Điểm một số hoạt động của Lãnh đạo tỉnh nổi bật Tuần 37 năm 2024 (từ ngày 9-15/9/2024)
19/09/2024
Lượt xem: 232
Trong Tuần 37 năm 2024, các đồng chí Lãnh đạo tỉnh chủ trì, tham dự một số Hội nghị, cuộc họp, chỉ đạo triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
* Kiểm tra công tác khắc phục thiệt hại và phòng, chống bão, lũ tại Thành phố
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 7/9, trên địa bàn Thành phố có mưa vừa, mưa to trên diện rộng, đến thời điểm 7h00 ngày 9/9 mưa đã ngớt, tuy nhiên, do mưa to từ đầu nguồn nên mực nước sông Bằng Giang, Sông Hiến dâng rất nhanh.
Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh trực tiếp kiểm tra một số điểm ngập, lụt tại các Tổ dân phố 1, 2, 3 phường Hợp Giang, Trường Mầm non 1/6, khu vực Cầu Ngầm, cho thấy sự chủ động ứng phó của địa phương, tại mỗi điểm ngập sâu đều có biển cảnh báo và lực lượng trực tại chỗ.
Qua báo cáo của Thành phố, Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh đánh giá cao công tác chủ động, trách nhiệm, linh hoạt và sự phối hợp chặt chẽ trong việc ứng phó với bão số 3 của cấp ủy, chính quyền và các lực lượng Thành phố. Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thành phố thường xuyên theo dõi sát sao tình hình mực nước trên sông, có biện pháp huy động các lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ đưa người dân đến nơi an toàn. Kiên quyết di dời người và tài sản có nguy cơ bị thiệt hại, với phương châm bảo đảm tính mạng cho người dân phải đặt lên hàng đầu. Lực lượng công an quan tâm bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở, bảo vệ tài sản của các hộ dân phải sơ tán, xử lý nghiêm việc lợi dụng bão lụt để vi phạm pháp luật. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn người dân các biện pháp sản xuất cây trồng, vật nuôi sau bão, lũ. Chủ động đề xuất biện pháp hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi để người dân tổ chức lại sản xuất khi lũ rút. Ngành Y tế sớm có phương án tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân tiêu độc, khử trùng, phòng, chống dịch bệnh.
* Kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại huyện Nguyên Bình
Đoàn công tác kiểm tra hiện trường công tác khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại một số điểm sạt lở trên địa bàn thị trấn Tĩnh Túc, xã Ca Thành, xã Vũ Nông; làm việc với Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, huyện và các lực lượng chức năng ngay tại địa điểm gần hiện trường Khuổi Ngọa, xã Ca Thành.
Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh chỉ đạo các phương án khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất tại xã Ca Thành.
Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh đánh giá cao sự vào cuộc của các cấp, ngành, đơn vị trong việc xử lý các tình huống ứng cứu, tích cực tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ các nạn nhân và phương tiện gặp nạn. Dự báo tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, các vụ sạt lở có nguy cơ xảy ra bất kỳ lúc nào. Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của tỉnh trong công tác phòng, chống bão lũ, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; tăng cường theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để chủ động triển khai hiệu quả các phương án cấp thiết khắc phục hậu quả, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; huy động tối đa nhân lực, phương tiện, trang thiết bị để tìm kiếm nạn nhân. Trong quá trình cứu hộ, cứu nạn, cần nghiên cứu các vị trí, đảm bảo an toàn cao nhất cho lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
Đề nghị MTTQ các cấp phối hợp với địa phương khẩn trương triển khai ngay công tác hỗ trợ, kịp thời động viên gia đình có nạn nhân bị tử vong, mất tích và người bị thương. Các lực lượng quân sự, công an và các địa phương nhanh chóng phối hợp chỉ đạo, triển khai kịp thời hỗ trợ cho các hộ nằm trong diện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát hiện nay đang chịu ảnh hưởng thiệt hại do sạt lở; đối với trên 1.000 hộ sửa chữa nhà thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cần tiến hành chi trả ngay hỗ trợ để các gia đình kịp thời ổn định nhà ở, khắc phục khó khăn từng bước ổn định cuộc sống. Khi thời tiết ổn định, triển khai ngay công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Yêu cầu huyện, các xã tiếp tục rà soát chặt chẽ, có thống kê cụ thể về tình hình thiệt hại do mưa bão trên địa bàn.
* Làm việc với đoàn công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn
Bí thư Tỉnh uỷ Trần Hồng Minh báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và tình hình thiên tai do ảnh hưởng cơn bão số 3
Tỉnh Cao Bằng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành Trung ương xem xét hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Cao Bằng để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trong 8 tháng đầu năm 2024 và thực hiện kè chống sạt lở bờ sông suối trên địa bàn tỉnh, với tổng kinh phí gần 1.000 tỷ đồng. Đặc biệt cơn bão số 3 đã gây thiệt hại rất lớn về người, nhà ở, nhất là các công trình hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, sản xuất nông nghiệp của nhân dân, tỉnh Cao Bằng đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ khẩn cấp cho tỉnh Cao Bằng 100 tấn gạo và 100 tỷ đồng để tái thiết các công trình cơ sở hạ tầng (giao thông, y tế, giáo dục,…), khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống, dân sinh. Xem xét, sớm phê duyệt Đề án cơ chế chính sách đặc thù phát triển Khu Du lịch Thác Bản Giốc.
Đề nghị Trung ương xem xét, xây dựng Luật khu kinh tế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khu kinh tế; đồng thời sớm ban hành Hướng dẫn xây dựng Mô hình cửa khẩu thông minh, tổ chức tập huấn triển khai xây dựng và bố trí kinh phí để tỉnh Cao Bằng triển khai thực hiện; bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương cho đầu tư hạ tầng các cửa khẩu; tư vấn, hỗ trợ tỉnh Cao Bằng trong việc xây dựng “Đề án thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng” theo kết luận của Chủ tịch nước Tô Lâm tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công văn số 4786/VPCP-QHĐP ngày 08/7/2024 của Văn phòng Chính phủ.
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ với những đau thương, mất mát mà bà con nhân dân vùng lũ lụt trong tỉnh bị ảnh hưởng và đánh giá cao những cố gắng tối đa của tỉnh trong thực hiện công tác phòng chống bão lũ, cứu nạn, cứu hộ. Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị tỉnh tiếp tục huy động tối đa tìm kiếm người còn bị mất tích; đảm bảo cung cấp tối đa về lương thực, thực phẩm, thuốc men, nước uống cho bà con vùng sạt lở, ngập lụt. Tập trung khắc phục ngay hệ thống điện, viễn thông, trường học để người dân ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất, kinh doanh, đảm bảo người dân ổn định cuộc sống sau bão. Tỉnh tiếp tục thống kê những thiệt hại để báo cáo Trung ương và đề ra những giải pháp để khắc phục hậu quả sau thiên tại. Đối với các kiến nghị của tỉnh, Phó Thủ tướng Chính phủ ghi nhận và đề nghị các Bộ, ngành Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ tổng hợp tham mưu trình Chính phủ có phương án giải quyết.
Về phát triển kinh tế - xã hội, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị: Thời gian tới tỉnh cần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; triển khai tốc các chương trình mục tiêu quốc gia…Tăng cường công tác đối ngoại, nhất là với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc); mở rộng hợp tác giao lưu về hàng hóa, lao động, du lịch; Làm tốt công tác kết nối giữa hai bên (cửa khẩu, giao thông, nguồn nhân lực…). Đề nghị Bộ Ngoại giao tiếp tục là đầu mối chọn một số đối tác có điều kiện tương đồng với tỉnh Cao Bằng như các doanh nghiệp của Hàn Quốc đến tìm hiểu và đầu tư. Tiếp tục giữ vững quốc phòng an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; hợp tác phát triển biên giới; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để vận hành chính thức Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc).
* Chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 56
Hội nghị lần thứ 56, bàn thống nhất các biện pháp tiếp tục ứng phó, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh cơ bản nhất trí với nội dung các báo cáo tại Hội nghị. Tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, các sở, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, triển khai mọi biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở do hoàn lưu bão, với tinh thần cao nhất.
Với tinh thần huy động các lực lượng tại chỗ, các ngành, địa phương, lực lượng tiếp tục tập trung tìm kiếm người mất tích; cứu chữa những người bị thương; tổ chức động viên kịp thời thân nhân và hỗ trợ lo hậu sự chu đáo cho người bị thiệt mạng; nhanh chóng ổn định tình hình trong thời gian sớm nhất. Tiếp nhận và phân bổ cứu trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các hộ dân có nguy cơ thiếu đói, nhất là các hộ tại các khu vực còn bị cô lập; bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà ở. Cùng với đó chuẩn bị sinh phẩm, thuốc men, xử lý ô nhiễm môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau thiên tai, nhất là tại các địa phương bị ngập lụt, chia cắt; có chính sách khoanh nợ, giãn nợ, cho vay, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dân doanh khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định sản xuất, sinh kế, đời sống.
