các sản phẩm dược liệu theo GACP-WHO. Xây dựng được cơ sở dữ liệu về cây dược liệu quý có giá trị kinh tế cao phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển dược liệu. Xây dựng thương hiệu các loài cây dược liệu quý và sản phẩm dược liệu của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng trên thị trường trong nước và quốc tế. Tạo việc làm và tăng thu nhập ổn định cho khoảng 500 người lao động địa phương, trong đó, tối thiểu 50% lao động là người dân tộc thiểu số. Dự kiến sản lượng khoảng 2.000 tấn dược liệu (500 tấn dược liệu được trồng, chế biến của dự án và 1.500 tấn thu mua ở địa phương); tương ứng với doanh thu hàng năm khoảng 500 tỷ đồng/năm.

Quy mô đầu tư: Tổng diện tích triển khai dự án vùng trồng dược liệu quý là 328,9 ha, bao gồm các khu vực cụ thể sau: Khu vực Nhà máy sơ chế, chế biến và sản xuất dược liệu (3,9 ha); Khu nuôi trồng dược liệu quý tập trung ứng dụng công nghệ cao (30 ha); Khu vực trồng dược liệu tại các đơn vị thành viên liên kết (295ha)

Thời gian thực hiện dự án từ năm 2024-2025 (Ngân sách nhà nước hỗ trợ từ năm 2024 đến năm 2025 và được kéo dài thời gian thực hiện theo quy định của Nhà nước). Dự kiến kết quả thực hiện theo năm ngân sách và đến thời điểm kết thúc dự án:

Năm 2024: Hoàn thành xong nội dung mua bản quyền các công nghệ thuộc dự án, bao gồm 11 bản quyền, trong đó: 08 quy trình của 08 loài dược liệu xác định thực hiện trồng của Dự án và 03 quy trình công nghệ, chế biến, sản xuất dược liệu đạt GMP). Thực hiện xong việc chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trồng, thu hái, sơ chế và chế biến dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO. Hoàn thành xong nội dung vùng trồng ứng dụng công nghệ cao, gồm: 05 ha khu vườn ươm công nghệ cao, các công trình điều hành, giao thông nội đồng, hồ chứa và xử lý nước tưới. Tổ chức triển khai trồng đạt trên 60% diện tích vùng trồng dược liệu trên tổng 295 ha dược liệu theo kế hoạch của dự án tại 06 xã, gồm Vũ Minh, Minh Tâm, Tam Kim, Hoa Thám, Thịnh Vượng và Thành Công thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Hoàn thành xong một số nội dung về xây dựng Nhà máy chế biến và sản xuất dược liệu, gồm: Thực hiện các công tác giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng; triển khai xây dựng một số hàng mục thuộc nhà máy. Hoàn thành nội dung đào tạo cho 86 người lao động nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và người dân tham gia thực hiện Dự án của huyện Nguyên Bình về tổ chức, quản lý, kết nối thị trường và kỹ thuật nhân giống, nuôi trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến các sản phẩm dược liệu. Lựa chọn xác định địa điểm, hạng mục đầu tư hạ tầng vùng nguyên liệu nội rào tại vùng trồng 295 ha dược liệu (không tính vùng công nghệ cao).

 Năm 2025: Chuỗi liên kết giá trị dược liệu được hình thành, qua đó: Việc tái cơ cấu tổ chức và hoạt động của hợp tác xã tại cộng đồng giúp hợp tác xã vận hành đúng Luật và quy luật thị trường. Năng lực của cộng đồng và hợp tác xã được nâng cao thông qua hoạt động đào tạo, tập huấn thường xuyên, đa dạng; Việc đầu tư hỗ trợ từ Dự án giúp hợp tác xã tại cộng đồng tạo thêm việc làm thường xuyên cho các thành viên, từ đó đem lại thu nhập ổn định cho người lao động. Động lực thu hút nguồn lao động trẻ có tri thức về làm việc, gắn bó phát triển quê hương; dự án tạo ra được việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 500 lao động là người dân dân tộc thiểu số để thực hiện các hoạt động trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ và thu hoạch sản phẩm; qua đó, tạo thêm được giá trị doanh thu cho xã hội; dự kiến sản lượng khoảng 2.000 tấn dược liệu (trong đó 500 tấn dược liệu được trồng, chế biến của dự án và 1.500 tấn thu mua ở địa phương), tương ứng với doanh thu hàng năm khoảng 500 tỷ đồng/năm.

