Phiên họp lần thứ 16 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc
Lượt xem: 109

Chiều 10/12/2024, tại Bắc Kinh (Trung Quốc), đồng chí Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam và ông Vương Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 16 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.

Phiên họp được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính Bắc Kinh (Trung Quốc) đến điểm cầu 09 tỉnh, thành phố của Việt Nam gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên.

Dự Phiên họp tại điểm cầu Cao Bằng có lãnh đạo các Sở: Ngoại Vụ, Công Thương; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Cục Hải quan tỉnh; Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.

anh tin bai

Các đại biểu dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh Cao Bằng

 Theo thông báo của hai bên tại phiên họp, quan hệ hai nước Việt Nam – Trung Quốc tiếp tục duy trì đà phát triển tốt đẹp và đạt được nhiều kết quả quan trọng mang tính lịch sử. Đặc biệt là sau các chuyến thăm chính thức của lãnh đạo cấp cao của hai nước, hai bên đã ra “Tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược”; ký kết một số văn kiện hợp tác trên trên nhiều lĩnh vực.

Về hợp tác kinh tế, Việt Nam duy trì vị trí đối tác thương mại lớn nhất trong khu vực ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ 5 của Trung Quốc xét theo tiêu chí quốc gia. Kim ngạch xuất nhập khẩu song phương 10 tháng năm 2024 đạt 168,5 tỷ USD (tăng 2,1%). Trong 10 tháng năm 2024, Trung Quốc đứng thứ 2 với số vốn đăng ký đạt gần 1,85 tỷ USD nhưng đứng đầu về số dự án cấp mới với 729 dự án. Sau 3 năm gián đoạn do đại dịch Covid-19, trong 10 tháng năm 2024 Việt Nam đón 3,01 triệu lượt khách Trung Quốc, đứng thứ 2 sau lượng khách Hàn Quốc.

Tại tỉnh Cao Bằng, với lợi thế về vị trí địa lý có đường biên giới với Trung quốc, tỉnh Cao Bằng đã duy trì tốt việc mở rộng và củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Hai Bên đã duy trì thường xuyên, linh hoạt các hoạt động hợp tác giao lưu, hữu nghị; xây dựng, kết nối giao thông; thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng cửa khẩu;  mở, nâng cấp cửa khẩu; hợp tác y tế; tăng cường giao lưu về văn hóa và hợp tác du lịch, giáo dục, nông nghiệp và quản lý biên giới; hợp tác tiện lợi hóa thông quan.

Trao đổi tại phiên họp, hai bên nhất trí tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương hai nước phối hợp chặt chẽ, tích cực triển khai các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao, góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc. Hai bên ưu tiên đẩy nhanh triển khai 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối Việt Nam với Trung Quốc: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng. Đồng thời phối hợp triển khai tốt các hoạt động kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước và Năm giao lưu nhân văn Việt - Trung 2025; tích cực tuyên truyền về tình hữu nghị truyền thống hai nước. Hai bên tiếp tục tăng cường giao lưu nhân dân, củng cố nền tảng dân ý, kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển, góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị 2 bên tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn; thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là kết nối chiến lược phát triển, kết nối hạ tầng giao thông, hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, du lịch.

 

Dương Liễu

Phiên họp lần thứ 16 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc

Chiều 10/12/2024, tại Bắc Kinh (Trung Quốc), đồng chí Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam và ông Vương Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 16 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.

Phiên họp được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính Bắc Kinh (Trung Quốc) đến điểm cầu 09 tỉnh, thành phố của Việt Nam gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên.

Dự Phiên họp tại điểm cầu Cao Bằng có lãnh đạo các Sở: Ngoại Vụ, Công Thương; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Cục Hải quan tỉnh; Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.

anh tin bai

Các đại biểu dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh Cao Bằng

 Theo thông báo của hai bên tại phiên họp, quan hệ hai nước Việt Nam – Trung Quốc tiếp tục duy trì đà phát triển tốt đẹp và đạt được nhiều kết quả quan trọng mang tính lịch sử. Đặc biệt là sau các chuyến thăm chính thức của lãnh đạo cấp cao của hai nước, hai bên đã ra “Tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược”; ký kết một số văn kiện hợp tác trên trên nhiều lĩnh vực.

Về hợp tác kinh tế, Việt Nam duy trì vị trí đối tác thương mại lớn nhất trong khu vực ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ 5 của Trung Quốc xét theo tiêu chí quốc gia. Kim ngạch xuất nhập khẩu song phương 10 tháng năm 2024 đạt 168,5 tỷ USD (tăng 2,1%). Trong 10 tháng năm 2024, Trung Quốc đứng thứ 2 với số vốn đăng ký đạt gần 1,85 tỷ USD nhưng đứng đầu về số dự án cấp mới với 729 dự án. Sau 3 năm gián đoạn do đại dịch Covid-19, trong 10 tháng năm 2024 Việt Nam đón 3,01 triệu lượt khách Trung Quốc, đứng thứ 2 sau lượng khách Hàn Quốc.

Tại tỉnh Cao Bằng, với lợi thế về vị trí địa lý có đường biên giới với Trung quốc, tỉnh Cao Bằng đã duy trì tốt việc mở rộng và củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Hai Bên đã duy trì thường xuyên, linh hoạt các hoạt động hợp tác giao lưu, hữu nghị; xây dựng, kết nối giao thông; thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng cửa khẩu;  mở, nâng cấp cửa khẩu; hợp tác y tế; tăng cường giao lưu về văn hóa và hợp tác du lịch, giáo dục, nông nghiệp và quản lý biên giới; hợp tác tiện lợi hóa thông quan.

Trao đổi tại phiên họp, hai bên nhất trí tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương hai nước phối hợp chặt chẽ, tích cực triển khai các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao, góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc. Hai bên ưu tiên đẩy nhanh triển khai 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối Việt Nam với Trung Quốc: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng. Đồng thời phối hợp triển khai tốt các hoạt động kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước và Năm giao lưu nhân văn Việt - Trung 2025; tích cực tuyên truyền về tình hữu nghị truyền thống hai nước. Hai bên tiếp tục tăng cường giao lưu nhân dân, củng cố nền tảng dân ý, kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển, góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị 2 bên tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn; thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là kết nối chiến lược phát triển, kết nối hạ tầng giao thông, hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, du lịch.

 

Dương Liễu

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1