Thống nhất hỗ trợ các huyện bị ảnh hưởng; mức hỗ trợ dân đối với nhà hỏng hoàn toàn, nhà bị hư hỏng một phần, nhà có nguy cơ phải di dời; lúa, hoa màu, vật nuôi... Các ngành khẩn trương phối hợp các đơn vị liên quan khắc phục kịp thời, đặc biệt, ngành Giáo dục khẩn trương hỗ trợ các nhà trường để học sinh sớm trở lại trường; ngành Giao thông vận tải phối hợp các đơn vị quản lý đường đường bộ khắc phục thông tuyến kịp thời cho các hoạt động khác.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, tổng hợp thiệt hại; giảm thủ tục hành chính, khẩn trương hỗ trợ người dân, cơ quan, địa phương ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; hướng dẫn thủ tục mua sắm trong điều kiện khẩn cấp để các cơ quan, địa phương có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, vật tư, hàng hóa phục vụ khắc phục hậu quả thiên tai; kiểm soát chặt chẽ, tránh tiêu cực. Đẩy mạnh cung ứng trang thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh, khôi phục các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp; kiểm soát thị trường, giá cả, bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa phục vụ dân sinh, không để thiếu hàng, tránh tình trạng găm hàng, đội giá; chuẩn bị giống và có chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp. Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ đảm bảo an toàn hồ đập; đánh giá, dự báo tình hình để có phương án xử lý phù hợp; kiểm tra, rà soát các điểm có nguy cơ bị sạt lở, lũ ống, lũ quét khẩn trương di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm; chủ động, linh hoạt xây dựng kịch bản phương án ứng phó trong tình huống xảy ra thiên tai, tuyệt đối bảo đảm an toàn tính mạng con người.
Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, các cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy tỉnh (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và địa phương tiếp tục tổ chức ứng trực 24/24 giờ để ứng phó, giải quyết các vấn đề khẩn cấp; các cơ quan, đơn vị, địa phương ít bị ảnh hưởng bởi bão số 3 và mưa lũ sau bão tập trung lực lượng, hỗ trợ địa phương, người dân bị thiệt hại; hưởng ứng lời kêu gọi của UBND tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh cả cộng đồng chung tay khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 và lũ lụt, sạt lở do hoàn lưu bão gây ra.
Đề nghị Quân khu 1 tiếp tục hỗ trợ nhân lực tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người dân bị thiệt hại và phương tiện chuyên dụng để vận chuyển hàng cứu trợ cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng.
* Tiếp xã giao Bà Lidia Brito, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên
Cùng dự buổi tiếp có các đồng chí: Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số Sở, ngành của tỉnh.
Các đại biểu dự buổi tiếp xã giao
Bí thư Tỉnh uỷ chia sẻ: Cao Bằng là địa phương thứ hai của Việt Nam đón nhận danh hiệu CVĐC toàn cầu do Hội đồng UNESCO công nhận vào tháng 4/2018. CVĐC Non nước Cao Bằng nằm ở phía Bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 300km, có diện tích hơn 3.683 km2, là một miền đất hiếm có, nơi du khách có thể tìm hiểu lịch sử trên 500 triệu năm của Trái Đất. Tạo hóa ban tặng cho CVĐC Non nước Cao Bằng nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, hấp dẫn và nổi tiếng như: Thác Bản Giốc; động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen, Vườn quốc gia Phja Oắc - Phja Đén… Cao Bằng có bề dày về lịch sử văn hóa, là vùng đất có tài nguyên văn hóa vật thể phong phú được thể hiện qua hệ thống di sản, di tích trong đó nhiều di tích được công nhận cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia, cấp tỉnh và bảo vật quốc gia. Những giá trị về địa chất, đa dạng sinh học, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa phi vật thể của CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng đã tạo nên một CVĐC toàn cầu với những giá trị đặc sắc và riêng biệt so với các CVĐC toàn cầu khác.
Cao Bằng mong muốn UNESCO tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các CVĐC toàn cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.
* Dự lễ Kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO (GGN)
Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh và Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh chúc mừng Lễ kỷ niệm.
Tại Lễ kỷ niệm đại diện UNESCO, Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO và các đại biểu cùng ôn lại những kỷ niệm, hoạt động và chia sẻ thành tựu trong những năm qua. Nhận định Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO đã vượt qua nhiều trở ngại, thách thức để phát triển mạnh mẽ với 213 CVĐC toàn cầu ở 48 quốc gia trên toàn thế giới như hiện nay. Các đại biểu đều đánh giá rất cao công tác tổ chức Lễ kỷ niệm nói riêng và Hội nghị APNG lần thứ 8 của Cao Bằng mặc dù đang trong thời điểm tỉnh phải đối mặt với những thiệt hại và khó khăn ứng phó và khắc phục hậu quả nặng nề từ bão lũ. Chia vui về những thành quả đạt được của Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO, đề cao vai trò dẫn dắt của mạng lưới; đồng thời, tiếp tục khẳng định quyết tâm, nỗ lực không ngừng của các CVĐC toàn cầu trong mạng lưới và các quốc gia có CVĐC toàn cầu cùng tham gia vào hoàn thiện công tác xây dựng, vận hành và phát huy vai trò CVĐC toàn cầu, nỗ lực chung để bảo vệ “Mẹ Trái đất”, gắn với các mục tiêu phát triển bền vững.
* Dư lễ cắt băng khai trương không gian trưng bày, triển lãm của Hội nghị APGN 8
Trong chuyến công tác tại Cao Bằng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự cắt băng và khai trương không gian trưng bày, triển lãm của Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APGN 8) tại Cao Bằng. Cùng dự có ông Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; bà Lidia Brito, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên; ông Nickolas Zouros, Chủ tịch Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO; ông Jin Xiaochi, Điều phối viên Mạng lưới CVĐC khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Về phía tỉnh có các đồng chí: Trần Hồng Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng; Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Bế Thanh Tịnh, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Trịnh Trường Huy, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Trước khi diễn ra chương trình Khai mạc Hội nghị APGN lần thứ 8 đã diễn ra dự kiện cắt băng và khai trương không gian văn hoá các dân tộc, gian hàng các CVĐC. Sự kiện là một phần trong chuỗi các hoạt động của Hội nghị APGN lần thứ 8. Đây là dịp để nhìn lại những thành tựu đạt được, đồng thời là cơ hội để các CVĐC toàn cầu của Việt Nam như: Hà Giang, Cao Bằng, Đắk Nông, Lạng Sơn và CVĐC từ nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương giới thiệu những giá trị độc đáo, những tiềm năng phát triển bền vững.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, lãnh đạo tỉnh và các đại biểu cắt băng khai trương không gian trưng bày, triển lãm tại Hội nghị APGN lần thứ 8.
Các gian hàng giới thiệu các sản vật, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề truyền thống, là nơi quy tụ những giá trị văn hóa, lịch sử, và địa chất quý báu từ các CVĐC nổi tiếng trong khu vực. Mỗi gian hàng là một câu chuyện riêng về sự kỳ diệu của thiên nhiên, về những nỗ lực bảo tồn và phát triển của các cộng đồng địa phương.
* Dự Khai mạc Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu Châu Á - Thái Bình Dương
Phiên khai mạc Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất (VCĐC) toàn cầu Châu Á – Thái Bình Dương (APGN 8) với chủ đề “Cộng đồng địa phương và phát triển bền vững trong vùng CVĐC” diễn ra tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng.
Dự phiên khai mạc về phía lãnh đạo Trung ương có các đồng chí: Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam; Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam; Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc. Đại diện lãnh một số bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo các tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang; Đắc Nông; Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Hải Phòng.
Đại biểu Tổ chức UNESCO có các ông, bà: Lidia Brito, Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên; Nikolas Zouros, Chủ tịch Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO; Jin XiaoChi, Phó Chủ tịch Ban điều hành Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO, Điều phối viên Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; Guy Martini, Chuyên gia cao cấp, Chủ tịch Hội đồng CVĐC toàn cầu UNESCO, Tổng thư ký Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO.
Về phía lãnh đạo tỉnh Cao Bằng có các đồng chí: Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng; Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị. Đại diện Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh và các sở ban ngành; các thành viên Ban Tổ chức Hội nghị và hơn 800 đại biểu trong nước và quốc tế tham gia Hội nghị.
Bà Lidia Brito, Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên cho biết: Hội nghị diễn ra tại thời điểm Cao Bằng và nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc Việt Nam đang phải hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề về thiên tai do áp thấp nhiệt đới từ cơn bão số 3 gây ra sạt lở, lũ quét ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng của con người. Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO đánh giá cao sự nỗ lực của tỉnh Cao Bằng trong công tác chuẩn bị chu đáo các điều kiện tổ chức Hội nghị và nỗ lực cao trong công tác khắc phục những tổn hại nghiêm trọng từ siêu bão Yagi. Bà Lidia Brito cho rằng: Nhiệm vụ đặt ra cho các thành viên Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO đến với hội nghị không chỉ tham gia diễn đàn thảo luận, trao đổi, chia sẻ, học tập từ “Cộng đồng địa phương và phát triển bền vững trong vùng CVĐC”, mà còn phải thực hiện mục tiêu phát triển bền vững gắn với xây dựng các chương trình hành động chống biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, bảo vệ trái đất - ngôi nhà chung của nhân loại. Nhấn mạnh việc chống biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai là nhiệm vụ cấp bách cho CVĐC của mỗi quốc gia. Bởi chống biến đổi khí hậu là một hành trình dài, đòi hỏi sự chung tay nỗ lực của các quốc gia trên thế giới trong đó có các nước có danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO; phải có kế hoạch chung hướng đến giảm phát thải trên toàn cầu, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống và môi trường văn hóa vì thế hệ hôm nay và mai sau. CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng là một mô hình CVĐV có nhiều hoạt động tích cực, hiệu quả và mới cách đây 2 ngày, CVĐC tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) vừa được Hội đồng chuyên gia quốc tế biểu quyết gia nhập Mạng lưới.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu chỉ đạo tại Phiên khai mạc Hội nghị
Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO là tổ chức duy nhất của Liên hợp quốc về lĩnh vực khoa học trái đất; tích cực thực hiện các khuyến nghị của UNESCO về nâng cao nhận thức và hành động xử lý hài hòa, bền vững mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Đặc biệt, mạng lưới CVĐC toàn cầu còn là cộng đồng tăng cường gắn kết giữ gìn và bảo tồn và phát huy các giá trị di sản đặc biệt - di sản địa chất gắn với đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa, vì sự phát triển của cộng đồng, sinh kế của người dân và phát triển bền vững ở khu vực. Ngay trước thềm hội nghị Việt Nam đã hứng chịu nhiều thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Thảm họa thiên tai đưa ra vấn đề cấp bách phải có giải pháp, chương trình hành động chống biến đổi khí hậu.