Các sản phẩm cụ thể của dự án: Hoàn thành nội dung mua bản quyền các công nghệ thuộc dự án, gồm 11 bản quyền, trong đó, 08 quy trình của 08 loài dược liệu xác định thực hiện trồng của Dự án và 03 quy trình công nghệ, chế biến, sản xuất dược liệu đạt GMP- WHO; triển khai được 30 ha dược liệu sản xuất thành vùng tập trung có ứng dụng công nghệ cao; phát triển trồng mới được 295 ha cho 08 loài cây dược liệu quý của địa phương có giá trị kinh tế cao đạt tiêu chuẩn GACP-WHO; liên kết với ít nhất 05 hợp tác xã sản xuất và sơ chế dược liệu để phát triển ổn định; hỗ trợ thiết lập được mô hình liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị; tạo thương hiệu và quảng bá sản phẩm dược liệu; nâng cao được năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và người dân thông qua đào tạo tại chỗ cho 89 lượt người (có ít nhất 50% là đồng bào dân tộc thiểu số) về tổ chức, quản lý, kết nối thị trường và kỹ thuật nhân giống, nuôi trồng, khai thác, chế biến các sản phẩm dược liệu; xây dựng được cơ sở dữ liệu về cây dược liệu quý có giá trị kinh tế cao phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển dược liệu. Xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý các loài cây dược liệu quý và sản phẩm dược liệu của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng trên thị trường trong nước và quốc tế.

UBND tỉnh giao UBND huyện Nguyên Bình tiến hành ký hợp đồng với Công ty Cổ phần dược liệu Cao Bằng xanh triển khai thực hiện dự án theo Quyết định phê duyệt dự án của UBND tỉnh Cao Bằng trên cơ sở thuyết minh dự án đã được Hội thẩm định dự án thông qua. Chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt kế hoạch liên kết trồng dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao giữa Công ty Cổ phần dược liệu Cao Bằng Xanh với các đối tượng liên kết và hỗ trợ, thanh toán, quyết toán vốn hỗ trợ liên kết diện tích trồng dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao theo quy định tại Nghị quyết số 72/2023/NQ-HĐND ngày 18/10/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng Quy định nội dung hỗ trợ; trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Phối hợp với các cơ quan liên quan trình thẩm định, thực hiện nghiệm thu, hỗ trợ vốn đầu tư nhà máy chế biến dược liệu, cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường vùng trồng dược liệu theo quy định tại Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện công khai thông tin về dự án dược liệu quý theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư số 10/2022/TT-BYT ngày 22 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn triển khai nội dung Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I; từ năm 2021 đến năm 2025. Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo quy định hiện hành.

Công ty Cổ phần dược liệu Cao Bằng Xanh và các thành viên tham gia liên kết chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 14 Thông tư số 10/2022/TT-BYT ngày 22/9/2022 của Bộ Y tế hướng dẫn triển khai một số nội dung Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025. Xây dựng kế hoạch liên kết trồng dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao với các đối tượng liên kết và đề nghị hỗ trợ Kế hoạch liên kết diện tích trồng dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao theo quy định tại Nghị quyết số 72/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Cao Bằng và tổ chức thực hiện theo các quy định hiện hành; trình thẩm định thiết kế cơ sở đối với nhà máy sơ chế, chế biến dược liệu, cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường vùng trồng dược liệu theo quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Ban Dân tộc tỉnh, Sở Xây dựng: Theo chức năng, nhiệm vụ, căn cứ các quy định pháp luật, chủ trì hướng dẫn, thẩm định thiết kế cơ sở, dự toán dự án đầu tư nhà máy chế biến dược liệu, cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường,... theo quy định pháp luật; chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định này, báo cáo Ủy UBND tỉnh Cao Bằng theo quy định.

