Sở Ngoại vụ Cao Bằng: 20 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển
23/08/2024
Lượt xem: 499
Với xuất phát điểm là Phòng Ngoại vụ và Biên giới, thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, sau 20 năm xây dựng và phát triển, không ngừng phấn đấu, vươn lên, phát huy trí tuệ, bản lĩnh, Sở Ngoại vụ tỉnh Cao Bằng đã trở thành một tập thể vững mạnh, khẳng định được vai trò quan trọng và vị trí không thể thiếu của cơ quan chuyên môn tham mưu, quản lý toàn diện về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh. Những nỗ lực của toàn thể lãnh đạo và cán bộ Sở đã góp phần quan trọng giúp công tác đối ngoại của tỉnh có bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các mặt ngoại giao chính trị, ngoại giao văn hoá, ngoại giao kinh tế, trên các kênh đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân.
Tập trung hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc - nhiệm vụ chính trị quan trọng của đất nước và của tỉnh
Ngay từ khi thành lập, Sở Ngoại vụ được giao nhiệm vụ là cơ quan đối ngoại của địa phương, là thường trực Ban Chỉ đạo phân giới, cắm mốc (PGCM) của tỉnh, trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng tiến hành nhiệm vụ PGCM - một nhiệm vụ chính trị - lịch sử quan trọng của đất nước; một nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tỉnh từ năm 2004 đến năm 2008.
Sau khi Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc được ký ngày 30/12/1999, Việt Nam và Trung Quốc chính thức bước vào giai đoạn PGCM tại thực địa trên toàn tuyến biên giới. Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg và chỉ đạo của Ban chỉ đạo PGCM Chính phủ, Ban chỉ đạo và tổ giúp việc Ban chỉ đạo PGCM của tỉnh được thành gồm 03 Nhóm mốc (số 7, 8, 9). Trong giai đoạn này, với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, Sở Ngoại vụ tập trung xây dựng, kiện toàn các Nhóm PGCM, xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ trọng tâm là tiến hành khảo sát thực địa, xây dựng phương án PGCM, rà phá bom mìn, vật cản, mở đường vận chuyển; tổ chức lực lượng cắm mốc; xây dựng phương án đàm phán với phía Trung Quốc, đồng thời triển khai lực lượng tiến hành công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, đặc biệt là cán bộ và nhân dân biên giới tạo sự đồng thuận ủng hộ và tiến hành PGCM trên thực địa. Trong quá trình đó, Sở cũng rất chú trọng tham mưu về công tác đối ngoại, tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với địa phương láng giềng Quảng Tây - Trung Quốc, tạo môi trường thuận lợi cho công tác PGCM giữa hai nước.

Cột mốc 836 ở khu vực Thác Bản Giốc – đánh dấu chủ quyền biên giới thiêng liêng của Tổ quốc
Với tuyến biên giới dài, thời tiết khắc nghiệt, địa hình phức tạp, giao thông đi lại dọc tuyến biên giới còn nhiều khó khăn, bom mìn vật cản sau chiến tranh chưa được rà phá... đặc biệt, tuyến biên giới của tỉnh có nhiều khu vực biên giới khó nhận biết, địa hình hiểm trở khó xác định hướng đi đường biên giới (gọi là khu vực C - tỉnh Cao Bằng có 74/164 khu vực C), là những khu vực phức tạp, nhạy cảm, thường xuyên xảy ra tranh chấp. Bằng sự quyết tâm, chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các lực lượng tham gia công tác PGCM, vào ngày 31/12/2008, tỉnh Cao Bằng đã hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc với 634 mốc giới, trong đó có 469 mốc chính, 165 mốc phụ. Chỉ trong vòng 4 năm từ 2004 - 2008, Cao Bằng đã tập trung hoàn thành xuất sắc công tác phân giới, cắm mốc trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, đánh dấu toàn vẹn chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia. Đây là một nhiệm vụ chính trị mang tính lịch sử trọng đại không chỉ của tỉnh Cao Bằng, các tỉnh biên giới phía Bắc, mà của cả đất nước, góp phần xây dựng đường biên giới Việt - Trung hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển.