Phó Thủ tướng Chính phủ cũng cho biết: Chỉ còn 10 ngày nữa là đến Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai tại New York để biến lời nói và những cam kết thành hành động cụ thể định hình tương lai bền vững và bao trùm hơn. Đây chính là lúc châu Á – Thái Bình Dương, với vai trò động lực quan trọng, trung tâm phát triển năng động và tự cường của thế giới, cùng chung tay đóng góp vào việc ứng phó với các thách thức của thời đại, hiện thực hóa Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, đem lại lợi ích thiết thực cho mọi thành viên, người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Trên tinh thần đó, đề nghị Hội nghị cần xác định cách tiếp cận tổng thể để thống nhất trong nhận thức và hành động về bảo tồn và phát huy giá trị CVĐC vì phát triển bền vững; tăng cường trao đổi kinh nghiệm hay, điển hình tốt, đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp về quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững CVĐC toàn cầu; thúc đẩy quan hệ đối tác nhiều bên và hợp tác quốc tế phát triển CVĐC toàn cầu gắn với phát triển bền vững; thúc đẩy tầm nhìn dài hạn 5 năm, 10 năm cho phát triển Mạng lưới CVĐC toàn cầu - một mạng lưới hợp tác quốc tế mạnh mẽ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản địa chất không chỉ vì lợi ích của chúng ta mà còn vì các thế hệ tương lai.
Sau Phiên khai mạc sẽ diễn ra các phiên hội thảo chuyên đề; Hoạt động trao đổi, ký kết biên bản hợp tác giữa các CVĐC trong Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
* Dự Lễ phát động ủng hộ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh
Tham dự có các đồng chí: Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang, các cơ quan ngành dọc Trung ương trên địa bàn tỉnh; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đến ủng hộ.
2. Đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh động viên các lực lượng tìm kiếm cứu nạn tại huyện Nguyên Bình

Phó Bí thư Thường trực Tinh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Triệu Đình Lê kiểm tra công tác cứu nạn tại điểm sạt lở Lũng Lỳ, xã Ca Thành.
Đoàn kiểm tra tình hình công tác cứu nạn, tìm kiếm nạn nhân mất tích; cứu chữa người bị thương; vệ sinh môi trường; tiếp tế lương thực thực phẩm, ổn định nơi lưu trú người dân bị thiệt hại tại điểm sạt lở Lũng Lỳ, Khuổi Ngọa, xã Ca Thành và Lũng Súng, xã Yên Lạc; triển khai các nhiệm vụ trọng tâm cấp bách trong thời gian tới.
Tại những nơi đến kiểm tra, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh động viên các lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của các lực lượng cứu hộ, cứu nạn trong những ngày vừa qua, không quản ngại thời tiết khắc nghiệt, nắng mưa, bão lũ, sạt lở để tìm kiếm những nạn nhân mất tích, cứu chữa những người may mắn sống sót.
Đồng chí cũng chia buồn sâu sắc với các gia đình có người thân thiệt mạng trong vụ sạt lở đất; chia sẻ, động viên các gia đình mất nhà cửa, tài sản; mong muốn các gia đình vượt qua đau thương, mất mát. Đồng thời, khẳng định Đảng, Nhà nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn bên cạnh, quan tâm, chăm lo, huy động toàn xã hội sát cánh cùng các gia đình vượt qua thời điểm khó khăn này. Tỉnh sẽ hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại hoàn toàn, mỗi nhà 70 triệu đồng; lực lượng bộ đội sẵn sàng hỗ trợ người dân vận chuyển vật liệu, xây dựng nhà cửa; đảm bảo vị trí xây dựng nhà mới an toàn, hợp lý; nhà mới đạt tiêu chí "3 cứng".
Đồng chí yêu cầu lực lượng quân đội, công an, y tế và các lực lượng khác phối hợp với chính quyền địa phương thay đổi phương án cứu nạn. Tập trung và huy động thêm lực lượng, phương tiện tiếp tục tổ chức, bằng mọi cách tìm kiếm những người mất tích còn lại tại điểm sạt lở Khuổi Ngọa; tích cực cứu chữa cho những người bị thương; lo hậu sự chu đáo cho người thiệt mạng; nhanh chóng tổ chức vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh tại điểm sạt lở Lũng Lỳ; khẩn trương khôi phục lại giao thông. Cùng với đó, huy động cả hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cùng chung tay chia sẻ, động viên các gia đình có người thân thiệt mạng, mất tích; hỗ trợ chỗ ở, lương thực, thực phẩm, nước uống, quần áo cho người dân mất nhà cửa, tài sản... để người dân sớm ổn định cuộc sống.
3. Đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh
* Chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại Nguyên Bình
Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh trao đổi phương án tiếp cận khu vực, vị trí sạt lở.
Trên địa bàn huyện có 3 điểm có người tử vong, bị thương và mất tích cần tiếp cận hiện trường để triển khai công tác ứng cứu, gồm: Xóm Khuổi Ngọa, và Lũng Lỳ, xã Ca Thành; xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc.
Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh yêu cầu các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, hỗ trợ dân trong diện nguy cơ sạt lở; nhanh chóng, kịp thời thông tuyến, tiếp cận hiện trường, tích cực cứu chữa người bị thương, tìm kiếm người mất tích. Đề nghị các lực lượng chức năng thông báo, cảnh báo các vị trí nguy hiểm; kiên quyết hơn nữa thông tin về nguy cơ sạt lở đất tiếp tục xảy ra để hạn chế người và các phương tiện tham gia giao thông khi không cần thiết. Đồng thời, thông báo cho người dân biết khu vực có nguy cơ sạt lở để di chuyển, sơ tán đến nơi an toàn.
Huyện chọn địa điểm làm Sở chỉ huy để thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; bổ sung thêm máy móc, con người phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn; tỉnh cân đối và bổ sung lực lượng. Ban Chỉ huy quân sự huyện đảm bảo thông tin thông suốt; đảm bảo công tác hậu cần; Quân khu 1, Công an tỉnh bổ sung lực lượng về phương tiện đặc dụng để ứng phó. Sở Giao thông Vận tải bố trí ứng trực tại Quốc lộ 34. Công an huyện đảm bảo lực lượng công an huyện và tỉnh; huyện đảm bảo cho các lực lượng còn lại.
Đề nghị thành lập Sở chỉ huy cấp tỉnh tại huyện, phân công đồng chí Hoàng Văn Thạch, Phó chủ tịch UBND tỉnh làm tổng chỉ huy; các lực lượng quân sự, công an phối hợp, triển khai nhiệm vụ. Lựa chọn địa điểm đóng quân phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo an toàn cho lực lượng cứu hộ. Hiện nay, tình hình thời tiết tiếp tục mưa, đề nghị chính quyền huyện, xã theo dõi, dự báo tình hình thiên tai, tuyên truyền người dân trên địa bàn huyện không được chủ quan, lơ là, nâng cao cảnh giác để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
* Tiếp xã giao Đoàn công tác của CVĐC toàn cầu UNESCO Haunte-Provence (Pháp) do bà Patricia Granet-Brunello, Thị trưởng Digne-lesBains kiêm Chủ tịch Provence Alpes Agglomération làm Trưởng đoàn.
Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh bày tỏ vui mừng và phấn khởi được tiếp đón đoàn công tác của CVĐC toàn cầu UNESCO Haunte-Provence (Pháp) đến dự Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Cao Bằng. Trân trọng cảm ơn tình cảm và sự quan tâm của bà Patricia Granet-Brunello và thành viên đoàn đối với Cao Bằng. Khẳng định chuyến thăm và làm việc của đoàn có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa 2 quốc gia Việt Nam - Pháp nói chung, giữa CVĐC Non nước Cao Bằng và CVĐC toàn cầu UNESCO Haunte-Provence nói riêng.
Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh vui mừng khi được đón tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Haunte-Provence (Pháp).
Nhớ lại về cuộc gặp gỡ đầu tiên với bà Patricia Granet-Brunello vào năm 2018 tại Pháp sau phiên họp lần thứ 204 tại Paris của Hội đồng chấp hành Tổ chức UNESCO, Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác của tỉnh đã có dịp đi khảo sát, học tập kinh nghiệm về bảo tồn và khai thác hiệu quả di sản thiên nhiên tại CVĐC toàn cầu Haute-Provence. Đặc biệt, CVĐC Non nước Cao Bằng và CVĐC Haute-Provence đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác về quản lý và phát triển CVĐC. Đó là sự kiện hợp tác có ý nghĩa quan trọng bởi CVĐC Haute-Provence được coi là hình mẫu trong công tác bảo tồn di sản địa chất và xây dựng cộng đồng địa phương vững mạnh.