Trách nhiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh thành phố Cao Bằng:  Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định phương án vay vốn của đơn vị Chủ trì liên kết và các thành viên tham gia liên kết (nếu có) và cho vay theo quy định.

(Tải tệp đính kèm)

PV

Quyết định về việc phê duyệt dự án Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Ngày 21/10/2024, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1346/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Dự án dược liệu quý tỉnh Cao Bằng) với các nội dung chính như sau:

UBND huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng là cơ quan trực tiếp quản lý dự án. Chủ trì liên kết Công ty Cổ phần dược liệu Cao Bằng Xanh. Địa chỉ: Xóm Tân Thịnh, xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Mức vốn đầu tư 57.421 triệu đồng. Các bên tham gia liên kết: gồm 05 Hợp tác xã (HTX) là thành liên liên kết, với tổng mức đầu tư: 10.000 triệu đồng. Chủ trì dự án có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ kinh phí ngân sách nhà nước đã cấp nhưng chưa sử dụng; Hoàn trả 30% ngân sách nhà nước đã sử dụng cho dự án nếu do lỗi khách quan, hoặc 100% tổng kinh phí ngân sách nhà nước đã sử dụng cho dự án do lỗi chủ quan.

Đối tượng tham gia dự án là các cá nhân, hộ gia đình người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Dự án sẽ tạo việc làm và thu nhập ổn định cho tối thiểu 500 lao động tại địa phương (trong đó, tối thiểu 50% lao động là người dân tộc thiểu số).

Mục tiêu chung: Đầu tư phát triển vùng trồng 08 loại dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao phù hợp với địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Xây dựng và phát triển hệ thống, chuỗi liên kết phát triển dược liệu quý vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả, sản xuất dược liệu quý và đảm bảo tiêu thụ sản phẩm dược liệu quý sản xuất trong vùng. Hình thành ý thức nuôi trồng dược liệu theo “chuỗi giá trị”, đảm bảo các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng, ý thức bảo tồn nguồn gen dược liệu, bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn theo Chương trình mục tiêu quốc gia 2021 - 2030; tạo việc làm và tăng thu nhập ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong khu vực triển khai dự án gấp hai lần so với thời điểm trước khi triển khai dự án; thực hiện hoàn thành các mục tiêu chung của Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Mục tiêu cụ thể: Triển khai trồng 30 ha dược liệu sản xuất thành vùng tập trung, có ứng dụng công nghệ cao. Phát triển trồng mới được 295 ha, với 08 loài cây (Quế, Sâm Lai Châu, Tam thất, Đương quy, Hoàng liên, Bạch cập, Hy thiêm, Bách bộ) dược liệu quý của địa phương có giá trị kinh tế cao đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. Liên kết với ít nhất 05 Hợp tác xã sản xuất và sơ chế dược liệu. Xây dựng được Nhà máy sơ chế, chế biến và sản xuất dược liệu ứng dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, có khả năng xuất khẩu nguyên liệu và chế biến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe với diện tích 3,9 ha. Hỗ trợ thiết lập được mô hình liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị; tạo thương hiệu và quảng bá sản phẩm dược liệu. Đào tạo được 89 cán bộ và công nhân kỹ thuật về tổ chức, quản lý, kết nối thị trường và hàng trăm người dân của các thành viên liên kết về kỹ thuật nuôi trồng, khai thác, chế biến các sản phẩm dược liệu theo GACP-WHO. Xây dựng được cơ sở dữ liệu về cây dược liệu quý có giá trị kinh tế cao phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển dược liệu. Xây dựng thương hiệu các loài cây dược liệu quý và sản phẩm dược liệu của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng trên thị trường trong nước và quốc tế. Tạo việc làm và tăng thu nhập ổn định cho khoảng 500 người lao động địa phương, trong đó, tối thiểu 50% lao động là người dân tộc thiểu số. Dự kiến sản lượng khoảng 2.000 tấn dược liệu (500 tấn dược liệu được trồng, chế biến của dự án và 1.500 tấn thu mua ở địa phương); tương ứng với doanh thu hàng năm khoảng 500 tỷ đồng/năm.

