Đại tướng Võ Nguyên Giáp với quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng
Lượt xem: 3853

Cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam, những hoạt động của Đại tướng gắn liền với nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có Cao Bằng, đặc biệt là lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Hình ảnh và những cống hiến của Đại tướng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc luôn sống mãi với non sông, đất nước, sống mãi trong lòng nhân dân cả nước nói chung và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng nói riêng.

Đoàn đại biểu tỉnh tham quan Nhà bia ghi tên 34 đội viên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim (Nguyên Bình), tháng 12/2018.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người chiến sĩ cách mạng kiên trung, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trọn cuộc đời gắn bó với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn sáng ngời phẩm chất cao quý của người chiến sĩ cách mạng kiên trung, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, suốt đời tận tụy hy sinh, một lòng, một dạ phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng cộng sản.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tên khai sinh Võ Giáp, bí danh là Văn, sinh ngày 25/8/1911 ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu lòng yêu nước. Năm 1925, Võ Nguyên Giáp thi vào Trường Quốc học Huế. Từ đây, ông bắt đầu con đường hoạt động cách mạng của mình bằng việc tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh đòi ân xá nhà chí sĩ Phan Bội Châu và truy điệu Phan Chu Trinh.

Năm 1927 tham gia Đảng Tân Việt cách mạng (một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam); năm 1930, bị địch bắt và kết án 2 năm tù. Sau khi ra tù, ông tiếp tục hoạt động tuyên truyền, gây dựng cơ sở cách mạng trong thanh niên, học sinh; năm 1936, hoạt động trong phong trào dân chủ bán hợp pháp của Đảng ở Hà Nội; tham gia phong trào Đông Dương đại hội; được bầu làm Chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc Kỳ.

Tháng 6/1940, Võ Nguyên Giáp được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và được cử sang Trung Quốc gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Cuối năm 1941, sau một năm hoạt động ở nước ngoài, đồng chí về nước và được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về châu Hòa An (Cao Bằng) để mở các lớp huấn luyện Việt Minh.

Sau một thời gian hoạt động, khi phong trào ở các địa phương châu Hòa An phát triển, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chỉ thị cho đồng chí Võ Nguyên Giáp sang châu Nguyên Bình. Sau một thời gian thâm nhập cơ sở, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với đồng bào, rất mực cầu thị, năng học hỏi, Võ Nguyên Giáp đã giao tiếp được bằng ngôn ngữ của các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao; đây là điều kiện thuận lợi cho ông dịch và chuyển thành văn vần những tài liệu phổ thông của Mặt trận Việt Minh.

Đó là tập tài liệu “Việt Minh ngũ tự kinh”, gồm 120 câu bằng tiếng Tày, Nùng, Mông, Dao, vừa dễ hiểu, vừa dễ tiếp thu; sau đó, tài liệu còn được chuyển thể thành những bài hát mang tính quần chúng rất phổ biến. Năm 1942, tại Cao Bằng đã có những châu Việt Minh “hoàn toàn”, thành quả đó có sự đóng góp to lớn của đồng chí Võ Nguyên Giáp.

Cuối năm 1942, theo Chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và quyết định của Liên Tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng, công tác Nam tiến được đặt ra một cách khẩn trương, Võ Nguyên Giáp được Người trực tiếp giao phụ trách Ban xung phong Nam tiến nhằm cấp tốc tổ chức con đường quần chúng từ Cao Bằng qua Ngân Sơn, Chợ Rã (Bắc Kạn) đi về miền xuôi. Chỉ trong một thời gian ngắn, Ban đã tổ chức được 19 đội xung phong tuyên truyền Nam tiến.

Trên đường Nam tiến, đồng chí Võ Nguyên Giáp tranh thủ mở thêm các lớp huấn luyện, vừa bổ sung cán bộ cho Ban, vừa củng cố phong trào tại cơ sở. Cuối tháng 11/1943, Ban xung phong Nam tiến từ Cao Bằng đã kết nối liên lạc được với khu căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai. Sau đó, từ cơ sở cách mạng ở Chợ Chu (Thái Nguyên) đã thiết lập được đường dây liên lạc với Trung ương ở miền xuôi; phong trào cách mạng ở Việt Bắc được gắn liền với phong trào cả nước.

