Tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Lượt xem: 117

 

Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong nhng loại tội phạm nghiêm trọng, xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu tài sản của công dân, bên cạnh đó, hậu quả của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn gây tâm lý hoang mang, bức xúc trong quần chúng nhân dân, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự, an toàn xã hội.

Thời gian vừa qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng diễn biến phức tạp. Lực lượng chức năng tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận, phát hiện và điều tra 50 vụ có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó: lừa đảo truyền thống 26 vụ, lừa đảo trên không gian mạng 24 vụ. về phương thức, thủ đoạn các vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tải sản theo phương thức truyền thống như: lợi dụng chính sách tuyển dụng công chức, để lừa xin việc làm; lừa đảo trong hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản; thông qua việc vay, mượn, thuê tài sản của người khác đế cầm cố, thế chấp, mua bán nhằm chiếm đoạt tài sản; thậm chí các đối tượng còn làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức sau đó sử dụng vào mục đích ký kết các hợp đồng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng gia tăng mạnh, diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi có tính chất xuyên quốc gia gây thiệt hại lớn về tài sản và bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật tự. Các phương thức, thủ đoạn phố biến là: thông qua phương thức gọi điện thoại giả danh các cơ quan, t chức, doanh nghiệp, sàn thương mại điện tử, sử dụng nhiều kịch bản khác nhau đế lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đáng chú ý gần đây xuất hiện tình trạng giả danh các cơ quan nhà nước gọi điện đến các cửa hàng kinh doanh đặt mua hàng hóa, gây thiệt hại về tài sản cho các hộ kinh doanh đồng thời ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn; thông qua tuyển dụng việc làm online, tuyển cộng tác viên, làm nhiệm vụ kiếm tiền; lợi dụng, giả danh hoạt động cho vay tiền; thủ đoạn bẫy tình, tặng quà có giá trị để lừa đảo chiếm đoạt tài sản...

Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để kiềm chế sự phát sinh của tình hình tội phạm trên địa bàn, nhờ đó, hàng năm số vụ phạm pháp hình sự đều giảm xuổng so với năm trước. Góp phần tạo cho nhân dân cuộc sống bình yên để xây dựng, phát triển kinh tế và tăng thêm sự tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Sau 4 năm triển khai hực hiện Chỉ thị số số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Cao Bằng tiếp tục triển khai nhiều kế hoạch, chương trình chủ động nghiên cứu, phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kịp thời tìm ra các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm để có biện pháp kiềm chế sự gia tăng của loại tội phạm này.

anh tin bai

Các lực lượng tổ chức diễu hành, tuyên truyền phòng chống tội phạm trên các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố Cao Bằng

Các sở, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền, Ban Chỉ đạo 138 các cấp tăng cường tuyên truyền, phổ biến nội dung Chỉ thị số 21/CT-TTg, chỉ đạo của UBND tỉnh, các quy định của pháp luật, những phương thức, th đoạn hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật lừa đảo chiếm đoạt tài sản với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, như đăng tải, chia sẻ các bài viết tuyên truyền trên mạng xã hội Facebook, Zalo, phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh các xã, phường, thị trấn, nơi tập trung đông dân cư; niêm yết cảnh báo phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại các địa đim giao dịch ngân hàng, cây rút tiền tự động; phối hợp với các nhà mạng viễn thông gửi tin nhắn cảnh báo tới điện thoại di động của người dân; xây dựng, phát động các mô hình phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; vận động, nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật và cảnh giác phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các hành vi vi phạm pháp luật. Trong năm, các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương đã tổ chức hơn 400 buổi tuyên truyền về phòng chống tội phạm nói chung và lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng, thu hút hơn 5.000 lượt người nghe. Qua đó, đại đa số người dân đã nắm được phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội của loại tội phạm này để chủ động phòng ngừa, phần nào hạn chế các vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra.