Quy mô đầu tư: Tổng diện tích triển khai dự án vùng trồng dược liệu quý là 328,9 ha, bao gồm các khu vực cụ thể sau: Khu vực Nhà máy sơ chế, chế biến và sản xuất dược liệu (3,9 ha); Khu nuôi trồng dược liệu quý tập trung ứng dụng công nghệ cao (30 ha); Khu vực trồng dược liệu tại các đơn vị thành viên liên kết (295ha)

Thời gian thực hiện dự án từ năm 2024-2025 (Ngân sách nhà nước hỗ trợ từ năm 2024 đến năm 2025 và được kéo dài thời gian thực hiện theo quy định của Nhà nước). Dự kiến kết quả thực hiện theo năm ngân sách và đến thời điểm kết thúc dự án:

Năm 2024: Hoàn thành xong nội dung mua bản quyền các công nghệ thuộc dự án, bao gồm 11 bản quyền, trong đó: 08 quy trình của 08 loài dược liệu xác định thực hiện trồng của Dự án và 03 quy trình công nghệ, chế biến, sản xuất dược liệu đạt GMP). Thực hiện xong việc chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trồng, thu hái, sơ chế và chế biến dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO. Hoàn thành xong nội dung vùng trồng ứng dụng công nghệ cao, gồm: 05 ha khu vườn ươm công nghệ cao, các công trình điều hành, giao thông nội đồng, hồ chứa và xử lý nước tưới. Tổ chức triển khai trồng đạt trên 60% diện tích vùng trồng dược liệu trên tổng 295 ha dược liệu theo kế hoạch của dự án tại 06 xã, gồm Vũ Minh, Minh Tâm, Tam Kim, Hoa Thám, Thịnh Vượng và Thành Công thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Hoàn thành xong một số nội dung về xây dựng Nhà máy chế biến và sản xuất dược liệu, gồm: Thực hiện các công tác giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng; triển khai xây dựng một số hàng mục thuộc nhà máy. Hoàn thành nội dung đào tạo cho 86 người lao động nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và người dân tham gia thực hiện Dự án của huyện Nguyên Bình về tổ chức, quản lý, kết nối thị trường và kỹ thuật nhân giống, nuôi trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến các sản phẩm dược liệu. Lựa chọn xác định địa điểm, hạng mục đầu tư hạ tầng vùng nguyên liệu nội rào tại vùng trồng 295 ha dược liệu (không tính vùng công nghệ cao).

 Năm 2025: Chuỗi liên kết giá trị dược liệu được hình thành, qua đó: Việc tái cơ cấu tổ chức và hoạt động của hợp tác xã tại cộng đồng giúp hợp tác xã vận hành đúng Luật và quy luật thị trường. Năng lực của cộng đồng và hợp tác xã được nâng cao thông qua hoạt động đào tạo, tập huấn thường xuyên, đa dạng; Việc đầu tư hỗ trợ từ Dự án giúp hợp tác xã tại cộng đồng tạo thêm việc làm thường xuyên cho các thành viên, từ đó đem lại thu nhập ổn định cho người lao động. Động lực thu hút nguồn lao động trẻ có tri thức về làm việc, gắn bó phát triển quê hương; dự án tạo ra được việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 500 lao động là người dân dân tộc thiểu số để thực hiện các hoạt động trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ và thu hoạch sản phẩm; qua đó, tạo thêm được giá trị doanh thu cho xã hội; dự kiến sản lượng khoảng 2.000 tấn dược liệu (trong đó 500 tấn dược liệu được trồng, chế biến của dự án và 1.500 tấn thu mua ở địa phương), tương ứng với doanh thu hàng năm khoảng 500 tỷ đồng/năm.