Sau khi chia sẻ với bà Patricia Granet-Brunello và đoàn công tác khái quát một số đặc điểm, lợi thế, tiềm năng và các giá trị di sản của vùng CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết thêm: Trên cơ sở Biên bản ghi nhớ hợp tác từ năm 2018 đến nay, Cao Bằng đã tích cực nghiên cứu, học tập và vận dụng những kinh nghiệm về bảo tồn và khai thác hiệu quả di sản thiên nhiên của Ban Quản lý công viên Haute-Provence vào triển khai các nhiệm vụ phát huy các giá trị di sản của CVĐC Non nước Cao Bằng, như: Bảo tồn di sản hóa thạch Cúc đá tại huyện Hà Quảng; xây dựng Bảo tàng Cao Bằng, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản; chia sẻ các kinh nghiệm quý báu trong các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, sử dụng hợp lý tài nguyên, giữ gìn và phát huy tối đa mọi giá trị các di sản địa chất, văn hóa, lịch sử; phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa và cộng đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn qua chuyến thăm và làm việc của đoàn tại tỉnh lần này sẽ càng thắt chặt hơn nữa mối quan quan hệ, hợp tác giữa 2 CVĐC toàn cầu, phát huy kết quả đạt được từ Bản ghi nhớ đã ký kết giữa hai bên tại Pháp. Tiếp tục tăng cường hợp tác, trao đổi các thông tin, tài liệu khoa học và các biện pháp bảo vệ môi trường trong vùng CVĐC; cùng hỗ trợ giới thiệu, quảng bá du lịch và các hoạt động của 2 CVĐC; tăng cường hơn nữa các chuyến khảo sát, học tập kinh nghiệm giữa 2 bên trong công tác quản lý và phát huy giá trị các điểm di sản.
Bà Patricia Granet-Brunello trân trọng cảm ơn sự tiếp đón chân thành, nồng ấm của lãnh đạo tỉnh và người dân sống trong vùng CVĐC Cao Bằng - những người bạn của Haunte-Provence (Pháp). Chia sẻ với tỉnh Cao Bằng và các địa phương của Việt Nam trước những tổn thất to lớn do ảnh hưởng của siêu bão Yagi và hoàn lưu sau bão. Hy vọng rằng những tác động tiêu cực từ tự nhiên không ảnh hưởng nhiều đến công tác tổ chức các hoạt động của Hội nghị APGN lần thứ 8.
Bà nhấn mạnh: Hội nghị APGN lần thứ 8 được tổ chức đúng dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Mạng lưới CVĐC toàn cầu (GGN). Đây là dấu mốc quan trọng để chúng ta cùng nhìn lại quá trình xây dựng và phát triển Mạng lưới qua 20 năm trong việc thực hiện nhiệm vụ giữ gìn, bảo tồn và phát huy các loại hình di sản địa chất, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, văn hóa vật thể và phi vật thể, các hoạt động bảo vệ môi trường, vì sự phát triển của cộng đồng và phát triển bền vững; là cơ hội để trao đổi, chia sẻ, kinh nghiệm, hợp tác và nâng cao hơn nữa tinh thần đoàn kết giữa các thành viên Mạng lưới nói chung, trong đó có CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng và CVĐC toàn cầu Haunte-Provence trong việc thực hiện các mục tiêu chung của CVĐC toàn cầu UNESCO, hướng tới xây dựng cộng đồng vững mạnh, cải thiện sinh kế cho người dân vùng CVĐC. Sự đồng hành, gắn kết giữa các CVĐC trong mạng lưới trên toàn cầu cũng sẽ góp phần tăng thêm sức mạnh để cùng thực hiện các chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, bảo vệ Trái đất trong tương lai.
Ghi nhận những kết quả đạt được, tiếp tục tăng cường hợp tác lâu dài và bền vững trong một số lĩnh vực vì lợi ích và quan tâm chung của 2 CVĐC trong công tác quản lý, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị CVĐC, tại buổi làm việc, đại diện 2 bên đã ký Thỏa thuận thiết lập quan hệ hợp tác giữa CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng (Việt Nam) và CVĐC toàn cầu UNESCO Haute-Provence (Pháp).
* Chủ trì phiên Bế mạc Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh, Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị APGN lần thứ 8 phát biểu bế mạc.
Phát biểu bế mạc Hội nghị APGN lần thứ 8, Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh bày tỏ cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là sự phối hợp của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam với vai trò đồng chủ trì Hội nghị; cảm ơn Hội đồng và Ban điều hành Mạng lưới CVĐC toàn cầu, Ban cố vấn của Mạng lưới CVĐC toàn cầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, các thành viên Ban cố vấn, Hội đồng khoa học và toàn thể các đại biểu là thành viên mạng lưới CVĐC toàn cầu đã cùng chung tay tạo nên thành công của Hội nghị APGN lần thứ 8.
Khẳng định Hội nghị APGN lần thứ 8 thành công tốt đẹp với nhiều quyết định quan trọng của Mạng lưới CVĐC toàn cầu, Mạng lưới CVĐC khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; tìm ra nhiều giải pháp, kinh nghiệm hữu ích trong công tác xây dựng và phát triển danh hiệu CVĐC theo các tiêu chí của UNESCO. Tin rằng, những kinh nghiệm, chia sẻ quý tại hội nghị góp phần giải quyết những thách thức toàn cầu hiện nay, đặc biệt là nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương và người dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình di sản và tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch bền vững.
Kết quả của Hội nghị APGN lần thứ 8 thể hiện tinh thần trách nhiệm của các thành viên của mạng lưới CVĐC toàn cầu và sự quyết tâm, nỗ lực của tỉnh Cao Bằng trong việc gìn giữ và khai thác bền vững các giá trị di sản trong vùng CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng.
* Kiểm tra công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại huyện Hà Quảng
Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh kiểm tra công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại xóm Nặm Ngùa, xã Ngọc Động.
Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh và đoàn công tác trực tiếp kiểm tra và nắm tình hình triển khai biện pháp khắc phục ảnh hưởng mưa, lũ tại địa bàn xã Ngọc Động và Thanh Long. Chủ tịch ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của huyện Hà Quảng đã chủ động, khắc phục khó khăn, ứng phó với thiên tai. Đề nghị huyện và các xã tiếp tục duy trì lực lượng tổ chức ứng trực; đảm bảo hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân trước mắt và lâu dài. Chủ động bám sát tình hình thời tiết và mực nước trên địa bàn để phối hợp với ngành chức năng triển khai kịp thời các phương án xử lý phù hợp sau khi nước rút, nhất là công tác xử lý vệ sinh môi trường, khử khuẩn. Đồng thời, có biện pháp kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh cho người dân, xây dựng kế hoạch hỗ trợ người dân về nhà ở và sớm khôi phục sản xuất sau khi nước rút.
4. Đồng chí Nông Thanh Tùng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh
* Kiểm tra tình hình thiệt hại do mưa lũ tại huyện Hòa An
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nông Thanh Tùng động viên, trao nhu yếu phẩm cho người dân thị trấn Nước Hai (Hòa An).
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nông Thanh Tùng kiểm tra thiệt hại và công tác khắc phục hậu quả mưa lũ các khu vực ngập nặng tại thị trấn Nước Hai gồm các xóm: Mã Quan, xóm 6 Bế Triều, Nà Tẻng. Qua kiểm tra, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh ghi nhận sự chủ động, cố gắng của huyện Hòa An trong triển khai các phương án ứng phó với mưa bão những ngày qua, chia sẻ những thiệt hại do mưa lũ gây ra đối với các hộ gia đình bị ảnh hưởng, mong muốn các hộ sớm ổn định đời sống, sản xuất. Đề nghị địa phương tiếp tục tăng cường nắm chắc tình hình diễn biến mưa lũ, đặc biệt là các vị trí đã xảy ra ngập úng, chia cắt cục bộ để đảm bảo an toàn cho người dân. Đẩy mạnh tuyên truyền để người dân có biện pháp phòng ngừa; phân công các lực lượng ứng trực tại các địa điểm ngập úng, nguy hiểm để kịp thời xử lý các tình huống theo phương châm “4 tại chỗ”; đảm bảo nhu yếu phẩm cho người dân, đặc biệt là các vùng bị chia cắt do mưa, lũ, ngập úng... để giảm thiểu tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra.
* Thăm, động viên nạn nhân vụ sạt lở đất điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Đoàn công tác thăm hỏi nạn nhân vụ sạt lở đất đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nông Thanh Tùng và đoàn công tác động viên chia sẻ với khó khăn, mất mát của gia đình những nạn nhân vụ sạt lở. Mong các nạn nhân sớm ổn định tinh thần và mau chóng bình phục. Đồng thời, yêu cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh huy động mọi nhân lực, trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế tốt nhất để tập trung cứu chữa cho bệnh nhân cũng như làm tốt công tác xã hội của bệnh viện, hỗ trợ để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân yên tâm điều trị, có điều kiện chăm sóc sức khỏe được tốt nhất.
