Hội thảo trực tuyến Triển khai Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030
Lượt xem: 676

Ngày 20/12, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo trực tuyến Triển khai Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030: Chủ động thích ứng, góp phần lan tỏa giá trị và quảng bá sản phẩm Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì hội thảo.

Dự hội thảo tại điểm cầu Cao Bằng có đại diện lãnh đạo Sở Ngoại vụ; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Y tế; Sở Khoa học và Công nghệ. Đồng chí Đàm Văn Eng, Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị tỉnh chủ trì.

 

Các đại biểu dự Hội thảo tại điểm cầu tỉnh Cao Bằng

Hội thảo gồm 2 phiên: Triển khai chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030 - chủ động thích ứng trong tình hình mới; Ngoại giao văn hóa góp phần lan tỏa giá trị và quảng bá sản phẩm Việt Nam: Lấy địa phương, người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. 

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe báo cáo đề dẫn tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020. Triển khai chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030 – Chủ động thích ứng với tình hình mới; Ngoại giao văn hóa góp phần lan tỏa giá trị và quảng bá sản phẩm Việt Nam: Lấy sản phảm địa phương , người dân và doanh nghiệp làm trung tâm.

Tham luận của lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương, các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài đã khẳng định Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 xác định rõ mục tiêu là phải phục vụ đường lối của Đảng, Nhà nước, sau đó là quảng bá, nâng cao giá trị hình ảnh văn hóa Việt Nam ra thế giới, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngoại giao văn hóa sẽ là công cụ hữu hiệu trong công tác ngoại giao toàn diện của đất nước.

 

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội thảo

(ảnh Internet)

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nêu rõ: Hội nghị trực tuyến về ngoại giao văn hóa nhằm quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác ngoại giao, cụ thể là các mục tiêu đã đề ra tại hội nghị Văn hóa toàn quốc, hội nghị Đối ngoại toàn quốc, hội nghị Ngoại giao lần thứ 31. Sau 10 năm thực hiện Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020, dù còn một số tồn tại, hạn chế nhưng nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp, công tác ngoại giao văn hóa đã được triển khai sâu rộng ở nhiều cấp độ, cả trong và ngoài nước và đạt nhiều kết quả quan trọng, nổi bật: Quảng bá mạnh mẽ hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam với thế giới; thúc đẩy, nâng cao hiệu quả của ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế; nâng cao vị thế đất nước và tranh thủ các nguồn lực phục vụ phát triển bền vững đất nước.

Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 xác định ngoại giao văn hóa là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị; là bộ phận cấu thành quan trọng của nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại; gắn kết và bổ trợ thực hiện với các chiến lược trong lĩnh vực đối ngoại, văn hóa, an ninh, quốc phòng, thông tin tuyên truyền, khoa học, giáo dục. Mục tiêu cụ thể của Chiến lược nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác, xây dựng lòng tin với các quốc gia, tổ chức khu vực và quốc tế; hội nhập sâu, rộng trong các lĩnh vực về văn hóa tại các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế; quảng bá các giá trị văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; vận động, đa dạng hóa và bảo tồn, phát huy các di sản, danh hiệu quốc tế của Việt Nam; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Nhân dịp này, các cá nhân, tập thể có thành tích, đóng góp trong công tác ngoại giao văn hóa được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động; Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.

Kim Cúc

 

 

 

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1