Công tác đối ngoại có bước trưởng thành vượt bậc trên tất cả các mặt
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ phân giới cắm mốc, Sở Ngoại vụ tập trung tham mưu về công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân. Trong đó trọng tâm là duy trì mối quan hệ hữu nghị với các địa phương phía Trung Quốc và mở rộng quan hệ đối tác với các tổ chức quốc tế, địa phương nước ngoài, thu hút đầu tư, vận động viện trợ và tìm kiếm các nguồn ngoại lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong giai đoạn 2009 - 2024, Sở Ngoại vụ đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh giải quyết thủ tục cho 1.437 đoàn ra, với 6.589 lượt người.
Tổ chức đón tiếp và làm việc với trên 730 đoàn vào, đoàn khách quốc tế với trên 5.670 lượt người chủ yếu đến từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Mỹ và một số tổ chức quốc tế. Việc thẩm định hồ sơ cho phép các cơ quan, tổ chức, cá nhân ra nước ngoài và các đoàn khách nước ngoài đến công tác tại tỉnh đều bám sát tuân thủ chặt chẽ các Chỉ thị, Quyết định,Quy chế quản lý các hoạt động đối ngoại của Trung ương và của tỉnh.
Quán triệt chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng: “đa dạng hoá”, “đa phương hoá” tích cực chủ động hội nhập quốc tế, Sở Ngoại vụ đã chủ động tham mưu cho tỉnh kết nối, đẩy mạnh quan hệ đối ngoại với địa phương các nước, tìm kiếm cơ hội hợp tác, thu hút nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Tham mưu tổ chức thành công nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao của tỉnh đi khảo sát và làm việc tại các nước Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Cuba.. mở ra hướng đi mới trong công tác đối ngoại của tỉnh, nhất là mỗi quan hệ hợp tác giữa Cao Bằng với Quảng Tây và các tỉnh Tây Nam Trung Quốc được củng cố, tăng cường theo hướng toàn diện, hiệu quả thiết thực.
Trên kênh ngoại giao chính quyền, Sở đã tham mưu cho tỉnh đã ký kết 349 văn bản, thỏa thuận quốc tế với các địa phương, đối tác và doanh nghiệp nước ngoài. Việc triển khai các thỏa thuận quốc tế đã ký góp phần tích cực vào việc tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa tỉnh Cao Bằng với các đối tác nước ngoài, mở ra cơ hội hợp tác, đầu tư các dự án có giá trị. Nhiều dự án quy mô lớn đưa vào hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, thương mại… trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển, góp phần tăng trưởng xuất khẩu, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm và thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Quan hệ hợp tác hữu nghị với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) trên các lĩnh vực, các hoạt động giao lưu, trao đổi đoàn các cấp, các ngành được đẩy mạnh, đặc biệt là các huyện biên giới. Hai bên đã đạt được nhận thức chung về việc kết nối tuyến vận tải đường bộ quốc tế từ Trùng Khánh - Tứ Xuyên - Quảng Tây (Bách Sắc) đến Cao Bằng - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng góp phần củng cố và tăng cường quan hệ truyền thống hữu nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước nói chung cũng như quan hệ truyền thống hữu nghị giữa Cao Bằng và Quảng Tây (Trung Quốc) nói riêng, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Công tác ngoại giao kinh tế gắn với ngoại giao chính trị và ngoại giao văn hóa luôn được quan tâm, chú trọng. Trong công tác ngoại giao kinh tế, Sở ngoại vụ phối hợp với các đơn vị tham mưu cho tỉnh tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu; hoàn thiện Quy hoạch các cửa khẩu, xây dựng Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biên mậu. Khu kinh tế cửa khẩu đã thu hút được 74 dự án đầu tư trong và ngoài nước, trong đó có 9 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký là 36,7 triệu USD; có 06 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký khoảng 18 triệu USD. Thực hiện 31 dự án sử dụng vốn ODA với tổng vốn là 3.881.686 triệu đồng, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, giao thông, hạ tầng công cộng, giáo dục... vận động, xúc tiến, chuẩn bị đầu tư 04 dự án mới của các nhà tài trợ: Cơ quan hợp tác quốc tế Hà Quốc (KOICA), quỹ Hợp tác đặc biệt Mê Công - Lan Thương, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Quỹ Ả rập Xê út.