Các sản phẩm cụ thể của dự án: Hoàn thành nội dung mua bản quyền các công nghệ thuộc dự án, gồm 11 bản quyền, trong đó, 08 quy trình của 08 loài dược liệu xác định thực hiện trồng của Dự án và 03 quy trình công nghệ, chế biến, sản xuất dược liệu đạt GMP- WHO; triển khai được 30 ha dược liệu sản xuất thành vùng tập trung có ứng dụng công nghệ cao; phát triển trồng mới được 295 ha cho 08 loài cây dược liệu quý của địa phương có giá trị kinh tế cao đạt tiêu chuẩn GACP-WHO; liên kết với ít nhất 05 hợp tác xã sản xuất và sơ chế dược liệu để phát triển ổn định; hỗ trợ thiết lập được mô hình liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị; tạo thương hiệu và quảng bá sản phẩm dược liệu; nâng cao được năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và người dân thông qua đào tạo tại chỗ cho 89 lượt người (có ít nhất 50% là đồng bào dân tộc thiểu số) về tổ chức, quản lý, kết nối thị trường và kỹ thuật nhân giống, nuôi trồng, khai thác, chế biến các sản phẩm dược liệu; xây dựng được cơ sở dữ liệu về cây dược liệu quý có giá trị kinh tế cao phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển dược liệu. Xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý các loài cây dược liệu quý và sản phẩm dược liệu của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng trên thị trường trong nước và quốc tế.

UBND tỉnh giao UBND huyện Nguyên Bình tiến hành ký hợp đồng với Công ty Cổ phần dược liệu Cao Bằng xanh triển khai thực hiện dự án theo Quyết định phê duyệt dự án của UBND tỉnh Cao Bằng trên cơ sở thuyết minh dự án đã được Hội thẩm định dự án thông qua. Chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt kế hoạch liên kết trồng dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao giữa Công ty Cổ phần dược liệu Cao Bằng Xanh với các đối tượng liên kết và hỗ trợ, thanh toán, quyết toán vốn hỗ trợ liên kết diện tích trồng dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao theo quy định tại Nghị quyết số 72/2023/NQ-HĐND ngày 18/10/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng Quy định nội dung hỗ trợ; trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Phối hợp với các cơ quan liên quan trình thẩm định, thực hiện nghiệm thu, hỗ trợ vốn đầu tư nhà máy chế biến dược liệu, cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường vùng trồng dược liệu theo quy định tại Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện công khai thông tin về dự án dược liệu quý theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư số 10/2022/TT-BYT ngày 22 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn triển khai nội dung Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I; từ năm 2021 đến năm 2025. Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo quy định hiện hành.

Công ty Cổ phần dược liệu Cao Bằng Xanh và các thành viên tham gia liên kết chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 14 Thông tư số 10/2022/TT-BYT ngày 22/9/2022 của Bộ Y tế hướng dẫn triển khai một số nội dung Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025. Xây dựng kế hoạch liên kết trồng dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao với các đối tượng liên kết và đề nghị hỗ trợ Kế hoạch liên kết diện tích trồng dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao theo quy định tại Nghị quyết số 72/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Cao Bằng và tổ chức thực hiện theo các quy định hiện hành; trình thẩm định thiết kế cơ sở đối với nhà máy sơ chế, chế biến dược liệu, cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường vùng trồng dược liệu theo quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Ban Dân tộc tỉnh, Sở Xây dựng: Theo chức năng, nhiệm vụ, căn cứ các quy định pháp luật, chủ trì hướng dẫn, thẩm định thiết kế cơ sở, dự toán dự án đầu tư nhà máy chế biến dược liệu, cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường,... theo quy định pháp luật; chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định này, báo cáo Ủy UBND tỉnh Cao Bằng theo quy định.

Trách nhiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh thành phố Cao Bằng:  Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định phương án vay vốn của đơn vị Chủ trì liên kết và các thành viên tham gia liên kết (nếu có) và cho vay theo quy định.

(Tải tệp đính kèm)

PV

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1