Hoạt động nổi bật, sáng tạo của Ban Nội chính Tỉnh ủy Cao Bằng
Lượt xem: 1227

Trong 10 năm qua, Ban Nội chính Tỉnh ủy Cao Bằng tích cực, chủ động thực hiện nhiệm vụ, có nhiều đổi mới, sáng tạo trong cách làm, hoạt động, đóng góp không nhỏ vào thành công chung của ngành nội chính tỉnh, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực.

anh tin bai
 

Các đại biểu dự hội nghị giao ban trực tuyến công tác ngành nội chính Đảng tại điểm cầu Cao Bằng.

Ban Nội chính Tỉnh ủy không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động giao ban khối nội chính, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nội chính trên địa bàn tỉnh. Ban phân công cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phụ trách thường xuyên nghiên cứu, đề xuất cải tiến phương pháp tổ chức hội nghị giao ban có hiệu quả. Hoạt động giao ban được tổ chức định kỳ hằng quý, với sự tham gia của Thường trực Tỉnh ủy, các cơ quan thuộc khối nội chính và một số cơ quan khác. Để bảo đảm hoạt động giao ban được hiệu quả, trước khi tiến hành giao ban, Ban Nội chính tổng hợp thông tin, xây dựng dự thảo báo cáo kết quả, tình hình hoạt động của các cơ quan, kịp thời báo cáo những vấn đề nổi cộm, bức xúc về an ninh chính trị, an ninh quốc gia, tôn giáo, an ninh nội địa, an ninh biên giới, hoạt động của các loại tội phạm, các vụ việc, vụ án phức tạp, kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm trong quý... Sau hội nghị, Ban Nội chính Tỉnh ủy tham mưu xây dựng, ban hành thông báo kết luận của Thường trực Tỉnh ủy, thường xuyên đôn đốc, theo dõi việc thực hiện kết luận. Trong 10 năm, Ban Nội chính Tỉnh ủy tham mưu Thường trực Tỉnh ủy tổ chức 15 kỳ giao ban, gần 400 lượt lãnh đạo các ngành nội chính và một số cơ quan khác tham dự. Đặc biệt, Ban tham mưu Thường trực Tỉnh ủy tổ chức nhiều cuộc họp chuyên đề với các cơ quan nội chính để cho chủ trương, định hướng giải quyết những vụ việc, vụ án phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

Ngoài tổ chức thường xuyên và hiệu quả hoạt động giao ban khối nội chính, để tăng cường hiệu quả hoạt động giữa các cơ quan, Ban Nội chính Tỉnh ủy tham mưu Thường trực Tỉnh ủy ban hành 12 quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính Tỉnh ủy với các cơ quan, đơn vị trong công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC).

Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực nội chính, PCTN,TC, Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ động phối hợp với Ủy ban Kiểm tra cùng cấp xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát của cấp ủy; đồng thời, chủ động xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát của Ban Nội chính Tỉnh ủy. Quá trình tham mưu và trực tiếp kiểm tra, giám sát đã tiến hành lựa chọn nội dung kiểm tra, giám sát có trọng tâm, trọng điểm, tập trung lựa chọn đối tượng, lĩnh vực, địa bàn nhạy cảm, phức tạp, dễ phát sinh vi phạm, những vấn đề bức xúc mà cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm để tiến hành kiểm tra, giám sát. Trong trường hợp cần thiết, tiến hành khảo sát thực trạng tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trước khi tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiểm tra, giám sát. Quá trình kiểm tra, giám sát thực hiện đúng quy định của Đảng, hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương về kiểm tra, giám sát và quy định, quy trình, quy chế của cấp ủy theo quy định. Đồng thời, tham mưu thành lập các đoàn kiểm tra đảm bảo thành phần, đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo từng lĩnh vực kiểm tra. Sau kiểm tra, giám sát, Ban Nội chính theo dõi, thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các kết luận kiểm tra, giám sát của các đơn vị, địa phương có liên quan; kịp thời đề xuất Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả công tác này, góp phần ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Trong 10 năm, Ban Nội chính tiến hành 32 cuộc kiểm tra, giám sát về công tác nội chính, PCTN, TC, cải cách tư pháp. Đặc biệt, năm 2022, Ban Nội chính tham mưu kiểm tra theo Kế hoạch số 159-KH/TU, ngày 1/8/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự trên địa bàn tỉnh đối với 4 huyện ủy, thành ủy, 1 Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy và 6 đơn vị trực thuộc; cử cán bộ tham gia 2 đoàn kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy... Đây là những hoạt động quan trọng, bước đột phá trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy nhà nước trên địa bàn tỉnh. 