Sau khi hoàn thành sứ mệnh khai thông con đường Nam tiến, Võ Nguyên Giáp trở lại Cao Bằng cùng với các đồng chí Lê Thiết Hùng, Lê Quảng Ba, Bằng Giang, Đặng Văn Cáp, Hoàng Sâm... tiếp tục mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cho địa phương.

Tháng 12/1944, đồng chí được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Chấp hành Chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, với sự chuẩn bị khẩn trương, kỹ lưỡng, chặt chẽ, chu đáo về mọi mặt của đồng chí Võ Nguyên Giáp và Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Cao Bằng, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân gồm 34 chiến sĩ (trong đó có 25 người là con em nhân dân các dân tộc Cao Bằng) do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã được thành lập ngày 22/12/1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, châu Nguyên Bình.

Chỉ hai ngày sau khi thành lập, Đội đã ra quân, giành thắng lợi tại hai trận đánh đồn Phai Khắt (ngày 25/12) và đồn Nà Ngần (ngày 26/12), mở ra truyền thống đánh thắng trận đầu vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Suốt gần 5 năm lăn lộn với phong trào cách mạng ở Cao Bằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hầu như có mặt ở tất cả những điểm nóng tại núi rừng Cao - Bắc - Lạng. Nhiều hoạt động, nhiều sự kiện mà đồng chí Võ Nguyên Giáp thực hiện ở Cao Bằng giai đoạn 1941 - 1945 đã góp phần xây dựng căn cứ địa cách mạng đầu tiên của cả nước. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp và sáng suốt của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã thể hiện rõ khả năng, năng lực toàn diện của mình và thực hiện đúng đắn, sáng tạo, phù hợp ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ít người.

Những năm tháng hoạt động tại Cao Bằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có mối quan hệ tốt đẹp, sâu nặng với bà con nơi đây, được bà con đùm bọc và che chở như người thân trong gia đình. Đại tướng luôn dành cho Đảng bộ, nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang Cao Bằng những tình cảm đặc biệt.

Cuộc đời hoạt động cách mạng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có nhiều công lao, cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam. Tháng 8/1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương cử vào Ban Chấp hành Trung ương và là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, đồng chí được bầu vào Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam; là Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và được bổ sung vào Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 10/1946, đồng chí là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh ủy quyền làm Tổng Chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân tự vệ Việt Nam. Tháng 1/1948, đồng chí được phong quân hàm Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn mang ý nghĩa chiến lược như: Biên giới (1950), Điện Biên Phủ (1954)... Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cương vị Tổng Tư lệnh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã cùng với Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương chỉ đạo cuộc kháng chiến của quân và dân ta trên cả hai miền Nam, Bắc và làm nhiệm vụ quốc tế, chỉ đạo nhiều chiến dịch lớn ở miền Nam Việt Nam, trong đó có Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Ðại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh ra mệnh lệnh tiến công lịch sử cho các cánh quân: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một nhà cầm quân giỏi mà còn là một nhà lý luận quân sự uyên thâm; ông là tác giả của nhiều tác phẩm quân sự nổi tiếng được xuất bản trong và ngoài nước. Ông đã từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khóa II đến khóa VI; Ủy viên Bộ Chính trị từ khóa II đến khóa V; đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII; đảm trách nhiều cương vị như: Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam…

Do có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, uy tín lớn trong và ngoài nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

Từ khi miền Nam giải phóng năm 1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trở lại thăm Cao Bằng 5 lần. Lần nào trở lại thăm Cao Bằng với Đại tướng cũng nhiều kỷ niệm, trong lòng Đại tướng luôn mong mỏi: “Cao Bằng cũng trở thành một trong những “đao đí rủng lai” (ngôi sao rất sáng).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà lãnh đạo mẫu mực về đạo đức cách mạng, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước, Quân đội. Sự nghiệp, công lao và tấm gương về nhân cách, đạo đức của Đại tướng trở thành một tượng đài bất tử sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam, một vị tướng huyền thoại trong lòng dân tộc và bạn bè quốc tế.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim (Nguyên Bình) năm 1994. .