D.L (T.h theo baocaobang.vn)
19/09/2024
Điểm một số hoạt động của Lãnh đạo tỉnh nổi bật Tuần 37 năm 2024 (từ ngày 9-15/9/2024)
Trong Tuần 37 năm 2024, các đồng chí Lãnh đạo tỉnh chủ trì, tham dự một số Hội nghị, cuộc họp, chỉ đạo triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
* Kiểm tra công tác khắc phục thiệt hại và phòng, chống bão, lũ tại Thành phố
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 7/9, trên địa bàn Thành phố có mưa vừa, mưa to trên diện rộng, đến thời điểm 7h00 ngày 9/9 mưa đã ngớt, tuy nhiên, do mưa to từ đầu nguồn nên mực nước sông Bằng Giang, Sông Hiến dâng rất nhanh.
Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh trực tiếp kiểm tra một số điểm ngập, lụt tại các Tổ dân phố 1, 2, 3 phường Hợp Giang, Trường Mầm non 1/6, khu vực Cầu Ngầm, cho thấy sự chủ động ứng phó của địa phương, tại mỗi điểm ngập sâu đều có biển cảnh báo và lực lượng trực tại chỗ.
Qua báo cáo của Thành phố, Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh đánh giá cao công tác chủ động, trách nhiệm, linh hoạt và sự phối hợp chặt chẽ trong việc ứng phó với bão số 3 của cấp ủy, chính quyền và các lực lượng Thành phố. Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thành phố thường xuyên theo dõi sát sao tình hình mực nước trên sông, có biện pháp huy động các lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ đưa người dân đến nơi an toàn. Kiên quyết di dời người và tài sản có nguy cơ bị thiệt hại, với phương châm bảo đảm tính mạng cho người dân phải đặt lên hàng đầu. Lực lượng công an quan tâm bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở, bảo vệ tài sản của các hộ dân phải sơ tán, xử lý nghiêm việc lợi dụng bão lụt để vi phạm pháp luật. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn người dân các biện pháp sản xuất cây trồng, vật nuôi sau bão, lũ. Chủ động đề xuất biện pháp hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi để người dân tổ chức lại sản xuất khi lũ rút. Ngành Y tế sớm có phương án tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân tiêu độc, khử trùng, phòng, chống dịch bệnh.
* Kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại huyện Nguyên Bình
Đoàn công tác kiểm tra hiện trường công tác khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại một số điểm sạt lở trên địa bàn thị trấn Tĩnh Túc, xã Ca Thành, xã Vũ Nông; làm việc với Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, huyện và các lực lượng chức năng ngay tại địa điểm gần hiện trường Khuổi Ngọa, xã Ca Thành.
Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh chỉ đạo các phương án khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất tại xã Ca Thành.
Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh đánh giá cao sự vào cuộc của các cấp, ngành, đơn vị trong việc xử lý các tình huống ứng cứu, tích cực tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ các nạn nhân và phương tiện gặp nạn. Dự báo tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, các vụ sạt lở có nguy cơ xảy ra bất kỳ lúc nào. Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của tỉnh trong công tác phòng, chống bão lũ, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; tăng cường theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để chủ động triển khai hiệu quả các phương án cấp thiết khắc phục hậu quả, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; huy động tối đa nhân lực, phương tiện, trang thiết bị để tìm kiếm nạn nhân. Trong quá trình cứu hộ, cứu nạn, cần nghiên cứu các vị trí, đảm bảo an toàn cao nhất cho lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
Đề nghị MTTQ các cấp phối hợp với địa phương khẩn trương triển khai ngay công tác hỗ trợ, kịp thời động viên gia đình có nạn nhân bị tử vong, mất tích và người bị thương. Các lực lượng quân sự, công an và các địa phương nhanh chóng phối hợp chỉ đạo, triển khai kịp thời hỗ trợ cho các hộ nằm trong diện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát hiện nay đang chịu ảnh hưởng thiệt hại do sạt lở; đối với trên 1.000 hộ sửa chữa nhà thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cần tiến hành chi trả ngay hỗ trợ để các gia đình kịp thời ổn định nhà ở, khắc phục khó khăn từng bước ổn định cuộc sống. Khi thời tiết ổn định, triển khai ngay công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Yêu cầu huyện, các xã tiếp tục rà soát chặt chẽ, có thống kê cụ thể về tình hình thiệt hại do mưa bão trên địa bàn.
* Làm việc với đoàn công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn
Bí thư Tỉnh uỷ Trần Hồng Minh báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và tình hình thiên tai do ảnh hưởng cơn bão số 3
Tỉnh Cao Bằng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành Trung ương xem xét hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Cao Bằng để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trong 8 tháng đầu năm 2024 và thực hiện kè chống sạt lở bờ sông suối trên địa bàn tỉnh, với tổng kinh phí gần 1.000 tỷ đồng. Đặc biệt cơn bão số 3 đã gây thiệt hại rất lớn về người, nhà ở, nhất là các công trình hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, sản xuất nông nghiệp của nhân dân, tỉnh Cao Bằng đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ khẩn cấp cho tỉnh Cao Bằng 100 tấn gạo và 100 tỷ đồng để tái thiết các công trình cơ sở hạ tầng (giao thông, y tế, giáo dục,…), khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống, dân sinh. Xem xét, sớm phê duyệt Đề án cơ chế chính sách đặc thù phát triển Khu Du lịch Thác Bản Giốc.
Đề nghị Trung ương xem xét, xây dựng Luật khu kinh tế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khu kinh tế; đồng thời sớm ban hành Hướng dẫn xây dựng Mô hình cửa khẩu thông minh, tổ chức tập huấn triển khai xây dựng và bố trí kinh phí để tỉnh Cao Bằng triển khai thực hiện; bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương cho đầu tư hạ tầng các cửa khẩu; tư vấn, hỗ trợ tỉnh Cao Bằng trong việc xây dựng “Đề án thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng” theo kết luận của Chủ tịch nước Tô Lâm tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công văn số 4786/VPCP-QHĐP ngày 08/7/2024 của Văn phòng Chính phủ.
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ với những đau thương, mất mát mà bà con nhân dân vùng lũ lụt trong tỉnh bị ảnh hưởng và đánh giá cao những cố gắng tối đa của tỉnh trong thực hiện công tác phòng chống bão lũ, cứu nạn, cứu hộ. Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị tỉnh tiếp tục huy động tối đa tìm kiếm người còn bị mất tích; đảm bảo cung cấp tối đa về lương thực, thực phẩm, thuốc men, nước uống cho bà con vùng sạt lở, ngập lụt. Tập trung khắc phục ngay hệ thống điện, viễn thông, trường học để người dân ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất, kinh doanh, đảm bảo người dân ổn định cuộc sống sau bão. Tỉnh tiếp tục thống kê những thiệt hại để báo cáo Trung ương và đề ra những giải pháp để khắc phục hậu quả sau thiên tại. Đối với các kiến nghị của tỉnh, Phó Thủ tướng Chính phủ ghi nhận và đề nghị các Bộ, ngành Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ tổng hợp tham mưu trình Chính phủ có phương án giải quyết.
Về phát triển kinh tế - xã hội, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị: Thời gian tới tỉnh cần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; triển khai tốc các chương trình mục tiêu quốc gia…Tăng cường công tác đối ngoại, nhất là với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc); mở rộng hợp tác giao lưu về hàng hóa, lao động, du lịch; Làm tốt công tác kết nối giữa hai bên (cửa khẩu, giao thông, nguồn nhân lực…). Đề nghị Bộ Ngoại giao tiếp tục là đầu mối chọn một số đối tác có điều kiện tương đồng với tỉnh Cao Bằng như các doanh nghiệp của Hàn Quốc đến tìm hiểu và đầu tư. Tiếp tục giữ vững quốc phòng an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; hợp tác phát triển biên giới; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để vận hành chính thức Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc).
* Chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 56
Hội nghị lần thứ 56, bàn thống nhất các biện pháp tiếp tục ứng phó, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh cơ bản nhất trí với nội dung các báo cáo tại Hội nghị. Tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, các sở, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, triển khai mọi biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở do hoàn lưu bão, với tinh thần cao nhất.
Với tinh thần huy động các lực lượng tại chỗ, các ngành, địa phương, lực lượng tiếp tục tập trung tìm kiếm người mất tích; cứu chữa những người bị thương; tổ chức động viên kịp thời thân nhân và hỗ trợ lo hậu sự chu đáo cho người bị thiệt mạng; nhanh chóng ổn định tình hình trong thời gian sớm nhất. Tiếp nhận và phân bổ cứu trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các hộ dân có nguy cơ thiếu đói, nhất là các hộ tại các khu vực còn bị cô lập; bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà ở. Cùng với đó chuẩn bị sinh phẩm, thuốc men, xử lý ô nhiễm môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau thiên tai, nhất là tại các địa phương bị ngập lụt, chia cắt; có chính sách khoanh nợ, giãn nợ, cho vay, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dân doanh khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định sản xuất, sinh kế, đời sống.