Công tác rà soát các kết luận thanh tra kinh tế - xã hội và thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước được Ban Nội chính tỉnh đặc biệt quan tâm. Trong 10 năm, rà soát 729/992 kết luận thanh tra kinh tế - xã hội, 6 kết luận của Kiểm toán Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2016 đến 2021 thực hiện kiến nghị xử lý về kinh tế của Kiểm toán Nhà nước 340,318/377,565 tỷ đồng; qua rà soát phát hiện, kiến nghị chuyển 1 vụ việc có dấu hiệu tội phạm về kinh tế sang cơ quan điều tra. Qua công tác thanh tra đã kiến nghị xử lý về kinh tế 73 tỷ 459,9 triệu đồng. Sau kiểm tra, giám sát, Ban ban hành nhiều văn bản để thông báo kết quả, đôn đốc, chấn chỉnh công tác nội chính, PCTN,TC, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức Đảng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác nội chính, PCTN,TC.

Ban chủ động, kịp thời tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo PCTN,TC tỉnh xem xét, quyết liệt chỉ đạo giải quyết các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, tạo bước đột phá trong công tác PCTN,TC, khẳng định quyết tâm cao của Tỉnh ủy trong PCTN,TC, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, “làm rõ đến đâu, xử lý đến đó”.

Để tham mưu chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, tiêu cực, trước hết Ban Nội chính Tỉnh ủy lựa chọn, sử dụng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực phù hợp, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các ý kiến kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN,TC tại các cuộc họp, phiên họp về công tác PCTN,TC; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của Ban theo quy định, nhất là trong nghiên cứu, tham mưu, đề xuất đối với cấp ủy chỉ đạo các vụ án tham nhũng, kinh tế, đánh giá đúng mức độ, tính chất, nhân thân phạm tội và tác động đến dư luận xã hội của mỗi vụ án; đồng thời, vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong cách thức nắm tình hình, thu thập thông tin tài liệu; thường xuyên phối hợp chặt chẽ, bám sát các cơ quan tố tụng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo PCTN,TC tỉnh theo dõi, chỉ đạo. 

Thời gian qua, Ban chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng đề xuất Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hơn 20 cuộc họp chuyên đề, tham mưu ban hành 20 thông báo kết luận cuộc họp chuyên đề giải quyết các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo. Quá trình công tác, Ban chuẩn bị kỹ nội dung tham mưu trình Thường trực Tỉnh ủy để tổ chức các cuộc họp chuyên đề. Đặc biệt đối với những vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, Ban Nội chính Tỉnh ủy là đầu mối phối hợp các cơ quan liên ngành kịp thời, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; bảo đảm thận trọng và có sự đồng thuận cao giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả hơn trong đấu tranh xử lý tội phạm tham nhũng, chức vụ, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án. 

Ban đề xuất đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy 17/17 vụ việc, 9/9 vụ án. Các cơ quan tố tụng tiến hành khởi tố điều tra, truy tố, xét xử 29 vụ án/93 bị cáo liên quan đến án tham nhũng, kinh tế, thu hồi 22,576/29,199 tỷ đồng, đạt 77,3%. Nổi bật là tham mưu xử lý hiệu quả 4 vụ án thuộc diện theo dõi, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo PCTN,TC tỉnh, thu hồi và nộp ngân sách nhà nước trên 20,939 tỷ đồng.

Theo Baocaobang.vn





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1