Thường xuyên quan tâm triển khai thực hiện công tác vận động nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, đã vận động, thu hút trên 40 tổ chức và các nhà tài trợ với tổng giá trị viện trợ đạt 37,5 triệu USD; có 17 dự án, phi dự án do 11 tổ chức phi chính phủ, cá nhân nước ngoài tài trợ, triển khai thực hiện với tổng ngân sách cam kết khoảng 1.5 triệu USD.
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước, con người, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đến với bạn bè quốc tế. Các hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh được triển khai một cách đồng nhất từ cấp tỉnh, đến cấp cơ sở, đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất. Tham mưu cho tỉnh đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực văn hóa - xã hội, du lịch, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế và các lĩnh vực khác với các đối tác nước ngoài, trước hết là với khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây - Trung Quốc theo các chương trình hợp tác đã có và mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực khác mà hai Bên quan tâm.
Tình hình tuyến biên giới của tỉnh Cao Bằng cơ bản ổn định, Sở đã tham mưu cho tỉnh triển khai đồng bộ, toàn diện các biện pháp trong công tác quản lý bảo vệ biên giới và nắm chắc diễn biến tình hình biên giới, giám sát chặt chẽ các công trình xây dựng trên biên giới, kịp thời phát hiện và xử lý hiệu quả các vụ việc xảy ra đảm bảo giữ vững chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia. Các cơ quan chức năng thường xuyên nắm bắt tình hình, phối hợp tổ chức đấu tranh, xử lý có hiệu quả nhiều vụ án liên quan đến các loại tội phạm ma túy, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, mua bán người, vũ khí, vật liệu nổ, tổ chức môi giới cho người khác xuất nhập cảnh trái phép...
Nhiều tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác ngoại giao đã được vinh danh tại Lễ kỷ niệm 20 thành lập Sở Ngoại vụ tỉnh Cao Bằng
20 năm qua với muôn vàn khó khăn, thử thách, những nhiệm vụ mới mẻ, phức tạp, nặng nề nhưng tập thể Sở Ngoại vụ tỉnh Cao Bằng luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và đã được nhận những phần thưởng cao quý của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và của tỉnh trao tặng. Ôn lại truyền thống vẻ vang của 20 năm phát triển và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, công chức viên chức ngành Ngoại giao tỉnh Cao Bằng vô cùng tự hào về những đóng góp cho quê hương và tin tưởng rằng, truyền thống ấy sẽ được phát huy mạnh mẽ trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngày nay, góp phần xây dựng Cao Bằng trở thành một tỉnh giàu đẹp, có tốc độ phát triển nhanh cả về kinh tế và xã hội.
Có thể nói, công tác đối ngoại đã góp phần nâng cao vị thế của tỉnh, thực sự trở thành nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Cao Bằng với các đối tác nước ngoài, từng bước phát huy vai trò cầu nối, xúc tiến và thúc đẩy hợp tác quốc tế, góp phần quảng bá về mảnh đất, con người, tiềm năng thế mạnh và bản sắc văn hoá truyền thống, điểm du lịch, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng đến với bạn bè quốc tế. Trong thời gian tới, bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường nhưng với sự quyết tâm, đồng lòng của tập thể Sở Ngoại vụ, sự quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ, hiệu quả của Trung ương và của tỉnh Sở Ngoại vụ Cao Bằng sẽ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Kim Thoa
23/08/2024
Sở Ngoại vụ Cao Bằng: 20 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển
Với xuất phát điểm là Phòng Ngoại vụ và Biên giới, thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, sau 20 năm xây dựng và phát triển, không ngừng phấn đấu, vươn lên, phát huy trí tuệ, bản lĩnh, Sở Ngoại vụ tỉnh Cao Bằng đã trở thành một tập thể vững mạnh, khẳng định được vai trò quan trọng và vị trí không thể thiếu của cơ quan chuyên môn tham mưu, quản lý toàn diện về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh. Những nỗ lực của toàn thể lãnh đạo và cán bộ Sở đã góp phần quan trọng giúp công tác đối ngoại của tỉnh có bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các mặt ngoại giao chính trị, ngoại giao văn hoá, ngoại giao kinh tế, trên các kênh đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân.