Để tưởng nhớ công lao của Đại tướng, năm 2013, Khu di tích lịch sử Rừng Trần Hưng Đạo đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Đây là niềm tự hào của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng, là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước với những đóng góp của quân và dân Cao Bằng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Khắc ghi lời dạy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương và sự quan tâm ủng hộ của các tỉnh, thành phố trong cả nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng đã phát huy truyền thống quê hương cội nguồn cách mạng, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết một lòng, quyết tâm, quyết liệt, đổi mới, năng động, sáng tạo trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh.

Giai đoạn 2015 - 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân đạt trên 7%/năm; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 274 nghìn tấn; giá trị công nghiệp năm 2020 đạt 4.680 tỷ đồng; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10,2 tỷ USD; thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2015 - 2020 đạt trên 9.200 tỷ đồng. Tỉnh đã huy động trên 7.500 tỷ đồng xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị.

Các hoạt động xúc tiến, mời gọi đầu tư được đẩy mạnh, thu hút nhiều nhà đầu tư chiến lược đến đăng ký đầu tư với trên 33.000 tỷ đồng. Một số dự án lớn trọng điểm được khởi công xây dựng, đặc biệt Dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) đang triển khai thi công, mở ra cơ hội phát triển trong thời gian tới. Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao được triển khai thực hiện, góp phần giảm nghèo, làm giàu cho nhân dân.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950 huyện Thạch An được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt. Công viên địa chất Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Lượng khách du lịch đạt trên 5 triệu lượt người; công tác bảo đảm an sinh xã hội được thực hiện hiệu quả; tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm giảm 4,12%; quốc phòng - an ninh được củng cố vững chắc.

Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025. Trước những khó khăn do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 và ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang chung sức, đồng lòng, vừa chủ động, tích cực phòng, chống dịch Covid-19, vừa nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, nâng cấp; các hoạt động giáo dục - đào tạo, văn hóa, y tế, an sinh xã hội, giảm nghèo, chính sách dân tộc, xây dựng nông thôn mới được quan tâm; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao; quốc phòng - an ninh được củng cố, tăng cường, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Đặc biệt, tỉnh tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021), tỉnh Cao Bằng đã quyết định chọn tuyến đường to, đẹp nhất thành phố Cao Bằng hiện nay đặt tên là Đường Võ Nguyên Giáp nhằm góp phần tôn vinh và tri ân những cống hiến to lớn của Đại tướng đối với cách mạng Việt Nam và quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng, tiếp tục giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khích lệ, cổ vũ cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, nhất là thế hệ trẻ noi gương Đại tướng tích cực học tập, phấn đấu, cống hiến sức lực, trí tuệ, góp phần xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống hơn 76 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng, ra sức phấn đấu, rèn luyện, học tập, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, quân đội và nhân dân giao phó. Thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự; tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh về mọi mặt.

Từng bước xây dựng quân đội chính quy, tinh thuệ, từng bước hiện đại; có nhiều đổi mới, sáng tạo trong công tác huấn luyện, duy trì nghiêm các chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định, thuận lợi để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Lực lượng vũ trang tỉnh thực sự là lực lượng chính trị trung thành, tin cậy của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh.

Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng mãi mãi biết ơn và khắc ghi hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những cống hiến của Đại tướng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; đồng thời nguyện tiếp tục phát huy truyền thống, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết, quyết tâm, quyết liệt, đổi mới, sáng tạo, khát vọng vươn lên để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, đáp ứng nguyện vọng và sự tin tưởng của nhân dân, xứng đáng với tình cảm to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp dành cho quê hương cội nguồn cách mạng.

Tiếp tục thực hiện tốt phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng, phấn đấu xây dựng quê hương Cao Bằng ngày càng giàu đẹp, xứng đáng là “Ngôi sao cách mạng Việt Bắc”.