Thống nhất hỗ trợ các huyện bị ảnh hưởng; mức hỗ trợ dân đối với nhà hỏng hoàn toàn, nhà bị hư hỏng một phần, nhà có nguy cơ phải di dời; lúa, hoa màu, vật nuôi... Các ngành khẩn trương phối hợp các đơn vị liên quan khắc phục kịp thời, đặc biệt, ngành Giáo dục khẩn trương hỗ trợ các nhà trường để học sinh sớm trở lại trường; ngành Giao thông vận tải phối hợp các đơn vị quản lý đường đường bộ khắc phục thông tuyến kịp thời cho các hoạt động khác.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, tổng hợp thiệt hại; giảm thủ tục hành chính, khẩn trương hỗ trợ người dân, cơ quan, địa phương ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; hướng dẫn thủ tục mua sắm trong điều kiện khẩn cấp để các cơ quan, địa phương có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, vật tư, hàng hóa phục vụ khắc phục hậu quả thiên tai; kiểm soát chặt chẽ, tránh tiêu cực. Đẩy mạnh cung ứng trang thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh, khôi phục các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp; kiểm soát thị trường, giá cả, bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa phục vụ dân sinh, không để thiếu hàng, tránh tình trạng găm hàng, đội giá; chuẩn bị giống và có chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp. Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ đảm bảo an toàn hồ đập; đánh giá, dự báo tình hình để có phương án xử lý phù hợp; kiểm tra, rà soát các điểm có nguy cơ bị sạt lở, lũ ống, lũ quét khẩn trương di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm; chủ động, linh hoạt xây dựng kịch bản phương án ứng phó trong tình huống xảy ra thiên tai, tuyệt đối bảo đảm an toàn tính mạng con người.
Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, các cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy tỉnh (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và địa phương tiếp tục tổ chức ứng trực 24/24 giờ để ứng phó, giải quyết các vấn đề khẩn cấp; các cơ quan, đơn vị, địa phương ít bị ảnh hưởng bởi bão số 3 và mưa lũ sau bão tập trung lực lượng, hỗ trợ địa phương, người dân bị thiệt hại; hưởng ứng lời kêu gọi của UBND tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh cả cộng đồng chung tay khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 và lũ lụt, sạt lở do hoàn lưu bão gây ra.
Đề nghị Quân khu 1 tiếp tục hỗ trợ nhân lực tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người dân bị thiệt hại và phương tiện chuyên dụng để vận chuyển hàng cứu trợ cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng.
* Tiếp xã giao Bà Lidia Brito, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên
Cùng dự buổi tiếp có các đồng chí: Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số Sở, ngành của tỉnh.
Các đại biểu dự buổi tiếp xã giao
Bí thư Tỉnh uỷ chia sẻ: Cao Bằng là địa phương thứ hai của Việt Nam đón nhận danh hiệu CVĐC toàn cầu do Hội đồng UNESCO công nhận vào tháng 4/2018. CVĐC Non nước Cao Bằng nằm ở phía Bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 300km, có diện tích hơn 3.683 km2, là một miền đất hiếm có, nơi du khách có thể tìm hiểu lịch sử trên 500 triệu năm của Trái Đất. Tạo hóa ban tặng cho CVĐC Non nước Cao Bằng nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, hấp dẫn và nổi tiếng như: Thác Bản Giốc; động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen, Vườn quốc gia Phja Oắc - Phja Đén… Cao Bằng có bề dày về lịch sử văn hóa, là vùng đất có tài nguyên văn hóa vật thể phong phú được thể hiện qua hệ thống di sản, di tích trong đó nhiều di tích được công nhận cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia, cấp tỉnh và bảo vật quốc gia. Những giá trị về địa chất, đa dạng sinh học, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa phi vật thể của CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng đã tạo nên một CVĐC toàn cầu với những giá trị đặc sắc và riêng biệt so với các CVĐC toàn cầu khác.
Cao Bằng mong muốn UNESCO tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các CVĐC toàn cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.
* Dự lễ Kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO (GGN)
Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh và Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh chúc mừng Lễ kỷ niệm.
Tại Lễ kỷ niệm đại diện UNESCO, Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO và các đại biểu cùng ôn lại những kỷ niệm, hoạt động và chia sẻ thành tựu trong những năm qua. Nhận định Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO đã vượt qua nhiều trở ngại, thách thức để phát triển mạnh mẽ với 213 CVĐC toàn cầu ở 48 quốc gia trên toàn thế giới như hiện nay. Các đại biểu đều đánh giá rất cao công tác tổ chức Lễ kỷ niệm nói riêng và Hội nghị APNG lần thứ 8 của Cao Bằng mặc dù đang trong thời điểm tỉnh phải đối mặt với những thiệt hại và khó khăn ứng phó và khắc phục hậu quả nặng nề từ bão lũ. Chia vui về những thành quả đạt được của Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO, đề cao vai trò dẫn dắt của mạng lưới; đồng thời, tiếp tục khẳng định quyết tâm, nỗ lực không ngừng của các CVĐC toàn cầu trong mạng lưới và các quốc gia có CVĐC toàn cầu cùng tham gia vào hoàn thiện công tác xây dựng, vận hành và phát huy vai trò CVĐC toàn cầu, nỗ lực chung để bảo vệ “Mẹ Trái đất”, gắn với các mục tiêu phát triển bền vững.
* Dư lễ cắt băng khai trương không gian trưng bày, triển lãm của Hội nghị APGN 8
Trong chuyến công tác tại Cao Bằng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự cắt băng và khai trương không gian trưng bày, triển lãm của Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APGN 8) tại Cao Bằng. Cùng dự có ông Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; bà Lidia Brito, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên; ông Nickolas Zouros, Chủ tịch Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO; ông Jin Xiaochi, Điều phối viên Mạng lưới CVĐC khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Về phía tỉnh có các đồng chí: Trần Hồng Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng; Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Bế Thanh Tịnh, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Trịnh Trường Huy, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Trước khi diễn ra chương trình Khai mạc Hội nghị APGN lần thứ 8 đã diễn ra dự kiện cắt băng và khai trương không gian văn hoá các dân tộc, gian hàng các CVĐC. Sự kiện là một phần trong chuỗi các hoạt động của Hội nghị APGN lần thứ 8. Đây là dịp để nhìn lại những thành tựu đạt được, đồng thời là cơ hội để các CVĐC toàn cầu của Việt Nam như: Hà Giang, Cao Bằng, Đắk Nông, Lạng Sơn và CVĐC từ nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương giới thiệu những giá trị độc đáo, những tiềm năng phát triển bền vững.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, lãnh đạo tỉnh và các đại biểu cắt băng khai trương không gian trưng bày, triển lãm tại Hội nghị APGN lần thứ 8.
Các gian hàng giới thiệu các sản vật, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề truyền thống, là nơi quy tụ những giá trị văn hóa, lịch sử, và địa chất quý báu từ các CVĐC nổi tiếng trong khu vực. Mỗi gian hàng là một câu chuyện riêng về sự kỳ diệu của thiên nhiên, về những nỗ lực bảo tồn và phát triển của các cộng đồng địa phương.
* Dự Khai mạc Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu Châu Á - Thái Bình Dương
Phiên khai mạc Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất (VCĐC) toàn cầu Châu Á – Thái Bình Dương (APGN 8) với chủ đề “Cộng đồng địa phương và phát triển bền vững trong vùng CVĐC” diễn ra tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng.
Dự phiên khai mạc về phía lãnh đạo Trung ương có các đồng chí: Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam; Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam; Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc. Đại diện lãnh một số bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo các tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang; Đắc Nông; Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Hải Phòng.
Đại biểu Tổ chức UNESCO có các ông, bà: Lidia Brito, Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên; Nikolas Zouros, Chủ tịch Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO; Jin XiaoChi, Phó Chủ tịch Ban điều hành Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO, Điều phối viên Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; Guy Martini, Chuyên gia cao cấp, Chủ tịch Hội đồng CVĐC toàn cầu UNESCO, Tổng thư ký Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO.
Về phía lãnh đạo tỉnh Cao Bằng có các đồng chí: Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng; Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị. Đại diện Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh và các sở ban ngành; các thành viên Ban Tổ chức Hội nghị và hơn 800 đại biểu trong nước và quốc tế tham gia Hội nghị.
Bà Lidia Brito, Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên cho biết: Hội nghị diễn ra tại thời điểm Cao Bằng và nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc Việt Nam đang phải hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề về thiên tai do áp thấp nhiệt đới từ cơn bão số 3 gây ra sạt lở, lũ quét ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng của con người. Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO đánh giá cao sự nỗ lực của tỉnh Cao Bằng trong công tác chuẩn bị chu đáo các điều kiện tổ chức Hội nghị và nỗ lực cao trong công tác khắc phục những tổn hại nghiêm trọng từ siêu bão Yagi. Bà Lidia Brito cho rằng: Nhiệm vụ đặt ra cho các thành viên Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO đến với hội nghị không chỉ tham gia diễn đàn thảo luận, trao đổi, chia sẻ, học tập từ “Cộng đồng địa phương và phát triển bền vững trong vùng CVĐC”, mà còn phải thực hiện mục tiêu phát triển bền vững gắn với xây dựng các chương trình hành động chống biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, bảo vệ trái đất - ngôi nhà chung của nhân loại. Nhấn mạnh việc chống biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai là nhiệm vụ cấp bách cho CVĐC của mỗi quốc gia. Bởi chống biến đổi khí hậu là một hành trình dài, đòi hỏi sự chung tay nỗ lực của các quốc gia trên thế giới trong đó có các nước có danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO; phải có kế hoạch chung hướng đến giảm phát thải trên toàn cầu, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống và môi trường văn hóa vì thế hệ hôm nay và mai sau. CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng là một mô hình CVĐV có nhiều hoạt động tích cực, hiệu quả và mới cách đây 2 ngày, CVĐC tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) vừa được Hội đồng chuyên gia quốc tế biểu quyết gia nhập Mạng lưới.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu chỉ đạo tại Phiên khai mạc Hội nghị
Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO là tổ chức duy nhất của Liên hợp quốc về lĩnh vực khoa học trái đất; tích cực thực hiện các khuyến nghị của UNESCO về nâng cao nhận thức và hành động xử lý hài hòa, bền vững mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Đặc biệt, mạng lưới CVĐC toàn cầu còn là cộng đồng tăng cường gắn kết giữ gìn và bảo tồn và phát huy các giá trị di sản đặc biệt - di sản địa chất gắn với đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa, vì sự phát triển của cộng đồng, sinh kế của người dân và phát triển bền vững ở khu vực. Ngay trước thềm hội nghị Việt Nam đã hứng chịu nhiều thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Thảm họa thiên tai đưa ra vấn đề cấp bách phải có giải pháp, chương trình hành động chống biến đổi khí hậu.