Tập trung hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc - nhiệm vụ chính trị quan trọng của đất nước và của tỉnh
Ngay từ khi thành lập, Sở Ngoại vụ được giao nhiệm vụ là cơ quan đối ngoại của địa phương, là thường trực Ban Chỉ đạo phân giới, cắm mốc (PGCM) của tỉnh, trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng tiến hành nhiệm vụ PGCM - một nhiệm vụ chính trị - lịch sử quan trọng của đất nước; một nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tỉnh từ năm 2004 đến năm 2008.
Sau khi Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc được ký ngày 30/12/1999, Việt Nam và Trung Quốc chính thức bước vào giai đoạn PGCM tại thực địa trên toàn tuyến biên giới. Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg và chỉ đạo của Ban chỉ đạo PGCM Chính phủ, Ban chỉ đạo và tổ giúp việc Ban chỉ đạo PGCM của tỉnh được thành gồm 03 Nhóm mốc (số 7, 8, 9). Trong giai đoạn này, với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, Sở Ngoại vụ tập trung xây dựng, kiện toàn các Nhóm PGCM, xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ trọng tâm là tiến hành khảo sát thực địa, xây dựng phương án PGCM, rà phá bom mìn, vật cản, mở đường vận chuyển; tổ chức lực lượng cắm mốc; xây dựng phương án đàm phán với phía Trung Quốc, đồng thời triển khai lực lượng tiến hành công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, đặc biệt là cán bộ và nhân dân biên giới tạo sự đồng thuận ủng hộ và tiến hành PGCM trên thực địa. Trong quá trình đó, Sở cũng rất chú trọng tham mưu về công tác đối ngoại, tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với địa phương láng giềng Quảng Tây - Trung Quốc, tạo môi trường thuận lợi cho công tác PGCM giữa hai nước.

Cột mốc 836 ở khu vực Thác Bản Giốc – đánh dấu chủ quyền biên giới thiêng liêng của Tổ quốc
Với tuyến biên giới dài, thời tiết khắc nghiệt, địa hình phức tạp, giao thông đi lại dọc tuyến biên giới còn nhiều khó khăn, bom mìn vật cản sau chiến tranh chưa được rà phá... đặc biệt, tuyến biên giới của tỉnh có nhiều khu vực biên giới khó nhận biết, địa hình hiểm trở khó xác định hướng đi đường biên giới (gọi là khu vực C - tỉnh Cao Bằng có 74/164 khu vực C), là những khu vực phức tạp, nhạy cảm, thường xuyên xảy ra tranh chấp. Bằng sự quyết tâm, chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các lực lượng tham gia công tác PGCM, vào ngày 31/12/2008, tỉnh Cao Bằng đã hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc với 634 mốc giới, trong đó có 469 mốc chính, 165 mốc phụ. Chỉ trong vòng 4 năm từ 2004 - 2008, Cao Bằng đã tập trung hoàn thành xuất sắc công tác phân giới, cắm mốc trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, đánh dấu toàn vẹn chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia. Đây là một nhiệm vụ chính trị mang tính lịch sử trọng đại không chỉ của tỉnh Cao Bằng, các tỉnh biên giới phía Bắc, mà của cả đất nước, góp phần xây dựng đường biên giới Việt - Trung hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển.
Công tác đối ngoại có bước trưởng thành vượt bậc trên tất cả các mặt
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ phân giới cắm mốc, Sở Ngoại vụ tập trung tham mưu về công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân. Trong đó trọng tâm là duy trì mối quan hệ hữu nghị với các địa phương phía Trung Quốc và mở rộng quan hệ đối tác với các tổ chức quốc tế, địa phương nước ngoài, thu hút đầu tư, vận động viện trợ và tìm kiếm các nguồn ngoại lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong giai đoạn 2009 - 2024, Sở Ngoại vụ đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh giải quyết thủ tục cho 1.437 đoàn ra, với 6.589 lượt người.
Tổ chức đón tiếp và làm việc với trên 730 đoàn vào, đoàn khách quốc tế với trên 5.670 lượt người chủ yếu đến từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Mỹ và một số tổ chức quốc tế. Việc thẩm định hồ sơ cho phép các cơ quan, tổ chức, cá nhân ra nước ngoài và các đoàn khách nước ngoài đến công tác tại tỉnh đều bám sát tuân thủ chặt chẽ các Chỉ thị, Quyết định,Quy chế quản lý các hoạt động đối ngoại của Trung ương và của tỉnh.