Các đơn vị chức năng kịp thời phát hiện, ngăn chặn hơn 20 vụ lừa đảo trên không gian mạng, với số tiền nguy cơ bị chiếm đoạt trên 02 tỷ đồng. Điển hình: ngày 26/3/2024, lực lượng Công an phi hp với Ngân hàng Bưu điện Liên việt kịp thời phát hiện, ngăn chặn ông T.V.M (SN: 1960; trú tại: tổ 7, thị trấn Trùng Khánh, Cao Bằng) chuyển số tiền 400.000.000d cho các đối tượng lừa đảo thông qua hình thức giả danh cơ quan Công an, Viện kiểm sát gọi điện đe dọa liên quan đến vụ án rửa tiền; ngày 29/01/2024, ngăn chặn vụ việc ông L.T.H (SN: 1960; trú tại: thị trấn Hòa Thuận, Quảng Hòa, Cao Bằng) bị các đối tưọng giả danh Công an gọi điện lừa với thú đoạn tương tự như trên với số tiền 350.000.000d.

Công an tỉnh đã khám phá thành công vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần tập đoàn Lâm Đại Phúc với số tiền bị chiếm đoạt hơn 155 tỷ đồng, khởi tố 02 bị can về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Triển khai lực lượng, đấu tranh triệt phá 02 vụ/17 đối tượng hoạt động sử dụng công nghệ cao vi phạm pháp luật có dấu hiệu hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể:

Ngày 15/3/2024, lực lượng chức năng phát hiện 05 đối tượng quốc tịch Trung Quốc đang lưu trú tại một căn nhà thuộc tổ 8, phường Sông Bằng, thành phố Cao Bằng, tại đây có 35 máy vi tính đã lắp đặt, kết nối mạng Internet thông qua điện thoại di động có gắn Sim 4G Vinaphone được các đối tượng bố trí trong 03 căn phòng thuộc ngôi nhà này, trong đó có 32 máy tính đang hoạt động. Ngoài số máy tính đã lắp đặt, hoạt động, còn phát hiện 35 máy tính dạng All-in-one (dạng máy tính có thùng máy liên màn hình), 01 laptop, 22 điện thoại di động được đựng trong các thùng giấy chưa được các đối tượng lắp đặt. Các đối tượng khai, bản thân được một người đàn ông Trung Quốc thuê đến Việt Nam, sử dụng máy tính để gửi thư điện tử cho các tài khon mạng xã hội QQ (QQ là mạng xã hội của Trung Quốc) nhằm đánh cắp thông tin đăng nhập của những người này và giao lại cho người đàn ông Trung Quốc kể trên. Đến ngày 29/3/2024, đã tiến hành trao trả 05 công dân và toàn bộ đồ vật, tài liệu cho phía Ty Công an Khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây, Trung Quốc tại cửa khẩu Quốc tế Trà Lĩnh theo quy định.

Ngày 11/5/2024, Công an tỉnh Cao Bằng chú trì, phối hợp với Cục nghiệp vụ Bộ Công an và Công an Thái Nguyên tiến hành đấu tranh, triệt phá 01 vụ/12 đối tượng do Nguyễn Thị Tuyết Dâng cầm đầu, có hành vi giả danh sàn thương mại điện tử “Shopee” gọi điện cho nhiều chủ thuê bao di động trên toàn quốc theo các dữ liệu được cung cấp sẵn để thông báo cho chủ thuê bao nhận phần quà tri ân, từ đó dẫn dắt các bị hại kết bạn với các đối tượng hướng dẫn, làm nhiệm vụ, nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Kết quả điều tra xác định, Dâng cùng các đối tượng trên đã thực hiện trên 1,9 triệu cuộc gọi giả mạo cung cấp thông tin giả và đưa được trên 60.000 cá nhân tham gia nhóm Telegram để mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiện nay, đã khởi tố vụ án, khởi tố 12 bị can về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông và đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.

anh tin bai

Lực lượng chức năng tiến hành khám xét khẩn cấp chỗ ở của đối tượng Nguyễn Thị Tuyết Dâng và đồng bọn (congan.caobang.gov.vn)