Phó Thủ tướng Chính phủ cũng cho biết: Chỉ còn 10 ngày nữa là đến Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai tại New York để biến lời nói và những cam kết thành hành động cụ thể định hình tương lai bền vững và bao trùm hơn. Đây chính là lúc châu Á – Thái Bình Dương, với vai trò động lực quan trọng, trung tâm phát triển năng động và tự cường của thế giới, cùng chung tay đóng góp vào việc ứng phó với các thách thức của thời đại, hiện thực hóa Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, đem lại lợi ích thiết thực cho mọi thành viên, người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Trên tinh thần đó, đề nghị Hội nghị cần xác định cách tiếp cận tổng thể để thống nhất trong nhận thức và hành động về bảo tồn và phát huy giá trị CVĐC vì phát triển bền vững; tăng cường trao đổi kinh nghiệm hay, điển hình tốt, đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp về quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững CVĐC toàn cầu; thúc đẩy quan hệ đối tác nhiều bên và hợp tác quốc tế phát triển CVĐC toàn cầu gắn với phát triển bền vững; thúc đẩy tầm nhìn dài hạn 5 năm, 10 năm cho phát triển Mạng lưới CVĐC toàn cầu - một mạng lưới hợp tác quốc tế mạnh mẽ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản địa chất không chỉ vì lợi ích của chúng ta mà còn vì các thế hệ tương lai.
Sau Phiên khai mạc sẽ diễn ra các phiên hội thảo chuyên đề; Hoạt động trao đổi, ký kết biên bản hợp tác giữa các CVĐC trong Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
* Dự Lễ phát động ủng hộ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh
Tham dự có các đồng chí: Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang, các cơ quan ngành dọc Trung ương trên địa bàn tỉnh; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đến ủng hộ.
2. Đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh động viên các lực lượng tìm kiếm cứu nạn tại huyện Nguyên Bình

Phó Bí thư Thường trực Tinh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Triệu Đình Lê kiểm tra công tác cứu nạn tại điểm sạt lở Lũng Lỳ, xã Ca Thành.
Đoàn kiểm tra tình hình công tác cứu nạn, tìm kiếm nạn nhân mất tích; cứu chữa người bị thương; vệ sinh môi trường; tiếp tế lương thực thực phẩm, ổn định nơi lưu trú người dân bị thiệt hại tại điểm sạt lở Lũng Lỳ, Khuổi Ngọa, xã Ca Thành và Lũng Súng, xã Yên Lạc; triển khai các nhiệm vụ trọng tâm cấp bách trong thời gian tới.
Tại những nơi đến kiểm tra, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh động viên các lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của các lực lượng cứu hộ, cứu nạn trong những ngày vừa qua, không quản ngại thời tiết khắc nghiệt, nắng mưa, bão lũ, sạt lở để tìm kiếm những nạn nhân mất tích, cứu chữa những người may mắn sống sót.
Đồng chí cũng chia buồn sâu sắc với các gia đình có người thân thiệt mạng trong vụ sạt lở đất; chia sẻ, động viên các gia đình mất nhà cửa, tài sản; mong muốn các gia đình vượt qua đau thương, mất mát. Đồng thời, khẳng định Đảng, Nhà nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn bên cạnh, quan tâm, chăm lo, huy động toàn xã hội sát cánh cùng các gia đình vượt qua thời điểm khó khăn này. Tỉnh sẽ hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại hoàn toàn, mỗi nhà 70 triệu đồng; lực lượng bộ đội sẵn sàng hỗ trợ người dân vận chuyển vật liệu, xây dựng nhà cửa; đảm bảo vị trí xây dựng nhà mới an toàn, hợp lý; nhà mới đạt tiêu chí "3 cứng".
Đồng chí yêu cầu lực lượng quân đội, công an, y tế và các lực lượng khác phối hợp với chính quyền địa phương thay đổi phương án cứu nạn. Tập trung và huy động thêm lực lượng, phương tiện tiếp tục tổ chức, bằng mọi cách tìm kiếm những người mất tích còn lại tại điểm sạt lở Khuổi Ngọa; tích cực cứu chữa cho những người bị thương; lo hậu sự chu đáo cho người thiệt mạng; nhanh chóng tổ chức vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh tại điểm sạt lở Lũng Lỳ; khẩn trương khôi phục lại giao thông. Cùng với đó, huy động cả hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cùng chung tay chia sẻ, động viên các gia đình có người thân thiệt mạng, mất tích; hỗ trợ chỗ ở, lương thực, thực phẩm, nước uống, quần áo cho người dân mất nhà cửa, tài sản... để người dân sớm ổn định cuộc sống.
3. Đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh
* Chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại Nguyên Bình
Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh trao đổi phương án tiếp cận khu vực, vị trí sạt lở.
Trên địa bàn huyện có 3 điểm có người tử vong, bị thương và mất tích cần tiếp cận hiện trường để triển khai công tác ứng cứu, gồm: Xóm Khuổi Ngọa, và Lũng Lỳ, xã Ca Thành; xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc.
Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh yêu cầu các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, hỗ trợ dân trong diện nguy cơ sạt lở; nhanh chóng, kịp thời thông tuyến, tiếp cận hiện trường, tích cực cứu chữa người bị thương, tìm kiếm người mất tích. Đề nghị các lực lượng chức năng thông báo, cảnh báo các vị trí nguy hiểm; kiên quyết hơn nữa thông tin về nguy cơ sạt lở đất tiếp tục xảy ra để hạn chế người và các phương tiện tham gia giao thông khi không cần thiết. Đồng thời, thông báo cho người dân biết khu vực có nguy cơ sạt lở để di chuyển, sơ tán đến nơi an toàn.
Huyện chọn địa điểm làm Sở chỉ huy để thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; bổ sung thêm máy móc, con người phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn; tỉnh cân đối và bổ sung lực lượng. Ban Chỉ huy quân sự huyện đảm bảo thông tin thông suốt; đảm bảo công tác hậu cần; Quân khu 1, Công an tỉnh bổ sung lực lượng về phương tiện đặc dụng để ứng phó. Sở Giao thông Vận tải bố trí ứng trực tại Quốc lộ 34. Công an huyện đảm bảo lực lượng công an huyện và tỉnh; huyện đảm bảo cho các lực lượng còn lại.
Đề nghị thành lập Sở chỉ huy cấp tỉnh tại huyện, phân công đồng chí Hoàng Văn Thạch, Phó chủ tịch UBND tỉnh làm tổng chỉ huy; các lực lượng quân sự, công an phối hợp, triển khai nhiệm vụ. Lựa chọn địa điểm đóng quân phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo an toàn cho lực lượng cứu hộ. Hiện nay, tình hình thời tiết tiếp tục mưa, đề nghị chính quyền huyện, xã theo dõi, dự báo tình hình thiên tai, tuyên truyền người dân trên địa bàn huyện không được chủ quan, lơ là, nâng cao cảnh giác để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
* Tiếp xã giao Đoàn công tác của CVĐC toàn cầu UNESCO Haunte-Provence (Pháp) do bà Patricia Granet-Brunello, Thị trưởng Digne-lesBains kiêm Chủ tịch Provence Alpes Agglomération làm Trưởng đoàn.
Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh bày tỏ vui mừng và phấn khởi được tiếp đón đoàn công tác của CVĐC toàn cầu UNESCO Haunte-Provence (Pháp) đến dự Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Cao Bằng. Trân trọng cảm ơn tình cảm và sự quan tâm của bà Patricia Granet-Brunello và thành viên đoàn đối với Cao Bằng. Khẳng định chuyến thăm và làm việc của đoàn có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa 2 quốc gia Việt Nam - Pháp nói chung, giữa CVĐC Non nước Cao Bằng và CVĐC toàn cầu UNESCO Haunte-Provence nói riêng.
Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh vui mừng khi được đón tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Haunte-Provence (Pháp).
Nhớ lại về cuộc gặp gỡ đầu tiên với bà Patricia Granet-Brunello vào năm 2018 tại Pháp sau phiên họp lần thứ 204 tại Paris của Hội đồng chấp hành Tổ chức UNESCO, Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác của tỉnh đã có dịp đi khảo sát, học tập kinh nghiệm về bảo tồn và khai thác hiệu quả di sản thiên nhiên tại CVĐC toàn cầu Haute-Provence. Đặc biệt, CVĐC Non nước Cao Bằng và CVĐC Haute-Provence đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác về quản lý và phát triển CVĐC. Đó là sự kiện hợp tác có ý nghĩa quan trọng bởi CVĐC Haute-Provence được coi là hình mẫu trong công tác bảo tồn di sản địa chất và xây dựng cộng đồng địa phương vững mạnh.