Quán triệt chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng: “đa dạng hoá”, “đa phương hoá” tích cực chủ động hội nhập quốc tế, Sở Ngoại vụ đã chủ động tham mưu cho tỉnh kết nối, đẩy mạnh quan hệ đối ngoại với địa phương các nước, tìm kiếm cơ hội hợp tác, thu hút nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Tham mưu tổ chức thành công nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao của tỉnh đi khảo sát và làm việc tại các nước Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Cuba.. mở ra hướng đi mới trong công tác đối ngoại của tỉnh, nhất là mỗi quan hệ hợp tác giữa Cao Bằng với Quảng Tây và các tỉnh Tây Nam Trung Quốc được củng cố, tăng cường theo hướng toàn diện, hiệu quả thiết thực.
Trên kênh ngoại giao chính quyền, Sở đã tham mưu cho tỉnh đã ký kết 349 văn bản, thỏa thuận quốc tế với các địa phương, đối tác và doanh nghiệp nước ngoài. Việc triển khai các thỏa thuận quốc tế đã ký góp phần tích cực vào việc tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa tỉnh Cao Bằng với các đối tác nước ngoài, mở ra cơ hội hợp tác, đầu tư các dự án có giá trị. Nhiều dự án quy mô lớn đưa vào hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, thương mại… trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển, góp phần tăng trưởng xuất khẩu, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm và thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Quan hệ hợp tác hữu nghị với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) trên các lĩnh vực, các hoạt động giao lưu, trao đổi đoàn các cấp, các ngành được đẩy mạnh, đặc biệt là các huyện biên giới. Hai bên đã đạt được nhận thức chung về việc kết nối tuyến vận tải đường bộ quốc tế từ Trùng Khánh - Tứ Xuyên - Quảng Tây (Bách Sắc) đến Cao Bằng - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng góp phần củng cố và tăng cường quan hệ truyền thống hữu nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước nói chung cũng như quan hệ truyền thống hữu nghị giữa Cao Bằng và Quảng Tây (Trung Quốc) nói riêng, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Công tác ngoại giao kinh tế gắn với ngoại giao chính trị và ngoại giao văn hóa luôn được quan tâm, chú trọng. Trong công tác ngoại giao kinh tế, Sở ngoại vụ phối hợp với các đơn vị tham mưu cho tỉnh tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu; hoàn thiện Quy hoạch các cửa khẩu, xây dựng Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biên mậu. Khu kinh tế cửa khẩu đã thu hút được 74 dự án đầu tư trong và ngoài nước, trong đó có 9 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký là 36,7 triệu USD; có 06 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký khoảng 18 triệu USD. Thực hiện 31 dự án sử dụng vốn ODA với tổng vốn là 3.881.686 triệu đồng, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, giao thông, hạ tầng công cộng, giáo dục... vận động, xúc tiến, chuẩn bị đầu tư 04 dự án mới của các nhà tài trợ: Cơ quan hợp tác quốc tế Hà Quốc (KOICA), quỹ Hợp tác đặc biệt Mê Công - Lan Thương, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Quỹ Ả rập Xê út.
Thường xuyên quan tâm triển khai thực hiện công tác vận động nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, đã vận động, thu hút trên 40 tổ chức và các nhà tài trợ với tổng giá trị viện trợ đạt 37,5 triệu USD; có 17 dự án, phi dự án do 11 tổ chức phi chính phủ, cá nhân nước ngoài tài trợ, triển khai thực hiện với tổng ngân sách cam kết khoảng 1.5 triệu USD.
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước, con người, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đến với bạn bè quốc tế. Các hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh được triển khai một cách đồng nhất từ cấp tỉnh, đến cấp cơ sở, đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất. Tham mưu cho tỉnh đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực văn hóa - xã hội, du lịch, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế và các lĩnh vực khác với các đối tác nước ngoài, trước hết là với khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây - Trung Quốc theo các chương trình hợp tác đã có và mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực khác mà hai Bên quan tâm.