Công tác phát hiện, tiếp nhận, xử lý, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Lực lượng chức năng đã tiến hành xác minh, giải quyết: 50 tố giác, tin báo và kiến nghị khởi tố về lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó: tiếp nhận mới 43 tin (lừa đảo truyền thống 24 tin, lừa đảo trên không gian mạng 19 tin), số cũ chuyển sang: 07 tin. Các cơ quan chức năng đã khởi tố 21 tin, không khởi tố 10 tin, tạm đình chỉ 08 tin, hiện nay đang tiếp tục xác minh, giải quyết 11 tin. Thụ lý 25 vụ/27 bị can (trong đó khởi tố mới 23 vụ/25 bị can); đề nghị truy tố 12 vụ/15 bị can, tạm đình chỉ điều tra 02 vụ/01 bị can, chuyển cơ quan khác 02vụ/02 bị can. Đang điều tra 09 vụ/ 09 bị can (trong đó có 01 vụ án phục hồi do bắt được đối tượng truy nã quốc tế đang lẩn trốn tại Dubai về hành vi lừa đảo). Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Cao Bằng đã thụ lý 22 vụ/26 bị can, ra quyết định truy tố 22 vụ/26 bị can. Tòa án nhân dân các cấp của tỉnh đã mở 18 phiên tòa xét xử 18 vụ/20 bị cáo, trong đó xét xử sơ thẩm 18 phiên.

Thời gian qua, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã tích cực, chủ động trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đã chủ động triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, làm tốt công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là tội phạm sử dụng công nghệ cao đế lừa đảo chiếm đoạt tài sản; nhiều vụ án lừa đảo với thiệt hại tài sản lên đến hàng tỷ đồng đã được điều tra, làm rõ kịp thời, truy tố, xét xử nghiêm minh, được cấp uỷ, chính quyền các cấp và nhân dân ghi nhận, biểu dương. Bên cạnh đó công tác  phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định. Một số ngành, đoàn thể chưa thực sự quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến về phòng ngừa các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa sâu rộng và chưa tới được đối tượng có nguy cơ cao; người dân còn nhiều chủ quan, chưa chủ động nghiên cứu, tìm hiểu về thông tin phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng như các thông tin về quy hoạch, chế độ, chính sách, đầu tư, bất động sản, hoạt động sản xuất kinh doanh... nên dễ bị tội phạm lợi dụng hoạt động. Công tác quản lý nhà nước ở nhiều lĩnh vực như: tài chính, ngân hàng, không gian mạng, đất đai... còn bộc lộ những sơ hở, thiếu sót; công tác phối hợp, trao đổi, tích lũy thông tin, tài liệu giữa các ngành còn hạn chế, chưa thường xuyên, liên tục. Công tác phòng ngừa tội phạm lừa đảo trên không gian mạng đã được đẩy mạnh nhưng vẫn còn tiềm ấn nhiều yếu tố phức tạp, phương thức, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng tinh vi, đa dạng, chúng thường xuyên thay đối, tìm ra các phương thức mới trong khi đó một bộ phận nhân dân trình độ nhận thức còn hạn chế nhất là tầng lớp trung niên, cao tuổi, người ở khu vực nông thôn, thiếu cảnh giác, nhẹ dạ, cả tin, ham làm giàu nhưng thiếu hiêu biết, chủ quan, lơ là dẫn đến nhiều người dân vẫn trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo trên không gian mạng.

Trong thời gian tới, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ ngày càng tinh vi, phức tạp, với nhiều hình thức đa dạng làm cho người bị hại không nhận diện được hành vi. Các vụ lừa đảo trên không gian mạng, có yếu tố nước ngoài sẽ ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày một tinh vi, chuyên nghiệp hơn và có sự thay đi thường xuyên nhằm che giấu hành vi phạm tội; sẽ còn xảy ra các vụ việc lừa đảo phức tạp, đối tượng sử dụng phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, giá trị thiệt hại lớn, số lượng bị hại nhiều; sẽ đặt ra rất nhiều khó khăn, thách thức trong công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Vì vậy, các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh trong đó chủ công là lực lượng Công an cần phát huy vai trò nòng cốt, xung kích, chủ động nắm tình hình, quản lý chặt chẽ các đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản; áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, xử lý triệt đcác đường dây, băng nhóm hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thường xuyên t chức các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đặc biệt là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tập trung điều tra, xử lý các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, triệt để thu hồi tài sản bị chiếm đoạt. Tăng cường phối hp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác đánh giá chứng cứ, thu thập tài liệu, giám định, điều tra xử lý nghiêm các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đảm bảo khách quan, toàn diện, đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật, phục vụ công tác tuyên tuyền, răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung.

Tỉnh y, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt  triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị, Công điện và các văn bản chỉ đạo của Trung ương về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, phát huy sức mạnh tống hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật nói chung và phòng ngừa, tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong sở hữu tài sản.

Kim Thoa

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1