 
 
Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng

Cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam, những hoạt động của Đại tướng gắn liền với nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có Cao Bằng, đặc biệt là lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Hình ảnh và những cống hiến của Đại tướng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc luôn sống mãi với non sông, đất nước, sống mãi trong lòng nhân dân cả nước nói chung và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng nói riêng.

Đoàn đại biểu tỉnh tham quan Nhà bia ghi tên 34 đội viên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim (Nguyên Bình), tháng 12/2018.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người chiến sĩ cách mạng kiên trung, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trọn cuộc đời gắn bó với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn sáng ngời phẩm chất cao quý của người chiến sĩ cách mạng kiên trung, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, suốt đời tận tụy hy sinh, một lòng, một dạ phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng cộng sản.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tên khai sinh Võ Giáp, bí danh là Văn, sinh ngày 25/8/1911 ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu lòng yêu nước. Năm 1925, Võ Nguyên Giáp thi vào Trường Quốc học Huế. Từ đây, ông bắt đầu con đường hoạt động cách mạng của mình bằng việc tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh đòi ân xá nhà chí sĩ Phan Bội Châu và truy điệu Phan Chu Trinh.

Năm 1927 tham gia Đảng Tân Việt cách mạng (một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam); năm 1930, bị địch bắt và kết án 2 năm tù. Sau khi ra tù, ông tiếp tục hoạt động tuyên truyền, gây dựng cơ sở cách mạng trong thanh niên, học sinh; năm 1936, hoạt động trong phong trào dân chủ bán hợp pháp của Đảng ở Hà Nội; tham gia phong trào Đông Dương đại hội; được bầu làm Chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc Kỳ.

Tháng 6/1940, Võ Nguyên Giáp được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và được cử sang Trung Quốc gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Cuối năm 1941, sau một năm hoạt động ở nước ngoài, đồng chí về nước và được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về châu Hòa An (Cao Bằng) để mở các lớp huấn luyện Việt Minh.

Sau một thời gian hoạt động, khi phong trào ở các địa phương châu Hòa An phát triển, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chỉ thị cho đồng chí Võ Nguyên Giáp sang châu Nguyên Bình. Sau một thời gian thâm nhập cơ sở, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với đồng bào, rất mực cầu thị, năng học hỏi, Võ Nguyên Giáp đã giao tiếp được bằng ngôn ngữ của các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao; đây là điều kiện thuận lợi cho ông dịch và chuyển thành văn vần những tài liệu phổ thông của Mặt trận Việt Minh.

Đó là tập tài liệu “Việt Minh ngũ tự kinh”, gồm 120 câu bằng tiếng Tày, Nùng, Mông, Dao, vừa dễ hiểu, vừa dễ tiếp thu; sau đó, tài liệu còn được chuyển thể thành những bài hát mang tính quần chúng rất phổ biến. Năm 1942, tại Cao Bằng đã có những châu Việt Minh “hoàn toàn”, thành quả đó có sự đóng góp to lớn của đồng chí Võ Nguyên Giáp.

Cuối năm 1942, theo Chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và quyết định của Liên Tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng, công tác Nam tiến được đặt ra một cách khẩn trương, Võ Nguyên Giáp được Người trực tiếp giao phụ trách Ban xung phong Nam tiến nhằm cấp tốc tổ chức con đường quần chúng từ Cao Bằng qua Ngân Sơn, Chợ Rã (Bắc Kạn) đi về miền xuôi. Chỉ trong một thời gian ngắn, Ban đã tổ chức được 19 đội xung phong tuyên truyền Nam tiến.

Trên đường Nam tiến, đồng chí Võ Nguyên Giáp tranh thủ mở thêm các lớp huấn luyện, vừa bổ sung cán bộ cho Ban, vừa củng cố phong trào tại cơ sở. Cuối tháng 11/1943, Ban xung phong Nam tiến từ Cao Bằng đã kết nối liên lạc được với khu căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai. Sau đó, từ cơ sở cách mạng ở Chợ Chu (Thái Nguyên) đã thiết lập được đường dây liên lạc với Trung ương ở miền xuôi; phong trào cách mạng ở Việt Bắc được gắn liền với phong trào cả nước.

