Hội thảo chuyên đề giải pháp bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống phong tục tập quán tốt đẹp trong quy ước, hương ước các dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng
Lượt xem: 1039

Sáng ngày 22/3, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo chuyên đề giải pháp bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống phong tục tập quán tốt đẹp trong quy ước, hương ước các dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng.

Tham dự Hội thảo có đồng chí Bế Lan Phương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Công Văn Hưu, Phó Ban Dân vận Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, Sở Nội vụ, Ban dân tộc, Công an tỉnh; đại diện phòng văn hóa các huyện, thành phố; người có uy tín các huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Hòa An và Trùng Khánh.

anh tin bai

Quang cảnh Hội thảo

Cao Bằng là vùng đất cổ nổi tiếng với bề dày lịch sử và giàu truyền thống cách mạng, có nhiều dân tộc an hem sinh sống, với hơn 95% là người dân tộc thiểu số.

Trong những năm qua tỉnh Cao Bằng đã luôn quan tâm chú trọng triển khai các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc một cách có hiệu quả. Việc triển khai xây dựng hương ước, quy ước đã góp phần không nhỏ trong việc triển khai các quy định của nhà nước cũng như tạo ra một hành lang pháp lý đến từng làng, bản, xóm, tổ dân phố và dần trở thành một thước đo chuẩn mực tạo ra tính tự giác, tự quản trong cộng đồng dân cư. Chỉ tiêu các danh hiệu văn hóa được tăng lên hằng năm; công tác chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện hương ước, quy ước đã đạt được nhiều kết quả trong việc xây dựng gia đình văn hóa, xóm, tổ dân phố văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Năm 2020, tỉnh Cao Bằng thực hiện việc sáp nhập đơn vị xóm, tổ dân phố, tổng số có 2.487 tổ xóm, sau sáp nhập còn 1.462 tổ xóm, giảm 1.025 tổ xóm. Sau khi sáp nhập, ngành văn hóa thể thao và du lịch đã kịp thời chỉ đạo, triển khai thực hiện việc kiểm tra rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng Quy ước xóm, tổ dân phổ sau khi sáp nhập. Đến nay, toàn tỉnh có 1.462/1.462 quy ước xóm, tổ dân phố đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đạt 100%.

Nội dung các hương ước, quy ước luôn bám sát đời sống và tình hình thực tế của từng địa phương nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng, xây dựng nếp sống văn minh, phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp của cộng đồng dân cư trong việc cưới, việc tang, tổ chức lễ hội. Nhiều bản hương ước, quy ước đã thể hiện được tính thần đoàn kết của cộng đồng dân cư; khôi phục, phát huy được những phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của thôn, làng, dòng họ; bài trừ nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, góp phần quan trọng trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ trong cộng đồng dân cư.

anh tin bai

Đại diện người uy tín xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm phát biểu

Tại Hội thảo các đại biểu đã tham luận: đánh giá giá trị, thực trạng và đề xuất các giải pháp, định hướng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp trong quy ước, hương ước các dân tộc thiểu số. Thực trạng biến đổi của văn hóa truyền thống tác động đến quy ước, hương ước dân tộc thiểu số. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; giữ gìn phát huy truyền thống tập quán tốt đẹp ở cơ sở; bài trừ các hủ tục lạc hậu; hình thành giá trị chuẩn mực xã hội phù hợp với truyền thống, bản sắc của địa phương, dân tộc; phát huy và mở rộng dân chủ ở cơ sở, đưa hương ước, quy ước thực sự đi vào đời sống của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Đánh giá thực trạng biến đổi trong Nghi lễ tang ma truyền thống của dân tộc Mông trong quá trình hội nhập hiện nay; những khó khan vướng mắc trong đời sống sinh hoạt, nhất là trong việc cưới, việc tang theo hướng văn minh, tiết kiệm và loại bỏ các hủ tục lạc hậu, tốn kém trong đồng bào dân tộc thiểu số; định hướng bảo tồn việc tổ chức đám tang trong vùng đồng bào dân tộc Mông tỉnh Cao Bằng.

          Hội thảo là cơ sở cho bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp trong quy ước, hương ước các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, góp phần quan trọng vào việc xây dựng đạo đức, lối sống trong bối cảnh hiện nay tạo ra một cộng đồng dân cư bền vững và phát triển.

Kim Cúc





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1