Sau khi chia sẻ với bà Patricia Granet-Brunello và đoàn công tác khái quát một số đặc điểm, lợi thế, tiềm năng và các giá trị di sản của vùng CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết thêm: Trên cơ sở Biên bản ghi nhớ hợp tác từ năm 2018 đến nay, Cao Bằng đã tích cực nghiên cứu, học tập và vận dụng những kinh nghiệm về bảo tồn và khai thác hiệu quả di sản thiên nhiên của Ban Quản lý công viên Haute-Provence vào triển khai các nhiệm vụ phát huy các giá trị di sản của CVĐC Non nước Cao Bằng, như: Bảo tồn di sản hóa thạch Cúc đá tại huyện Hà Quảng; xây dựng Bảo tàng Cao Bằng, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản; chia sẻ các kinh nghiệm quý báu trong các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, sử dụng hợp lý tài nguyên, giữ gìn và phát huy tối đa mọi giá trị các di sản địa chất, văn hóa, lịch sử; phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa và cộng đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn qua chuyến thăm và làm việc của đoàn tại tỉnh lần này sẽ càng thắt chặt hơn nữa mối quan quan hệ, hợp tác giữa 2 CVĐC toàn cầu, phát huy kết quả đạt được từ Bản ghi nhớ đã ký kết giữa hai bên tại Pháp. Tiếp tục tăng cường hợp tác, trao đổi các thông tin, tài liệu khoa học và các biện pháp bảo vệ môi trường trong vùng CVĐC; cùng hỗ trợ giới thiệu, quảng bá du lịch và các hoạt động của 2 CVĐC; tăng cường hơn nữa các chuyến khảo sát, học tập kinh nghiệm giữa 2 bên trong công tác quản lý và phát huy giá trị các điểm di sản.
Bà Patricia Granet-Brunello trân trọng cảm ơn sự tiếp đón chân thành, nồng ấm của lãnh đạo tỉnh và người dân sống trong vùng CVĐC Cao Bằng - những người bạn của Haunte-Provence (Pháp). Chia sẻ với tỉnh Cao Bằng và các địa phương của Việt Nam trước những tổn thất to lớn do ảnh hưởng của siêu bão Yagi và hoàn lưu sau bão. Hy vọng rằng những tác động tiêu cực từ tự nhiên không ảnh hưởng nhiều đến công tác tổ chức các hoạt động của Hội nghị APGN lần thứ 8.
Bà nhấn mạnh: Hội nghị APGN lần thứ 8 được tổ chức đúng dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Mạng lưới CVĐC toàn cầu (GGN). Đây là dấu mốc quan trọng để chúng ta cùng nhìn lại quá trình xây dựng và phát triển Mạng lưới qua 20 năm trong việc thực hiện nhiệm vụ giữ gìn, bảo tồn và phát huy các loại hình di sản địa chất, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, văn hóa vật thể và phi vật thể, các hoạt động bảo vệ môi trường, vì sự phát triển của cộng đồng và phát triển bền vững; là cơ hội để trao đổi, chia sẻ, kinh nghiệm, hợp tác và nâng cao hơn nữa tinh thần đoàn kết giữa các thành viên Mạng lưới nói chung, trong đó có CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng và CVĐC toàn cầu Haunte-Provence trong việc thực hiện các mục tiêu chung của CVĐC toàn cầu UNESCO, hướng tới xây dựng cộng đồng vững mạnh, cải thiện sinh kế cho người dân vùng CVĐC. Sự đồng hành, gắn kết giữa các CVĐC trong mạng lưới trên toàn cầu cũng sẽ góp phần tăng thêm sức mạnh để cùng thực hiện các chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, bảo vệ Trái đất trong tương lai.
Ghi nhận những kết quả đạt được, tiếp tục tăng cường hợp tác lâu dài và bền vững trong một số lĩnh vực vì lợi ích và quan tâm chung của 2 CVĐC trong công tác quản lý, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị CVĐC, tại buổi làm việc, đại diện 2 bên đã ký Thỏa thuận thiết lập quan hệ hợp tác giữa CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng (Việt Nam) và CVĐC toàn cầu UNESCO Haute-Provence (Pháp).
* Chủ trì phiên Bế mạc Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh, Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị APGN lần thứ 8 phát biểu bế mạc.
Phát biểu bế mạc Hội nghị APGN lần thứ 8, Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh bày tỏ cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là sự phối hợp của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam với vai trò đồng chủ trì Hội nghị; cảm ơn Hội đồng và Ban điều hành Mạng lưới CVĐC toàn cầu, Ban cố vấn của Mạng lưới CVĐC toàn cầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, các thành viên Ban cố vấn, Hội đồng khoa học và toàn thể các đại biểu là thành viên mạng lưới CVĐC toàn cầu đã cùng chung tay tạo nên thành công của Hội nghị APGN lần thứ 8.
Khẳng định Hội nghị APGN lần thứ 8 thành công tốt đẹp với nhiều quyết định quan trọng của Mạng lưới CVĐC toàn cầu, Mạng lưới CVĐC khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; tìm ra nhiều giải pháp, kinh nghiệm hữu ích trong công tác xây dựng và phát triển danh hiệu CVĐC theo các tiêu chí của UNESCO. Tin rằng, những kinh nghiệm, chia sẻ quý tại hội nghị góp phần giải quyết những thách thức toàn cầu hiện nay, đặc biệt là nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương và người dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình di sản và tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch bền vững.
Kết quả của Hội nghị APGN lần thứ 8 thể hiện tinh thần trách nhiệm của các thành viên của mạng lưới CVĐC toàn cầu và sự quyết tâm, nỗ lực của tỉnh Cao Bằng trong việc gìn giữ và khai thác bền vững các giá trị di sản trong vùng CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng.
* Kiểm tra công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại huyện Hà Quảng
Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh kiểm tra công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại xóm Nặm Ngùa, xã Ngọc Động.
Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh và đoàn công tác trực tiếp kiểm tra và nắm tình hình triển khai biện pháp khắc phục ảnh hưởng mưa, lũ tại địa bàn xã Ngọc Động và Thanh Long. Chủ tịch ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của huyện Hà Quảng đã chủ động, khắc phục khó khăn, ứng phó với thiên tai. Đề nghị huyện và các xã tiếp tục duy trì lực lượng tổ chức ứng trực; đảm bảo hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân trước mắt và lâu dài. Chủ động bám sát tình hình thời tiết và mực nước trên địa bàn để phối hợp với ngành chức năng triển khai kịp thời các phương án xử lý phù hợp sau khi nước rút, nhất là công tác xử lý vệ sinh môi trường, khử khuẩn. Đồng thời, có biện pháp kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh cho người dân, xây dựng kế hoạch hỗ trợ người dân về nhà ở và sớm khôi phục sản xuất sau khi nước rút.
4. Đồng chí Nông Thanh Tùng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh
* Kiểm tra tình hình thiệt hại do mưa lũ tại huyện Hòa An
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nông Thanh Tùng động viên, trao nhu yếu phẩm cho người dân thị trấn Nước Hai (Hòa An).
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nông Thanh Tùng kiểm tra thiệt hại và công tác khắc phục hậu quả mưa lũ các khu vực ngập nặng tại thị trấn Nước Hai gồm các xóm: Mã Quan, xóm 6 Bế Triều, Nà Tẻng. Qua kiểm tra, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh ghi nhận sự chủ động, cố gắng của huyện Hòa An trong triển khai các phương án ứng phó với mưa bão những ngày qua, chia sẻ những thiệt hại do mưa lũ gây ra đối với các hộ gia đình bị ảnh hưởng, mong muốn các hộ sớm ổn định đời sống, sản xuất. Đề nghị địa phương tiếp tục tăng cường nắm chắc tình hình diễn biến mưa lũ, đặc biệt là các vị trí đã xảy ra ngập úng, chia cắt cục bộ để đảm bảo an toàn cho người dân. Đẩy mạnh tuyên truyền để người dân có biện pháp phòng ngừa; phân công các lực lượng ứng trực tại các địa điểm ngập úng, nguy hiểm để kịp thời xử lý các tình huống theo phương châm “4 tại chỗ”; đảm bảo nhu yếu phẩm cho người dân, đặc biệt là các vùng bị chia cắt do mưa, lũ, ngập úng... để giảm thiểu tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra.
* Thăm, động viên nạn nhân vụ sạt lở đất điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Đoàn công tác thăm hỏi nạn nhân vụ sạt lở đất đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nông Thanh Tùng và đoàn công tác động viên chia sẻ với khó khăn, mất mát của gia đình những nạn nhân vụ sạt lở. Mong các nạn nhân sớm ổn định tinh thần và mau chóng bình phục. Đồng thời, yêu cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh huy động mọi nhân lực, trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế tốt nhất để tập trung cứu chữa cho bệnh nhân cũng như làm tốt công tác xã hội của bệnh viện, hỗ trợ để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân yên tâm điều trị, có điều kiện chăm sóc sức khỏe được tốt nhất.
D.L (T.h theo baocaobang.vn)
|