Cao Bằng: Hạ tầng giao thông thiệt hại nặng nề do bão số 3
Lượt xem: 303

Cơn bão số 3 và hoàn lưu bão số 3 với những trận gió cường độ lớn, những trận mưa lưu lượng lớn gây sạt lở, ngập úng, hư hỏng nhiều tuyến đường giao thông dẫn đến nhiều khu vực, địa phương trong tỉnh bị cô lập hoàn toàn.

anh tin bai

Nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh bị sạt lở gây ách tắc nghiêm trọng

Theo thống kê sơ bộ, hệ thống Quốc lộ do tỉnh quản lý đã bị sạt lở taluy dương khoảng 810.000m3/780 vị trí. Trong đó, sạt lở lớn gây tắc đường khoảng 75 vị trí, sạt lở taluy âm, sụt lún nền đường khoảng 3.500md/67 vị trí; Ngập úng 9.000md/18 vị trí;  hư hỏng khoảng 8.500m2 mặt đường và hư hỏng một số hạng mục khác. Kinh phí khắc phục ước tính khoảng 144,375 tỷ đồng.

Trên hệ thống Đường tỉnh bị sạt lở taluy dương khoảng 280.000m3/180 vị trí. Trong đó, sạt lở lớn gây tắc đường khoảng 35 vị trí; sạt lở taluy âm, sụt lún nền đường khoảng 2.200md/27 vị trí; hư hỏng khoảng 2.900m2 mặt đường và hư hỏng một số hạng mục khác. Kinh phí khắc phục ước tính khoảng 62.532 tỷ đồng.

Trước tình hình giao thông trên địa bàn tỉnh bị ách tắc nghiêm trọng, Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo, đôn đốc Ban Quản lý bảo trì đường bộ và các Nhà thầu tích cực huy động nhân lực, máy móc, thiết bị hót dọn đất đá sụt, để đảm bảo thông tuyến, đồng thời lập hàng rào cảnh báo, đảm bảo giao thông; tập trung cưa, chặt, thu dọn cây đổ, di chuyển ra khỏi phạm vi mặt đường, thi công dứt điểm các vị trí đã xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông; kịp thời xử lý các vị trí phát sinh; tổ chức trực bão lũ và chỉ đạo các đơn vị cử nhân công trực gác các vị trị sạt lở lớn có nguy cơ tắc đường và các vị trí ngập úng để hướng dẫn giao thông và đảm bảo giao thông kịp thời.

Hiện tại, Sở Giao thông vận tải đã và đang triển khai công tác khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ. Đồng thời tổ chức kiểm tra hiện trường xác định các vị trí vẫn còn tiếp tục bị hư hỏng cần phải khôi phục ngay lại theo tiêu chuẩn, quy chuẩn của công trình trước khi bị hư hỏng để báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền để thực hiện Dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai. Tổ chức lập hồ sơ phương án xử lý thiệt hại các vị trí cần thiết để có cơ sở trình cơ quan có thẩm quyền ban hành Tình huống khẩn cấp, Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp.

KT

Cao Bằng: Hạ tầng giao thông thiệt hại nặng nề do bão số 3

Cơn bão số 3 và hoàn lưu bão số 3 với những trận gió cường độ lớn, những trận mưa lưu lượng lớn gây sạt lở, ngập úng, hư hỏng nhiều tuyến đường giao thông dẫn đến nhiều khu vực, địa phương trong tỉnh bị cô lập hoàn toàn.

anh tin bai

Nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh bị sạt lở gây ách tắc nghiêm trọng

Theo thống kê sơ bộ, hệ thống Quốc lộ do tỉnh quản lý đã bị sạt lở taluy dương khoảng 810.000m3/780 vị trí. Trong đó, sạt lở lớn gây tắc đường khoảng 75 vị trí, sạt lở taluy âm, sụt lún nền đường khoảng 3.500md/67 vị trí; Ngập úng 9.000md/18 vị trí;  hư hỏng khoảng 8.500m2 mặt đường và hư hỏng một số hạng mục khác. Kinh phí khắc phục ước tính khoảng 144,375 tỷ đồng.

Trên hệ thống Đường tỉnh bị sạt lở taluy dương khoảng 280.000m3/180 vị trí. Trong đó, sạt lở lớn gây tắc đường khoảng 35 vị trí; sạt lở taluy âm, sụt lún nền đường khoảng 2.200md/27 vị trí; hư hỏng khoảng 2.900m2 mặt đường và hư hỏng một số hạng mục khác. Kinh phí khắc phục ước tính khoảng 62.532 tỷ đồng.

Trước tình hình giao thông trên địa bàn tỉnh bị ách tắc nghiêm trọng, Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo, đôn đốc Ban Quản lý bảo trì đường bộ và các Nhà thầu tích cực huy động nhân lực, máy móc, thiết bị hót dọn đất đá sụt, để đảm bảo thông tuyến, đồng thời lập hàng rào cảnh báo, đảm bảo giao thông; tập trung cưa, chặt, thu dọn cây đổ, di chuyển ra khỏi phạm vi mặt đường, thi công dứt điểm các vị trí đã xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông; kịp thời xử lý các vị trí phát sinh; tổ chức trực bão lũ và chỉ đạo các đơn vị cử nhân công trực gác các vị trị sạt lở lớn có nguy cơ tắc đường và các vị trí ngập úng để hướng dẫn giao thông và đảm bảo giao thông kịp thời.

Hiện tại, Sở Giao thông vận tải đã và đang triển khai công tác khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ. Đồng thời tổ chức kiểm tra hiện trường xác định các vị trí vẫn còn tiếp tục bị hư hỏng cần phải khôi phục ngay lại theo tiêu chuẩn, quy chuẩn của công trình trước khi bị hư hỏng để báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền để thực hiện Dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai. Tổ chức lập hồ sơ phương án xử lý thiệt hại các vị trí cần thiết để có cơ sở trình cơ quan có thẩm quyền ban hành Tình huống khẩn cấp, Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp.

KT





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1