Tình hình tuyến biên giới của tỉnh Cao Bằng cơ bản ổn định, Sở đã tham mưu cho tỉnh triển khai đồng bộ, toàn diện các biện pháp trong công tác quản lý bảo vệ biên giới và nắm chắc diễn biến tình hình biên giới, giám sát chặt chẽ các công trình xây dựng trên biên giới, kịp thời phát hiện và xử lý hiệu quả các vụ việc xảy ra đảm bảo giữ vững chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia. Các cơ quan chức năng thường xuyên nắm bắt tình hình, phối hợp tổ chức đấu tranh, xử lý có hiệu quả nhiều vụ án liên quan đến các loại tội phạm ma túy, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, mua bán người, vũ khí, vật liệu nổ, tổ chức môi giới cho người khác xuất nhập cảnh trái phép...
Nhiều tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác ngoại giao đã được vinh danh tại Lễ kỷ niệm 20 thành lập Sở Ngoại vụ tỉnh Cao Bằng
20 năm qua với muôn vàn khó khăn, thử thách, những nhiệm vụ mới mẻ, phức tạp, nặng nề nhưng tập thể Sở Ngoại vụ tỉnh Cao Bằng luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và đã được nhận những phần thưởng cao quý của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và của tỉnh trao tặng. Ôn lại truyền thống vẻ vang của 20 năm phát triển và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, công chức viên chức ngành Ngoại giao tỉnh Cao Bằng vô cùng tự hào về những đóng góp cho quê hương và tin tưởng rằng, truyền thống ấy sẽ được phát huy mạnh mẽ trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngày nay, góp phần xây dựng Cao Bằng trở thành một tỉnh giàu đẹp, có tốc độ phát triển nhanh cả về kinh tế và xã hội.
Có thể nói, công tác đối ngoại đã góp phần nâng cao vị thế của tỉnh, thực sự trở thành nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Cao Bằng với các đối tác nước ngoài, từng bước phát huy vai trò cầu nối, xúc tiến và thúc đẩy hợp tác quốc tế, góp phần quảng bá về mảnh đất, con người, tiềm năng thế mạnh và bản sắc văn hoá truyền thống, điểm du lịch, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng đến với bạn bè quốc tế. Trong thời gian tới, bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường nhưng với sự quyết tâm, đồng lòng của tập thể Sở Ngoại vụ, sự quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ, hiệu quả của Trung ương và của tỉnh Sở Ngoại vụ Cao Bằng sẽ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Kim Thoa
Tin khác
-
Hội nghị trực tuyến giữa tỉnh Cao Bằng, Việt Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc
22/05/2025
(142
Lượt xem
)
-
Đoàn công tác Chính quyền nhân dân thành phố Bách Sắc, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc thăm và làm việc tại tỉnh Cao Bằng
16/05/2025
(170
Lượt xem
)
-
Đoàn công tác Chính quyền thành phố Bách Sắc, Quảng Tây (Trung Quốc) chào xã giao lãnh đạo UBND tỉnh Cao Bằng
16/05/2025
(226
Lượt xem
)
-
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Văn Thạch làm việc với Đoàn công tác đại sứ quán Nhật Bản, tổ chức UNICEF, tổ chức IOM tại Việt Nam
09/04/2025
(693
Lượt xem
)
-
Hội nghị Ủy ban Công tác liên hợp lần thứ 16 giữa 4 tỉnh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc)
22/02/2025
(223
Lượt xem
)
-
Chương trình Gặp gỡ đầu xuân năm 2025 giữa Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc)
22/02/2025
(417
Lượt xem
)
-
Đoàn đại biểu tỉnh hội kiến Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc)
22/02/2025
(207
Lượt xem
)
-
Đoàn công tác của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và Cơ quan hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) làm việc tại tỉnh Cao Bằng
18/12/2024
(290
Lượt xem
)
-
Hội đàm hợp tác kinh tế thương mại giữa tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và thành phố Bách Sắc (Quảng Tây, Trung Quốc).
13/12/2024
(496
Lượt xem
)
-
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy tiếp xã giao Đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ và Tổ chức Care tại Việt Nam
12/12/2024
(259
Lượt xem
)
|