Sau khi hoàn thành sứ mệnh khai thông con đường Nam tiến, Võ Nguyên Giáp trở lại Cao Bằng cùng với các đồng chí Lê Thiết Hùng, Lê Quảng Ba, Bằng Giang, Đặng Văn Cáp, Hoàng Sâm... tiếp tục mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cho địa phương.

Tháng 12/1944, đồng chí được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Chấp hành Chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, với sự chuẩn bị khẩn trương, kỹ lưỡng, chặt chẽ, chu đáo về mọi mặt của đồng chí Võ Nguyên Giáp và Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Cao Bằng, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân gồm 34 chiến sĩ (trong đó có 25 người là con em nhân dân các dân tộc Cao Bằng) do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã được thành lập ngày 22/12/1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, châu Nguyên Bình.

Chỉ hai ngày sau khi thành lập, Đội đã ra quân, giành thắng lợi tại hai trận đánh đồn Phai Khắt (ngày 25/12) và đồn Nà Ngần (ngày 26/12), mở ra truyền thống đánh thắng trận đầu vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Suốt gần 5 năm lăn lộn với phong trào cách mạng ở Cao Bằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hầu như có mặt ở tất cả những điểm nóng tại núi rừng Cao - Bắc - Lạng. Nhiều hoạt động, nhiều sự kiện mà đồng chí Võ Nguyên Giáp thực hiện ở Cao Bằng giai đoạn 1941 - 1945 đã góp phần xây dựng căn cứ địa cách mạng đầu tiên của cả nước. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp và sáng suốt của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã thể hiện rõ khả năng, năng lực toàn diện của mình và thực hiện đúng đắn, sáng tạo, phù hợp ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ít người.

Những năm tháng hoạt động tại Cao Bằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có mối quan hệ tốt đẹp, sâu nặng với bà con nơi đây, được bà con đùm bọc và che chở như người thân trong gia đình. Đại tướng luôn dành cho Đảng bộ, nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang Cao Bằng những tình cảm đặc biệt.

Cuộc đời hoạt động cách mạng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có nhiều công lao, cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam. Tháng 8/1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương cử vào Ban Chấp hành Trung ương và là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, đồng chí được bầu vào Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam; là Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và được bổ sung vào Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 10/1946, đồng chí là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh ủy quyền làm Tổng Chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân tự vệ Việt Nam. Tháng 1/1948, đồng chí được phong quân hàm Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn mang ý nghĩa chiến lược như: Biên giới (1950), Điện Biên Phủ (1954)... Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cương vị Tổng Tư lệnh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã cùng với Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương chỉ đạo cuộc kháng chiến của quân và dân ta trên cả hai miền Nam, Bắc và làm nhiệm vụ quốc tế, chỉ đạo nhiều chiến dịch lớn ở miền Nam Việt Nam, trong đó có Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Ðại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh ra mệnh lệnh tiến công lịch sử cho các cánh quân: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một nhà cầm quân giỏi mà còn là một nhà lý luận quân sự uyên thâm; ông là tác giả của nhiều tác phẩm quân sự nổi tiếng được xuất bản trong và ngoài nước. Ông đã từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khóa II đến khóa VI; Ủy viên Bộ Chính trị từ khóa II đến khóa V; đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII; đảm trách nhiều cương vị như: Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam…

Do có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, uy tín lớn trong và ngoài nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

Từ khi miền Nam giải phóng năm 1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trở lại thăm Cao Bằng 5 lần. Lần nào trở lại thăm Cao Bằng với Đại tướng cũng nhiều kỷ niệm, trong lòng Đại tướng luôn mong mỏi: “Cao Bằng cũng trở thành một trong những “đao đí rủng lai” (ngôi sao rất sáng).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà lãnh đạo mẫu mực về đạo đức cách mạng, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước, Quân đội. Sự nghiệp, công lao và tấm gương về nhân cách, đạo đức của Đại tướng trở thành một tượng đài bất tử sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam, một vị tướng huyền thoại trong lòng dân tộc và bạn bè quốc tế.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim (Nguyên Bình) năm 1994. .

Để tưởng nhớ công lao của Đại tướng, năm 2013, Khu di tích lịch sử Rừng Trần Hưng Đạo đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Đây là niềm tự hào của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng, là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước với những đóng góp của quân và dân Cao Bằng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Khắc ghi lời dạy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương và sự quan tâm ủng hộ của các tỉnh, thành phố trong cả nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng đã phát huy truyền thống quê hương cội nguồn cách mạng, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết một lòng, quyết tâm, quyết liệt, đổi mới, năng động, sáng tạo trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh.

Giai đoạn 2015 - 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân đạt trên 7%/năm; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 274 nghìn tấn; giá trị công nghiệp năm 2020 đạt 4.680 tỷ đồng; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10,2 tỷ USD; thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2015 - 2020 đạt trên 9.200 tỷ đồng. Tỉnh đã huy động trên 7.500 tỷ đồng xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị.

Các hoạt động xúc tiến, mời gọi đầu tư được đẩy mạnh, thu hút nhiều nhà đầu tư chiến lược đến đăng ký đầu tư với trên 33.000 tỷ đồng. Một số dự án lớn trọng điểm được khởi công xây dựng, đặc biệt Dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) đang triển khai thi công, mở ra cơ hội phát triển trong thời gian tới. Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao được triển khai thực hiện, góp phần giảm nghèo, làm giàu cho nhân dân.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950 huyện Thạch An được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt. Công viên địa chất Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Lượng khách du lịch đạt trên 5 triệu lượt người; công tác bảo đảm an sinh xã hội được thực hiện hiệu quả; tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm giảm 4,12%; quốc phòng - an ninh được củng cố vững chắc.

Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025. Trước những khó khăn do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 và ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang chung sức, đồng lòng, vừa chủ động, tích cực phòng, chống dịch Covid-19, vừa nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, nâng cấp; các hoạt động giáo dục - đào tạo, văn hóa, y tế, an sinh xã hội, giảm nghèo, chính sách dân tộc, xây dựng nông thôn mới được quan tâm; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao; quốc phòng - an ninh được củng cố, tăng cường, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Đặc biệt, tỉnh tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021), tỉnh Cao Bằng đã quyết định chọn tuyến đường to, đẹp nhất thành phố Cao Bằng hiện nay đặt tên là Đường Võ Nguyên Giáp nhằm góp phần tôn vinh và tri ân những cống hiến to lớn của Đại tướng đối với cách mạng Việt Nam và quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng, tiếp tục giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khích lệ, cổ vũ cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, nhất là thế hệ trẻ noi gương Đại tướng tích cực học tập, phấn đấu, cống hiến sức lực, trí tuệ, góp phần xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống hơn 76 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng, ra sức phấn đấu, rèn luyện, học tập, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, quân đội và nhân dân giao phó. Thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự; tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh về mọi mặt.

Từng bước xây dựng quân đội chính quy, tinh thuệ, từng bước hiện đại; có nhiều đổi mới, sáng tạo trong công tác huấn luyện, duy trì nghiêm các chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định, thuận lợi để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Lực lượng vũ trang tỉnh thực sự là lực lượng chính trị trung thành, tin cậy của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh.

Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng mãi mãi biết ơn và khắc ghi hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những cống hiến của Đại tướng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; đồng thời nguyện tiếp tục phát huy truyền thống, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết, quyết tâm, quyết liệt, đổi mới, sáng tạo, khát vọng vươn lên để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, đáp ứng nguyện vọng và sự tin tưởng của nhân dân, xứng đáng với tình cảm to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp dành cho quê hương cội nguồn cách mạng.

Tiếp tục thực hiện tốt phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng, phấn đấu xây dựng quê hương Cao Bằng ngày càng giàu đẹp, xứng đáng là “Ngôi sao cách mạng Việt Bắc”.

 
 
Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1